Phi-luật-tân : « Tình liên đới », liều thuốc giải cho « sự lưỡng phân hay sự rẽ đôi (dichotomie) giữa Đức tin và cuộc sống ».

Nhóm thứ hai của những cuộc viếng thăm « Ad limina » (ngưỡng cửa Giáo Hội *).

 

VATICANÔ, thứ Năm ngày 9 tháng 10 năm 2003 (zenit.org) – « Tình liên đới », một liều thuốc giải cho « lưỡng phân pháp đáng ngại giữa Đức Tin và cuộc sống » : đó là lời kêu gọi của ĐGH đến các Giám Mục phi-luật-tân đang tiếp tục, theo từng vùng, viếng thăm « ngưỡng cửa Giáo Hội ».

 

ĐGH đã tiếp đón, ngày thứ Năm, nhóm thứ hai trong ba nhóm các Giám Mục phi-luật-tân : các vị đại diện cho 5 vùng của quốc gia nhiều tín hữu công giáo nhất trong tất cả Châu Á này.

 

ĐGH bắt đầu buổi yết kiến bằng cách trích từ kinh thánh theo thánh Gioan : « không phải các con chọn ta, nhưng chính ta đã chọn các con ». ĐGH tuyên bố : Chúa Giê-su qua lời nói ấy cắt nghĩa rằng « là môn đệ của Chúa » không phải chuyện đến từ một « quyết định bông lông » nhưng từ một « câu trả lời đứng đắn bằng tình yêu » cho « một lời mời gọi riêng tư ».

 

ĐGH nhấn mạnh rằng « tình yêu liên đới » là một điều kiện cần thiết để là một « môn đệ đích thực ». ĐGH nói tiếp : « và chỉ như thế dân chúng phi-luật-tân mới có thể giải quyết được sự lưỡng phân đáng e ngại giữa Đức Tin và cuộc sống, điều làm bứt rứt biết bao nhiêu xã hội tân thời ».

 

ĐGH cũng mời gọi sống một đời sống thiêng liêng sâu đậm hơn bằng cách trích dẫn bài Huấn Tông sau Thượng Hội Đồng Giám Mục về Giáo Hội bên Á Châu, « Ecclesia in Asia », mà Ngài nhấn mạnh đến « đời sống thiêng liêng nội tâm bẩm sinh và sự khôn ngoan đạo đức của tâm hồn người á châu ». ĐGH nhận xét là Đời sống thiêng liêng này phát hiện bằng « những cảm thức tôn giáo sâu đậm » của dân tộc phi-luật-tân. ĐGH xác quyết : «  nơi đó là một « vùng đất phì nhiêu » để giúp trở thành những « môn đệ đích thực », bằng cách bắt chước « nhiều mẫu gương của di sản phong phú ki tô giáo » nay đã nhập vào trong cuộc sống và văn hóa của dân tộc ».

 

Bên cạnh những phương diệc tích cực này, ĐGH lấy làm tiếc là « một số điều mâu thuẫn vẫn còn tồn tại nơi các tín hữu và trong xã hội Phi cách chung ». Vì thế ĐGH khuyên các đấng mục tử Phi-luật-tân phải chuẩn bị các tín hữu « trở thành các môn đệ đích thực cho thế gian », nghĩa là các vị phải « chắc chắn rằng các giáo dân được hưởng những chương trình giáo huấn thiêng liêng và giáo lý để chuẩn bị cho họ lãnh nhận sứ vụ đó».

 

ĐGH cũng nhấn mạnh vào sự khẩn thiết cho việc đào tạo các linh mục, xa « chủ nghĩa kiếm chác lợi lộc », để xúc tiến « những đức hạnh của chức linh mục : đức bác ái, tinh thần cầu nguyện, lòng khiết tịnh, và sự cử hành nghi thức phụng vụ ». ĐGH nhắc nhớ lại : « đời sống độc thân phải được coi như thành phần của toàn bộ cuộc sống nội tâm và ngoại tâm của linh mục ». ĐGH nói tiếp với các vị mục tử Phi luật tân : « là một môn đệ đích thật đòi hỏi tình yêu, sự cảm thông và một kỷ luật nghiêm khắc để phục vụ công ích. Hãy luôn luôn công bằng và hãy luôn luôn khoan dung độ lượng ».

----------------------------------------

(giải thích của dịch-giả để cho quý độc giả dễ hiểu hơn) * « ngưỡng cửa giáo hội » đến từ thành ngữ La tinh « ad limina apostolorum » (limen, inis ; số nhiều, trung tính ( neutrum) ở trạng accusatif (túc từ) là limina = những ngưỡng cửa, cửa. Apostolorum, sô nhiều ở dạng génitif của apostolus, i, giống đực, có nghĩa là « của các tông đồ ». Thành ngữ vắn gọn là ad limina thường dùng với chữ thăm viếng (visite) hay hành hương (pèlerinage). Theo phong tục giáo hội từ lâu đời, cuộc thăm viếng ad limina là việc các Giám Mục trên toàn thế giới thường mỗi năm phải đến hành hương tại Rô-ma với 2 mục đích chính sau đây :

1. Thăm viếng mộ các thánh tông đồ Phêrô và Phaolô,

2. Bái phục quyền hành của Đấng kế vị thánh Phê-rô tức là Đức Giáo Hoàng đương nhiệm.

Ý nghĩa của ngưỡng cửa còn muốn nói lên vùng bất khả xâm phạm phía bên kia ngưỡng cửa, nghĩa là La Mã, tượng trưng cho Giáo Hội Công Giáo.

 

Thông tấn Zenit

Trần văn Toàn, chuyển ngữ

 

 


Về Trang Mục Lục
Trở Về Trang Nhà