LƯỢC SỬ TRUNG TÂM MỤC VỤ
ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE, SÀI GÒN
Đức Thánh Cha Alexandre VII phái ba Giám mục đầu tiên thuộc
Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris sang Á châu mở đầu công cuộc truyền giáo dưới sự
chỉ đạo của Thánh Bộ Truyền Giáo, ngài đã giao cho các vị Huấn Dụ năm 1659, có
thể tóm tắt về ba điểm sau:
1- Thiết lập hàng giáo sĩ người bản xứ đông đảo, được huấn
luyện cẩn thận nhất theo khả năng và hoàn cảnh cho phép.
2- Hòa mình vào các phong tục tập quán của đất nước bản
địa, tránh dính líu đến những vụ việc chính trị.
3- Không quyết định bất cứ điều gì quan trọng trước khi
tham vấn ý kiến của Tòa Thánh.
Trong tinh thần vâng phục, hy sinh, các vị Thừa sai nêu cao
gương tuân giữ Lời Chúa dạy trong Thánh Kinh dù phải hiến cả mạng sống các ngài
cũng không tiếc, như lời Thánh Phaolô Tín hữu. Lương dân và quan quân đương
thời ngỡ ngàng, ngạc nhiên và cảm động trước lòng nhân ái, sự nhiệt huyết của
những con người xa lạ, từ đâu không biết, không là đồng bào, không cùng dòng
máu chủng tộc. Những con người học vị cao chưa từng có ở xứ An
NHÀ CHUNG JUTHIA
Năm 1665, Đức cha Lambert De Lamotte đã lập được một Trường
Chung tại Juthia, thủ đô Thái Lan thời đó, có thể thu nhận 100 chủng sinh thuộc
các nước trong miền Đông Á. Tháng 5-1676: Trong chuyến công tác mục vụ tại Đàng
Trong vì không quen khí hậu miền nhiệt đới Đức cha bị bệnh và mệt mỏi, về tới
Thái Lan sức khỏe ngài yếu dần, ngày 15-4-1679 ngài an nghỉ trong Chúa.
Sau khi Đức cha Lambert qua đời, sự nghiệp Chủng viện chung
cho miền Đông Á tại Juthia vẫn đứng vững tròn một thế kỷ. Cho đến năm 1765,
quân Miến xâm lấn Thái Lan, Nhà chung Juthia phải đành tàn lụi trong khói lửa
chiến tranh. Nhà trường chung phải dời về Chantabun thuộc Cao Miên.
Đức cha LEFÈBVRE
Năm 1765 Đức cha Piguel (1764-1774) chuyển Nhà chung từ xứ
Cao Miên về Hòn Đất, cách thị xã Hà Tiên khoảng một giờ thuyền. Đức cha Piguel
đặt cha Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc) làm Bề trên.
Mười lăm năm sau, Chúa Nguyễn Ánh chiếm lại được Biên Hòa,
Đức cha Bá Đa Lộc liền di chuyển Trường chung về Tân Triều, cứ điểm chiến lược
của Nguyễn Ánh. Tháng 3-1783, Nguyễn Huệ chiếm lại Sài Gòn, Trường chung phải
giải tán.
Qua đến thời Đức cha Labartette, giáo phận Trung và Nam
Việt có 60.000 giáo dân nhưng chỉ có 15 linh mục Việt Nam, năm linh mục thừa
sai. Cuối thời Gia Long, vì nhu cầu cấp thiết, Đức cha Labartette liều lập một
cơ sở Chủng viện tại Lái Thiêu.
Ngày 06- 01-1833, vua Minh Mạng ra sắc chỉ cấm đạo triệt để
toàn quốc, Trường chung Lái Thiêu lúc đó có 28 chủng sinh phải tan đàn xẻ nghé.
ĐẠI CHỦNG VIỆN SÀI GÒN HÌNH THÀNH
Đức cha Dominique Lefèbvre, Giám mục tiên khởi Địa phận Sài
Gòn, quê ở Bayeux, Pháp quốc, sau khi chịu chức phó tế, ngài gia nhập hội Thừa
Sai Paris.
