Pông-pê-i : ĐGH cầu nguyện cho một thế giới “bị vùi dập bởi những cơn gió bão của chiến tranh”.

Một chuyến hành hương kết thúc Năm Mân Côi.

 

RÔ-MA, thứ Ba ngày 07 tháng 10 năm 2003 (zenit.org) – ĐGH GP II, ngày thứ Ba này, đã lần hạt mân côi để cầu nguyện cho hòa bình trên thế giới, nhân chuyến thăm viếng của Ngài tại Vương Cung Thánh Đường của Đức Nữ Trinh thành Pông-pê-I, về phía nam nước Ý, gần thành phố Naples. Một chuyến hành hương kết thúc Năm Mân Côi.

 

Đến nơi bằng trực-thăng, ĐGH đã được tiếp đón cách nồng nhiệt bởi hơn 30.000 người. Thực thế, những dân cư của thành Pông-pê-I và những khách hành hương đến từ Pháp, từ Ba-Lan, từ Hoa-Kỳ v.v..đã chào đón Ngài bằng những tràng vỗ tay nổ như sấm động.

 

ĐGH đã tuyên bố :  “Sự thăm viếng của Cha ngày hôm nay, một cách nào đó, kết thúc Năm Mân Côi”. Cha cảm tạ Thiên Chúa cho những thành quả gặt hái trong năm này. Một năm đã gây một cơn thức tỉnh quan trọng cho kinh mân côi. Một Kinh vừa đơn giản và sâu xa, đi thẳng vào trung tâm điểm của Đức Tin ki tô giáo và là một tin thời sự quan trọng trước những thử thách của đệ tam thiên niên kỷ cũng như trước sự dấn thân khẩn cấp cho công việc rao giảng Tin Mừng mới.

 

ĐGH tiếp tục : “ ở Pông-pê-I, tin thời sự này được đề cao cách đặc biệt bởi khung cảnh của Thành Phố cổ la-mã bị chôn vùi dưới tro bụi của núi Vê-duy-vơ (Vésuve) năm 79 thuộc công nguyên. Những hoang tàn này vẫn còn tiếng nói. Chúng gợi lên câu nghi vấn căn bản này “định mệnh con người là gì ?”. Chúng là những bằng chứng của một nền văn hóa vĩ đại mà chúng không những cho thấy những câu trả lời dẫn sáng nhưng cả những câu hỏi đáng sợ. Thành phố của Mẹ Maria được dựng lên giữa những nghi vấn này, coi Đức Kitô phục sinh như câu trả lời, như “Tin Mừng Cứu Độ”.

ĐGH đã tuyên bố : “ngày hôm nay, như thời Pông-pê-I xa xưa, chúng ta phải loan báo Đức Kitô cho một xã hội đang lìa xa những giá trị kitô giáo và quên tất cả những gì gợi đến những giá trị đó”.

 

ĐGH tiếp tục : “với thành phố Pông-pê-I cổ xưa như màn phông, sự đề nghị của Kinh Mân Côi mang một giá trị tiêu biểu của một sự vươn lên mới mẻ trong sự loan báo kitô giáo cho thời đại chúng ta. Kinh Mân Côi là gì ? Là một bài tóm tắt của Tin Mừng. Kinh Mân Côi giúp chúng ta trở về không ngừng trên những cảnh chính yếu của đời sống Đức Kitô và giúp chúng ta “hít thở” mầu nhiệm Ngài. Kinh Mân Côi là một con đường ưu việt của chiêm niệm. Chúng ta cũng có thể gọi đó là con đường của Mẹ Maria. Vì ai có thể nói là biết và yêu mến Đức Kitô hơn Mẹ ?”.

 

ĐGH cắt nghĩa : “ Cha muốn rằng cuộc hành hương của Cha có một ý nghĩa cho sự khẩn cầu cho hòa bình. Chúng ta đã suy ngẫm những mầu nhiệm năm sự sáng, như để chiếu rọi ánh sáng Đức Kitô trên những tranh chấp, những căng thẳng và những thảm cảnh trên năm châu. Trong tông thư “Rosarium Virginis Mariae” (Về Đức Trinh Nữ Maria Mân Côi), Cha đã giải thích tại sao kinh Mân Côi, bởi bản chất của kinh này, là một kinh nguyện hướng về hòa bình. Kinh Mân Côi có chiều hướng đó không những trong nội dung của kinh mà sự trung gian của Mẹ Maria luôn hiện diện, mà còn vì lý do là kinh nguyện này làm cho chúng ta hấp thụ được ý nghĩa hòa bình qua mầu nhiệm của Chúa Giê-su, dự trình hòa bình của Mẹ”.

 

ĐGH nói tiếp : “cùng một lúc, nhờ nhịp điệu thanh thản của sự lập đi lập lại Kính Mừng Maria, kinh Mân Côi làm hòa dịu tâm hồn chúng ta và mở tim chúng ta cho ân sủng cứu độ. Chân Phước Bartolo Longo đã có một trực giác tiên tri khi Ngài đã muốn thêm mặt trước cung điện này như một công trình kỷ niệm cho hòa bình, cho thời gian tặng hiến cho Đức Trinh Nữ Mân Côi. Sự tranh đấu cho hòa bình đi vào cách đó ngay trong những lời lẽ của kinh Mân Côi. Đó là một trực giác mà nhờ đó chúng ta có thể hiểu được thời sự, vào buổi ban đầu của đệ tam thiên niên kỷ này, đã bị vùi dập bởi những cơn gió bão của chiến tranh và bị đánh dấu bởi máu đổ trong biết bao nhiêu vùng trên thế giới”.

 

Sau khi đã đọc kinh cầu khẩn Nữ Hoàng Mân Côi của thành Pông-pê-I và trướơc khi ban phép lành Tòa Thánh, ĐGH đã tuyên bố : “Cám ơn, Cám ơn Pông-pê-i. Cám ơn tất cả các khách hành hương đã dành cho cha sự tiếp đón nồng hậu và rất tốt đẹp. Cám ơn các Đức Hồng Y, các Giám Mục hiện diện.  Cám ơn các cơ quan chính quyền của quốc gia, của vùng và của thành phố. Cám ơn cho lòng phấn khởi của những lớp trẻ. Cám ơn tất cả. Xin hãy cầu nguyện cho Cha trong Thánh Điện này, ngày hôm nay và mãi mãi ».

 

Những tù nhân của nhà tù Poggioreale, một trong những nhà tù lớn nhất của Ý Đại Lợi, đã gửi đến ĐGH một sứ điệp nhân dịp cuộc viếng thăm của Ngài ở Pông-pê-i. Họ viết : « Đức Thánh Cha không bao giờ quên cuộc hứa hẹn với những kẻ đang đau khổ » và viết thêm : « Đức Thánh Cha là một gương mẫu cho chúng con, những kẻ đã chọn một con đường xấu ».

 

Trực thăng đã chở ĐGH về tới Vaticanô vào lúc 14g15, một giờ muộn hơn thời gian dự định.

 

Thông tấn Zenit

Trần văn Toàn, chuyển ngữ


Về Trang Mục Lục
Trở Về Trang Nhà