Người viết tiểu sử ÐGH, George Weigel, phân tích về triều giáo hoàng của Gioan Phaolô II

 

 

Rôma ngày 19/10/2003

 

Nhân dịp kỷ niệm 25 năm triều giáo hoàng của Gioan Phaolô II, thông tấn Zenit đã yêu cầu George Weigel, tác giả của của cuốn tiểu sử nổi tiếng về Gioan Phaolô II « Chứng nhân của hy vọng », giải thích theo ông ảnh hưởng của triều giáo hoàng Gioan Phaolô II.

 

Câu hỏi : Theo ông, lịch sử sẽ nhìn thế nào về triều giáo hoàng của Gioan Phaolô II ? Lịch sử sẽ ghi nhớ những gì ?

 

George Weigel : tôi hy vọng là lịch sử sẽ ghi nhớ đến Gioan Phaolô II như một đại nhân chứng Kitô giáo của thời đại chúng ta. Đó là nền tảng của tất cả những gì ngài đã làm để thay đổi thế giới và linh động hoá lại Giáo Hội. Ngài thâm tín rằng Đức Giêsu Kitô là câu trả lời cho câu hỏi mà mỗi con người đặt ra. Sự thâm tín này là động cơ trong triều giáo hoàng của ngài. Sự thâm tín này đứng sau tất cả những giây phút quan trọng nhất trong triều giáo hoàng của ngài : lời kêu gọi « anh em đừng sợ hãi  » khi ngài được bầu làm Giáo Hoàng, cuộc hành hương dũng cảm tại Ba Lan vào tháng sáu năm 1979 đã làm thay đổi dòng lịch sử thế giới, hai bài diễn văn đọc tại Liên Hiệp Quốc, những cuộc gặp gỡ với nhóm người sandinistes tại Nicaragua vào năm 1983 và những nhóm nổi loạn tại Chili năm 1987, cuộc hành hương trên Đất Thánh năm 2000. Sự thâm tín cũng bộc lộ trong  giáo huấn của ngài như sợi giây sáng chói.

 

Câu hỏi : Theo ông, ba điều hoàn thành lớn nhất của Gioan Phaolô II là gì ?

 

George Weigel : câu hỏi lớn của Giáo Hội Công Giáo vào cuối thiên niên kỷ thứ 2 là Giáo Hội có thể đưa ra một cách giải thích hợp lý, biết thuyết phục và trọn vẹn về niềm tin và niềm hy vọng của mình không ? Gioan Phaolô II đã trả lời câu hỏi này một cách tích cực : qua giáo lý của Giáo Hội, qua thẩm quyền của ngài và qua khả năng đáng nể của ngài đã làm cho những điều thâm tín Công Giáo « sống động » trong lịch sử. Sự đổi mới của Giáo Hội và ảnh hưởng trên thế giới đi đôi với nhau. Thật khó địng nghĩa ba điều hoàn thành lớn trong khung cảnh này, nhưng như những hoàn thành tiêu biểu thì người ta có thể kể đến Giáo Lý, cuộc hành hương tại Ba Lan và Năm Thánh 2000.

 

Câu hỏi : Những công đồng hiệp nhất như vào thế kỷ thứ 15 nhằm nỗ lực canh tân đã không có nhiểu kết quả khả quan. Sau những biến động trong những năm 60 và 70, người ta có thể nói rằng ĐGH Gioan Phaolô II đã góp công cứu vãn Vatican II không ?

 

George Weigel : Công Đồng Vatican II đã không cung cấp “chìa khoá » giải thích để hiểu những giáo huấn như là những công đồng khác. Một số công đồng đã đặt ra những tín lý, đã bầu những luật mới, đã kết án những tà thuyết, cung cấp như thế những « chìa khoá » để hiểu mục tiêu của công đồng. Công Đồng Vatican II đã không làm thế. Nhiệm vụ cung cấp những « chìa khoá » này là do triều giáo hoàng của ngài : qua thẩm quyền của ĐGH, qua sự hoàn tất công việc của những thượng hội đồng giám mục.

 

Câu hỏi : ĐTC nghĩ đã sống sót sau cuộc khủng bố ngày 18/5/1981 nhờ sự can thiệp của Đức Mẹ Đồng Trinh. Sự tôn sùng Đức Mẹ có ảnh hưởng thế nào trong triều giáo hoàng của ngài ?

 

George Weigel : ĐGH đã luôn luôn đề nghị Đức Mẹ Đồng Trinh như gương mẫu cho mọi môn đệ của Đức Kitô. Tôi tin đó là đề tài về Đức Mẹ quan trọng nhất của ngài. Gioan Phaolô II có vẻ hưởng ứng Hans Urs von Balthasar mà theo ông mọi đời sống Kitô giáo một cách nào đó được hình thành theo hình ảnh của mẹ Maria, lời « xin vâng » của Mẹ làm sự Nhập Thể được thể hiện và một cách nào đó là sự khởi đầu của Giáo Hội. ĐGH cũng nhấn mạnh sự kiện là lòng tôn sùng Đức Mẹ được trọng tâm hoá vào Đức Kitô và Thiên Chúa Ba Ngôi. Như bữa tiệc Cana, Đức Maria luôn nghĩ đến người con : « hãy làm theo điều ngài nói », và như Đức Kitô vừa là con của Mẹ Maria vừa là con Thiên Chúa nên khi Mẹ hướng dẫn ta đến Ngài, Mẹ hướng dẫn ta đến giữa lòng Thiên Chúa Ba Ngôi.

 

Câu hỏi : Theo ông, những mục tiêu chính của triều giáo hoàng tới là gì ?

                                                

George Weigel : Tiếp tục rao giảng Phúc Âm một cách hữu hiệu giống như Gioan Phaolô II, tạo điều kiện để Giáo Hội « tiêu hoá » sự phong phú của triều giáo hoàng lớn này, suy tư một cách nghiêm trọng tới thách thức của Hồi Giáo và hiểu biết để phân biệt giữa Hồi Giáo chính đáng và những nhóm hồi giáo cực đoan và bị chính trị hoá, tìm những cách thức mới để thiết lập những tương quan giữa chứng nhân đạo đức của ngôi vị giáo hoàng và nền ngoại giao của Toà Thánh.

 

Câu hỏi : Nếu Gioan Phaolô II có thể sống lại từ đầu triều giáo hoàng của ngài thì có những điều gì ngài làm cách khác không ?

 

George Weigel : tôi không nghĩ là cách suy nghĩ của ÐTC hoạt động như vậy. Những quyết định của ngài là hoa quả của những lời cầu nguyện liên lỉ, ngài trao dâng chúng cho Thiên Chúa, ngài biết ngài sẽ phải trả lời về cách điều hành của ngài trước Thiên Chúa. Cách nhìn của ngài về quá khứ là như thế, nhưng tôi phải thêm rằng một trong những đức tính của ngài là sự cương quyết nhìn về tương lai. Câu hỏi ngài luôn luôn tự đặt cho mình là : Chúa Thánh Linh muốn chúng ta làm điều gì bây giờ ?    

 

 

Thông tấn Zenit

Lang Biang dịch

 

 

 

 


Về Trang Mục Lục
Trở Về Trang Nhà