Một Quyền Uy thế giới để làm phát triển công-ích của gia đình nhân loại.

Thời sự của Thông Điệp « Hòa Bình dưới thế » (Pacem in Terris), 40 năm sau : khóa họp của Hội Đồng Liên Hiệp Quốc.

 

VATICANÔ, thứ Sáu mùng 10 tháng 10 năm 2003 (zenit.org) - Đức Cha Renato Martino bênh vực cho sự cần thiết của một cơ quan quyền uy thế giới để làm phát triển công ích của gia đình nhân loại.

 

Thời sự của Thông Điệp « Pacem in Terris », 40 năm sau, đẵ trở thành đề tài của khóa họp được tổ chức tại trụ sở của Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, ở Nữu Ước, do Phái Đoàn Tòa Thánh tại LHQ, Bộ Giáo Hoàng Công Lý và Hòa Bình và Tổ Chức « Path to Peace » (con đường dẫn tới Hòa Bình).

 

« Ước gì được thể hiện trong những ngày gần đây, giây phút mà Hội Đồng này sẽ bảo đảm những quyền lợi xuất phát cách trực tiếp từ phẩm cách tự nhiên của chúng ta, và, với lý do này, chúng là những quyền lợi phổ thông, bất khả xâm phạm và bất khả ly thân » : lời cầu ước này của Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII trong Thông Điệp « Pacem In Terris » của Ngài (số 145) đã được trích dẫn ngày 8 tháng 10 năm 2003 bởi ông Tổng Thư Ký Hội Đồng LHQ, ông Kofi Annan, trong nghi thức mừng sinh nhật 40 năm ngày công bố Thông Điệp Giáo Hoàng ở Tòa Nhà Kính, dưới sự hiện diện của Đức Hồng Y Tổng Giám Mục thành phố Nữu Ước, Edward Egan.

 

Ông Kofi Annan đã bầy tỏ nỗi bận tâm của ông trước khủng hoảng hiện nay của sự thỏa thuận thế giới về những quy luật căn bản cho những giao thiệp quốc tế. Và chính vì thế, Ông muốn nói là Thông Điệp Pacem in Terris đưa ra một thách thức cho Hội Đồng LHQ : thách đố để thích nghi những cơ cấu, những phương pháp và những hoạt động của LHQ cho sự rộng lớn và sự cao quý của vai trò của LHQ.

 

Thư Ký Tòa Thánh về Ngoại Giao với các quốc gia, Đức Cha Jean-Louis Tauran đã tiện dịp gửi một sứ điệp mà Quan Sát Viên Thường Trực của Tòa Thánh tại LHQ, Đức Cha Celestino Migliore, đã đọc. Đức Cha Tauran nhấn mạnh trong sứ điệp đến sự nhiệt huyết của ĐGH Gioan XXIII trong việc bảo vệ hòa bình, một sự bảo vệ dựa trên một lối nhìn tự nhiên của việc tạo dựng. Đức Cha đã đề cao rằng Thông Điệp bảo vệ Nhân Quyền ngoài ý nghĩa của đức tin hay của những xác quyết. Một lối nhìn mà thời đó đã thành một thách đố ngay giữa chiến tranh lạnh.

 

Đối với Đức Cha Tauran, Thông Điệp trình bày 3 khái niệm chính :

 

Ngày sinh nhật của Thông Điệp được kết thúc bởi Đức Hồng Y Bộ Trưởng Bộ Giáo Hoàng Công Lý và Hòa Bình Renato Raffaele Martino đã nhấn mạnh sự liên hệ mật thiết giữa điều công ích phổ thông và cơ quan quyền uy thế giới.


 

Đức Hồng Y Martino nêu lên nghi vấn : « Khủng hoảng của LHQ có mâu thuẫn với lời mời gọi của Thông Điệp Pacem in Terris cho một cơ quan quyền uy thế giới không ? ». Ngài trả lời luôn : « Không. Điều đó càng làm cho việc dự trù một hình thức của « cơ quan quyền lực công cộng thế giới » thành khẩn cấp hơn ».

 

« Nhưng một « cơ quan quyền uy thế giới » phải được xây dựng một cách kiên nhẫn, luôn luôn dựa trên sự hợp nhất của gia đình nhân loại và để phục vụ gia đình này, chứ không phải để làm một dụng cụ cho quyền lợi cá nhân ».

 

Đức Hồng Y đã kết luận bằng cách khẳng định rằng nhân loại phải luôn hiểu cách rõ ràng hơn là nhân loại bị nối buộc vào một định mệnh độc nhất, và định mệnh này cần đến một sự khơi dậy của tinh thần trách nhiệm chung để thực hiện sự tiến tới về công ích đích thực cho thế giới hôm nay và ngày mai ».

 

Về cuối phần Hội Nghị, những giải thưởng « Servitor Pacis » (kẻ phục vụ hòa bình) của Tổ Chức « Path to Peace » (con đường đi tới hòa bình) năm nay, đã được trao cho vị Bác Sĩ người Ý đáng ghi nhớ Carlo Urbani đã hiến mạng sống mình để chăm sóc các bệnh nhân của dịch SRAS, và cho những Nữ Tu Bác Ái của dòng Mẹ Têrêxa hiện đang phục vụ tại Bagdad, (Irak).

 

Trần Văn Toàn, chuyển ngữ

 

 


Về Trang Mục Lục
Trở Về Trang Nhà