Trước tình hình khó khăn máu lửa như thế, năm 1850, ngài
vẫn cố lập một Chủng viện tạm tại Thị Nghè, nay là nhà dưỡng lão Thị Nghè. Năm
1855, vua Tự Đức hạ lệnh cấm đạo toàn quốc, Chủng viện một lần nữa phải giải
tán.
Nhà nguyện Đại Chủng viện
Mãi đến năm 1859, Pháp chiếm đóng Lục tỉnh ngài mới có thể
về lại Sài Gòn tiếp tục công tác mục vụ và đào tạo linh mục tương lai.
Qua năm 1863, Đức cha Lefèbvre vui mừng, cảm động rơi nước
mắt đặt viên đá đầu tiên cho Đại chủng viện Sàigòn.
Năm 1866, Đức cha Miche long trọng làm lễ khánh thành và
cho khai giảng chính thức. Theo di chúc của vị tiền nhiệm đã đặt viên đá đầu
tiên, ngài đặt cho tên cho cơ sở này: Chủng viện Thánh Giuse.
Năm 1867, chưa đầy một năm sau ngày khánh thành Chủng viện,
cha Wibaux lại khởi công kiến trúc nhà nguyện cho chủng viện. Năm 1871 Đức cha
Miche làm phép nhà nguyện.
THỜI ĐỆ NHỊ THẾ CHIẾN
Khi Nhật hoàng xua quân đến đất Việt, chủng viện cũng đã
nếm mùi bom đạn vì xung quanh là các khu quân sự đầu não: Hải quân, Ba son,
doanh trại bộ binh… Nhiều quả bom vô tình đã đi lạc vào bệnh thất và khu lưu
trú của các xơ trong Chủng viện.
Để tránh thương vong về người, cha Bề trên quyết định cho
Đại chủng sinh và hai lớp nhỏ nhất Tiểu Chủng viện đến tạm trú tại Lái Thiêu.
Các Tiểu chủng sinh còn lại đành tản cư về Cái Nhum, thuộc Giáo phận Vĩnh Long
ngày nay.
Sẵn nhà cao cửa rộng bỏ trống, quân đội Phù Tang vào chiếm
đóng một thời gian. Sau đó quân đôi Pháp trở lại xung công làm nơi tiếp đón các
nạn nhân chiến cuộc.
Đến giữa năm 1946, các thầy Đại chủng sinh và cả các chú
trường nhỏ tề tựu về Sàigòn. Đó là thời kỳ Đức cha Cassaigne (1941-1955). Nhưng
sau thời kỳ khốn khó ấy, giáo phận Sàigòn và Chủng viện lại phát triển tốt lành
hơn. Sau cơn mưa, trời lại sáng.
THỜI KỲ THỐNG NHẤT VÀ PHÁT TRIỂN
Năm 1952, Đức cha Cassaigne chỉ định cha Lesouef, một vị
Thừa sai uyên bác, làm Giám đốc Đại Chủng viện thay cho cha Delagnes đã lớn
tuổi. Có thể nói được: Đại Chủng viện Sàigòn, từ ngày thành lập, chưa lúc nào
phát triển như lúc này.
Cuộc họp Hội đồng, gồm các Giám mục miền
1/ Sau niên khóa 1959-1960, các Tiểu Chủng viện
di cư ngưng thu nhận chủng sinh mới.
2/ Các Tiểu Chủng viện trực thuộc Bản quyền địa
phương (Giáo phận Sàigòn).
3/ Thiết lập hai Đại Chủng viện Miền.
+ Đại Chủng viện Quy Nhơn: tiếp nhận các ơn gọi thuộc các
Địa phận Quy Nhơn, Huế, Kon Tum, Nha Trang, do các cha dòng Xuân Bích hướng
dẫn.
Khu Thần Học Đại Chủng viện
+ Đại Chủng viện Sàigòn: tiếp nhận các ơn gọi thuộc các
Giáo phận Sàigòn, Vĩnh Long, Cần Thơ (thời ấy chưa lập Giáo phận Đà Lạt, Phú
Cường, Xuân Lộc, Mỹ Tho, Long Xuyên, Bà Rịa), các cha Thừa Sai Paris vẫn phụ
trách hướng dẫn.
