Sự toàn cầu hoá và học thuyết xã hội của Giáo Hội

 

 

Rôma ngày 7/10/2003

 

Nhân dịp tựu trường của Đại Học Giáo Hoàng thánh de Sales tại Rôma, ĐGM Crepaldi, thư ký Bộ Công Lý và Hoà Bình đã khẳng định : « có một tương quan rất mật thiết giữa thách thức hiện đại về sự toàn cầu hoá và học thuyết xã hội của Giáo Hội » 

 

Trước tiên ĐGM Crepaldi đã nhắc nhở rằng Giáo Hội càng ngày càng chú tâm đến hiện tượng hoàn cầu hoá và chính ĐGH Gioan Phaolô II đã đề cập một cách trực tiếp tới vấn đề này khoảng 30 lần.

 

Ngài nghĩ rằng khoa học xã hội một mình không thể đưa ra những giải thích đầy đủ và đáng tin cẩn về hiện tượng toàn cầu hoá. Theo ngài, người ta chỉ có thể biết và hiểu hiện tượng này với một nhãn quan đạo đức và nhân chủng học, giống như nhãn quan trình bầy trong học thuyết xã hội của Giáo Hội.

 

« Học thuyết xã hội của Giáo Hội, bắt nguồn trong sứ mệnh Phúc Âm, có một chiều hướng hiệp nhất tất cả mọi người. Nó liên quan tới con người và tất cả mọi người và không muốn quên bất cứ khía cạnh nào của đời sống con người ». Nhân chủng học kitô giáo là một nhân chủng học của sự trọn vẹn « để phục vụ con người cá nhân được biết và yêu mến trong sự trọn vẹn của ơn gọi làm người ».           

 

Ngài giải thích rằng con người chỉ có thể được hiểu khi đối mặt với sự hiện diện trọn vẹn của Thiên Chúa. Con người chỉ có thể được hiểu như một « tất cả  » khi đối diện với một « tất cả » khác. Học thuyết xã hội của Giáo Hội muốn biết và yêu mến con người trong sự trọn vẹn của ơn gọi làm người : theo nghĩa này, đặc tính phổ quát của sự toàn cầu hoá là một « ơn gọi » của học thuyết xã hội.

 

ĐGM Crepaldi đã mời gọi Đại Học Giáo Hoàng thánh de Sales biết đối mặt, với « sự can đảm tri thức và lòng nhân ái văn hoá, những thách thức của tư tưởng mà sự toàn cầu hoá đã đặt ra cho con người và Giáo Hội ».

 

 

Thông tấn Zenit

Lang Biang dịch

 

 

 


Về Trang Mục Lục
Trở Về Trang Nhà