Việt Nam : Đức Cha Phạm Minh Mẫn được tấn phong Hồng Y, Chính Quyền VN phản đối.

Đài phát thanh Vaticanô nhấn mạnh sự kiện.

 

VATICANÔ, Thứ Tư 01 tháng 10 năm 2003 – Đài truyền thanh Vaticanô, hôm nay đã nhấn mạnh : « Chính Quyền Việt Nam đã diễn tả sự bất bình về chuyện ĐGH GP II chọn Đức Cha Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám Mục Giáo Tỉnh Sài Gòn lên chức Hồng Y  ». Tin này đã được loan truyền bởi cơ quan báo chí « Những Giáo Hội Á Châu » « Eglises d’Asie » (www.eglasie.mepasie.org) , cơ quan của Hội Thừa Sai Ba-Lê. Cơ quan đã viết một bài phân tích tỉ mỉ trong bản tin ngày 01 tháng 10. Dưới đây là bài phân tích đó :

 

Sự bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục thành phố Hồ Chí Minh lên chức Hồng Y làm cho chính quyền bực mình.

 

Mặc dù sự mất điện hoàn toàn của nước Ý trong một thời gian làm kiệt quệ những hệ thống điện toán của Tòa Thánh, người ta cũng nhận được tin ngày 28 tháng 9 vừa qua là Đức Tổng Giám Mục thành phố Hồ Chí Minh, Đức Cha Gioan Bao-ti-xi-ta Phạm Minh Mẫn, có tên trong danh sách của 30 trên 31 vị Tân Hồng Y mà ĐGH chọn và sẽ được tấn phong lên phẩm trật này vào ngày Hội Nghị Hồng Y Đoàn 21 tháng 10 tới. Đây cũng là lần đầu tiên mà một Hiệu Tòa của Tòa Tổng Giám Mục Sài Gòn được nhận chức này, đồng thời sự kiện này chứng nhận sức sống ki tô giáo ở nam phần của Giáo Hội Việt Nam (1). Tuy nhiên, sự phong chức này đã bị phản đối ngay lập tức bởi những chức quyền cao cấp việt nam. Ngày hôm sau, một bức điện của hãng thông tấn xã Reuters (2) cho biết là « Hà Nội phủ nhận sự phong chức của Đức Tân Hồng Y thành phố Hồ Chí Minh ». Tính cách đơn phương của sự quyết định này đã là lý do viện cho sự phủ nhận được loan báo bởi một viên chức phụ trách cơ quan chính quyền về những vấn đề tôn giáo. Một xuớng ngôn viên của cơ quan thuộc vấn đề tôn giáo đã xác nhận : « Chính Quyền Hà Nội đã không được hội ý trước về vấn đề này, trong khi một thỏa thuận ký kết giữa Tòa Thánh và Việt Nam dự kiến một sự bàn hỏi tiên quyết cho tất cả sự phong chức của mỗi thành viên trong phẩm trật công giáo tại Việt Nam. Sự xác định này đã bị phủ nhận bởi một vị hữu trách tại Rô-ma cho biết rằng thỏa thuận tiên quyết chỉ liên quan đến những lần phong chức Giám Mục mà thôi.

 

Vào dịp tấn phong trước đó Đức Cha Phạm Đình Tụng , Tổng Giám Mục Hà Nội, lên chức Hồng Y, vào tháng 10 năm 1994, chính quyền việt nam cũng đã biểu lộ thái độ bất bình với cũng lý do đó và cũng viện cớ vào thỏa thuận đó. Bản văn của những thỏa thuận này không được tuyên bố nhưng hiển nhiên đã được giải thích cách khác nhau bởi hai bên. Theo giới chức cầm quyền việt nam, những thỏa thuận này hình như đã được kết thúc sau nhiều lần đàm phán giữa Việt Nam và Tòa Thánh, qua chuyến thăm của Đức Cha Celli tại Hà Nội đầu tháng 3 năm 1994. Những thông báo, được ấn hành bởi Hà Nội sau chuyến gặp gỡ nói trên, đã luôn luôn xác nhận rằng : « hai phái đoàn đã thỏa thuận là Tòa Thánh sẽ báo tin cho chính quyền việt nam về tất cả những vấn đề liên quan đến giáo hội công giáo việt nam và Tòa Thánh chỉ quyết định sau khi được sự đồng ý của chính quyền việt nam ».

 

Trong một cuộc phỏng vấn ở đài phát thanh Vaticanô ngày mùng 8 tháng 4 năm 1994, Đức Cha Celli đã trình bày một lối giải thích khác về những thương lượng này. Ngài đã xác định rằng : « với một hình thức miễn cưỡng, Tòa Thánh đệ trình tên của vị được chọn lên chính quyền việt nam trước khi đệ trình sự bổ nhiệm lên Đức Thánh Cha ». Nên biết rằng những chỉ thị linh tinh của Chính quyền trong phạm vi tôn giáo, kể cả nghị định tôn giáo đang được chuẩn bị, dự kiến rằng : « đối với chức phẩm « Hòa Thượng » bên Phật Giáo, Hồng Y, Tổng Giám Mục hay Giám Mục bên Công Giáo và đối với những phẩm trật tương đương bên những tôn giáo khác, phải được sự chấp thuận của Hội Đồng Bộ Trưởng » (điều khoản 19 của sắc lệnh 69 HDBT).