Ngày 17-06-1960, trong cuộc họp tại Trung tâm Công giáo,
Đức cha Lê Hữu Từ và Đức cha Nguyễn Văn Bình đặt tên cho Đại Chủng viện mới là
Lê Bảo Tịnh, cơ sở đặt tại đường Hoàng Hoa Thám, Gia Định, thuộc giáo xứ Vô
Nhiễm hiện nay và giao cho cha Giuse Trần Văn Thiên làm Giám đốc. Từ đó Chủng
viện Sài Gòn có thêm thánh bổn mạng thứ hai là Lê Bảo Tịnh.
Tông huấn Venerabilium Nostrorum, ngày 24-11-1960, thành
lập Hàng Giáo Phẩm Việt
Tháng 07-1961, trước ngày khai giảng năm học mới, các giáo
sư Thừa sai đã vui lòng trao Chủng viện Sài Gòn cho hàng giáo sĩ Việt Nam quản
lý. Đức cha Phaolo chỉ định cha Giuse Trần Văn Thiên, linh mục Việt
Tháng 05-1962, Đức TGM Phaolô đặt viên đá đầu tiên xây dựng
thêm những tòa nhà mới để giải quyết nhu cầu sáp nhập các Chủng viện miền Bắc.
Ngày 19-03-1963, Đức Khâm sứ Salvatore Asta đã khánh thành
dãy nhà Triết học, dọc theo đường Tôn Đức Thắng hiện nay.
Ngày 07-08-1963, hoàn tất xây dựng mới khu nhà Thần học năm
3 & 4 bên cạnh nhà nguyện Đại Chủng viện.
THỜI KỲ ĐẶC BIỆT
Từ năm 1975, số đại chủng sinh giảm hẳn, nhưng Đại Chủng
viện vẫn cố gắng sinh hoạt bình thường giữa bao khó khăn tư bề. Năm 1977, Tiểu
Chủng viện đóng cửa, trao cho Bộ Tài Chánh quản lý. Đại chủng viện vẫn tự lực
âm thầm hoạt động cho đến năm 1982 vì hoàn cảnh bắt buộc đành phải ngưng hoạt
động.
Năm 1987, năm năm sau, Đại Chủng viện Sài Gòn được phép
hoạt động trở lại để tiếp nhận đào tạo chủng sinh thuộc sáu Giáo phận: Sài Gòn,
Mỹ Tho, Đà Lạt, Phan thiết, Phú Cường và Xuân Lộc.
(Trích Kỷ yếu ĐCV thánh Giuse, TGP TpHCM khóa VII
(2001-2007).
Ngày 02-04-1998, Đức Tân Tổng Giám mục Gioan Baotixita, từ
Giáo phận Mỹ Tho, đã chính thức gánh vác Tổng Giáo phận. Ít lâu sau, ngài đã
giao nhà Truyền thống cho Đức cha Phụ tá Giuse Nguyễn Duy Thống (2001-2009).
Đầu năm 2005, cha Ernest Nguyễn Văn Hưởng nhận chức Giám
đốc, cha Gioakim Trần Văn Hương Phó Giám đốc cho đến ngày nay. Tháng 09-2005
bệnh xá Đại chủng viện được tháo dở. Ngày 29-11-2005, nhà nguyện lâu nay của
Đại chủng viện trở thành nhà ăn cho quý Thầy Đại chủng sinh.
Nhà nguyện của Tiểu Chủng viện Sài Gòn do cha Bề Trên
Wibaux xây dựng từ năm 1867-1871, tạm đóng cửa từ năm 1977. Ngày 24-12-2005,
Đức cha Phụ tá Giuse đã làm phép bàn thờ và nhà nguyện để trở thành nhà nguyện
chính thức của Đại Chủng viện Sài Gòn.
Từ ngày 23-03-2006, cha Bề trên Ernest cho khởi công san
bằng dãy nhà ngói dài cạnh nhà nguyện để làm quảng trường Các Thánh Tử Đạo Việt
Tượng đài Thánh Giuse trước khu Triết Học
Ngày 28-06-2006, Đức cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh đã đặt
viên đá đầu tiên, khởi công xây dựng ĐCV Thánh Giuse chi nhánh Xuân Lộc.
Đầu năm học mới, ngày 15-10-2006, chi nhánh II này đã bắt
đầu hoạt động để tiếp đón tân chủng sinh.
Cơ sở 1: tọa lạc tại số 06, Tôn Đức Thắng, P.
Bến Nghé, Quận I, TpHCM.
Cơ sở 2: tọa lạc Y70, Hùng Vương, thị xã Long
Khánh, tỉnh Đồng Nai.
Danh sách các Giám đốc Đại Chủng viện Sài Gòn
từ năm 1859:
- 1859-1877: cha Wibaux
- 1877-1897: cha Thiriet
- 1897-1913: cha Dumas
- 1913-1916: cha Delignon
- 1916-1927: cha Ernest
- 1927-1930: cha Delignon
- 1930-1952: cha Delagnes
- 1952-1961: cha Lesouef
- 1961-1966: cha Giuse Phạm Văn Thiên (sau là
giám mục Phú Cường)
- 1966-1968: cha Phêrô Nguyễn Văn Mầu (sau là
giám mục Vĩnh Long)
- 1968-1975: cha Phaolô Huỳnh Văn Tiên
- 1975-1992: cha PhêrôTrần Thái Hiệp
- 1992-2005: cha Phêrô Lê Tấn Thành
- 2005 đến nay : cha Ernest Nguyễn Văn Hưởng
Giám Đốc Đại Chủng Viện Thánh Giuse Cơ Sở II
- 2006-2009: Đức cha Giuse Nguyễn Năng.
- 2009 đến nay: Đức Cha Tôma Vũ Đình Hiệu.
(Trích Kỷ yếu ĐCV thánh Giuse, TGP TpHCM khóa IV (1993-1997).
LỜI KẾT
Mỗi Giáo phận Công giáo, trong mọi thời đại, thường hiện
hữu một Đại Chủng viện: trụ sở tư tưởng chính thống của Giáo Hội Địa phương.
Trong hoàn cảnh thuận lợi thì cơ sở này hiện diện công khai, phong chức linh
mục công khai. Giữa hoàn cảnh cấm cách thì cơ sở này vẫn hiện diện sống và sống
dồi dào bằng nhiều cách khác như chúng ta đã thấy trong quá khứ, cho dù phải đổ
máu, hy sinh cả mạng sống của hàng hàng lớp lớp con người. Lớp người trước nằm
xuống, lớp kế thừa vẫn anh dũng tiến lên bảo vệ trong máu lửa, sẵn sàng nằm
xuống cho thế hệ mai sau sống và sống dồi dào (x. Ga 10, 10).
Có thể kết luận Đại Chủng viện Thánh Giuse, Sài Gòn đã
Khởi sự trong máu đào
Hình thành trong nước mắt
Gặt hái trong hân hoan.
Suốt hơn 350 năm qua, cơ sở đào tạo linh mục của Giáo phận
Sài Gòn, dù có hiện hữu hay không hiện hữu trước mắt xã hội, cũng vẫn sản sinh
ra biết bao vị linh mục thánh đức sống theo khuôn mẫu Linh Mục đời đời là chính
Đức Ki-tô. “Tôi ban cho chúng sự sống đời đời; không bao giờ chúng phải diệt
vong và không ai cướp được chúng khỏi tay Tôi” (x. Ga 10, 26-30). Giữa môi
trường càng khắc nghiệt thì xã hội loài người càng chứng kiến nhiều linh mục
thánh đức đến không ngờ. Lửa thử vàng, gian nan thử đức. Chúa Giê-su, Đấng Phục
sinh, đã công bố vang dội:
“Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: Anh là Phê-rô, nghĩa là
tảng đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội thánh củaThầy, và quyền lực tử thần
sẽ không thắng nổi” (Mt 16, 18).
Khánh nhật Truyền giáo Năm Thánh 2010.