 

Dù những phản ứng của chính quyền có thế nào đi nữa, Cộng đoàn công giáo của miền Nam Việt Nam đều vui mừng hớn hở về sự được nâng lên hàng phẩm trật Hồng Y của người con của xứ sở, sinh năm 1934 ở miền cực nam của Nam-Phần cũ, tại mũi Cà Mâu, trong xứ đạo Hòa Thanh. Sau những năm trung học ở Cù Lao Giêng và ở Phnom Penh, năm 1954 Ngài nhập Đại Chủng Viện Sài Gòn và đã hoàn tất những năm đào tạo linh mục vào năm 1965, năm mà Ngài nhận chức thánh ở giáo phận Cần Thơ. Sau một thời gian ngắn làm giáo sư tiểu chủng viện Cái Rang trong giáo phận, Ngài đã được gửi sang Hoa Kỳ để tu bổ tại đại học Loyola. Ngài trỏ về với bằng tiến sĩ Giáo Khoa. Năm 1989, khi Đại chủng viện Cần Thơ, trở thành Đại chủng viện liên-giáo-phận, mở cửa lại, Ngài là vị Giám Đốc đầu tiên. Chính ở chức vị này, Ngài đã được phong chức Giám-Mục-Phó Giáo Phận Cần Thơ, ngày 15 tháng 3 năm 1993.

 

Chừng 5 năm sau, Ngài được bổ nhiệm lên hàng đầu của Tổng Giáo Phận Sài Gòn. Sự bổ nhiệm được loan báo ngày mùng 9 tháng 3 năm 1998 bởi phòng báo chí của Vaticanô, đã là một biến cố cho Giáo Hội Việt Nam. Thực vậy, sự bổ nhiệm này chấm dứt một thời gian dài cho sự trống vắng của tòa Tổng Giám Mục Sài Gòn, kèm theo tình trạng căng thẳng dữ dội giữa Tòa Thánh và Chính Quyền Việt Nam. Những căng thẳng này đã khởi đầu vào năm 1975 vào lúc thay đổi chính thể với sự bổ nhiệm, bởi Tòa Thánh Rô-Ma, Đức Cha Nguyễn Văn Thuận, Phó Tổng Giám Mục Sài Gòn, lên chức Hồng Y. Sự bổ nhiệm đã bị phủ nhận bởi chính quyền không những đã đuổi Đức Tổng Giám Mục được bổ nhiệm ra khỏi thành phố mà còn phạt Ngài 13 năm tù, cho Ngài đi cải tạo và bị quản chế tại gia.

 

Sự tranh chấp bắt đầu lại vào tháng 8 năm 1993, khi tin Đức Cha Nguyễn Văn Bình, là Tổng Giám Mục thành phố, bị lâm bệnh trầm trọng, buộc Tòa Thánh phải bổ nhiệm một vị Giám Quản Tông Tòa cho Giáo Phận thành phố. Đó là Đức Cha Huỳnh văn Nghị, Giám Mục địa phận Phan Thiết. Ngài đã không bao giờ được chấp nhận bởi chính quyền việt nam. Ngay từ đầu, chính quyền việt nam đã « tố cáo » qua sự bổ nhiệm này « thủ đoạn » của Vaticanô để áp đặt Đức Cha Nguyễn Văn Thuận tại thành phố Hồ Chí Minh. Sự từ chối của chính quyền đã được bộc lộ với nhiều bạo lực và đôi khi bằng những bất công đối với nhiều cá nhân.

 

Tháng 11 năm 1994, Đức Cha Nguyễn văn Thuận được bổ nhiệm tại Bộ Giáo Hoàng « Công Lý và Hòa Bình » tại Rô-Ma, điều đó mở rộng lại thương lượng cho hai bên. Nhiều vị được tuyển chọn bởi Tòa Thánh đều bị từ chối, kể cả Đức cha Mẫn. Cuối cùng, chính quyền đã cho Rô-Ma biết là họ đã chấp thuận.

 

Những năm vừa qua, Đức Tổng Giám Mục thành phố Hồ Chí Minh đã được nổi bật bằng một sự tự do đặc biệt về ngôn luận trong những lời công bố của Ngài về những tương quan giữa Giáo Hội và Quốc Gia. Trong một bức thư của Ngài gửi ngày 25 tháng 12 năm 2002 đến Uỷ Ban đoàn kết công giáo, Đức Tổng Giám Mục đã diễn tả nhiều hình thức vong bản mà xã hội việt nam đang gánh chịu và chỉ trích cách nặng nề chế độ cai trị xã hội dân sự, một chế độ được Ngài đánh giá « Cơ chế Xin – Cho », một hệ thống hoạt động bởi xin phép và cho phép. Một trong những lá thư khác của Ngài gửi cho Mặt trận yêu nước của thành phố Hồ Chí Minh, trình bày những công tác xã hội đã được thực hiện bởi Giáo Hội và lập lại những chỉ trích căn bản liên quan đến chế độ. Và rất gần đây, vào tháng 7 vừa qua, khi được mời để phát biểu ý kiến về một nghị-định-mới liên-quan đến tôn-giáo, Ngài đã đề nghị cách đơn giản là hủy bỏ văn bản đó để giữ lại nghị định đầu tiên về vấn đề này ; nghị định đã được ký bởi chính tay Hồ Chí Minh vào năm 1955, một văn bản có hình thức mở rộng tự do nhưng chưa bao giờ được áp dụng.

 

(1) Khi Đức Cha Phanxicô Gia-vi-ê Nguyễn văn Thuận, qua đời cách đây một năm, đã nhận chức vụ này, vài năm sau, Ngài đã từ chức Phó-Tổng-Giám-Mục thành phố và trở thành Bộ Trưởng Bộ Giáo Hoàng Công Lý và Hòa Bình.

(2) Theo hãng thông tấn xã Reuters, Hà Nội, ngày 29 tháng 9, lúc 15G59.

 

Thông t ấn Zenit

Trần văn Toàn chuyển ngữ


Về Trang Mục Lục
Trở Về Trang Nhà