Bàn về ngày « vọng lễ các thánh » (Halloween) : các cạm bẫy của sự mỉa mai liên hoan.

Cuộc đàm thoại với Triết gia Damien Le Guay.

 

VATICANÔ, thứ Tư ngày 29 tháng 10 năm 2003 (zenit.org) – Các Hội đoàn gia đình công giáo pháp (AFC : Associations familiale Catholiques Francaises) và tuần báo pháp « France Catholique » (viết tắt là FC) (coi site www.france-catholique.fr) đã đặt mua một tập sách nhỏ của nhà triết học Damien Le Guay (viết tắt DLG) « những nghi vấn được nêu ra trước khi mừng ngày « Halloween » (vọng lễ các thánh). Tác giả giải thích cho ký giả Timothée Seguiran của tuần báo những lý do tại sao ông chống đối « Halloween ».

 

FC : Tại sao trở lại vấn đề Halloween ? Những trái bí đã làm gì đụng chạm đến ông ?

DLG : Tôi chẳng có gì mà phải chống đối những trái bí cũng như các ngày lễ hội nói chung. Đây không phải là chuyện từ chối nhưng là chuyện suy tư. Đâu là những chuyện hay dở của ngày lễ này ? Ngày này đụng tới sự tưởng tượng của trẻ em. Ngày lễ hội này, điều mà mọi người đều cho là đúng, xuất nguồn từ tôn giáo và di tải một vài tưởng tượng về chuyện phù thủy. Chúng ta tìm thấy trong lễ hội này những dấu vết của ngày lễ « Samhain » đã được mừng bởi những người Xen-tơ (Celtes) cổ xưa. Khía cạnh « con nít ngoan ngoãn» của ngày lễ đánh lừa chúng ta, cũng như sự thống trị càng ngày càng gia tăng của « nấc thứ hai » làm chúng ta bị lừa. « Đâu có gì đâu  Chỉ để cười cho vui thôi mà ! ». Nhưng từ nấc thứ hai đến nấc thứ hai, tinh thần của sự đứng đắn, ý nghĩa của những trách nhiệm và giá trị của những thực tại dần dà bị mất đi. Dù là để cười, một bộ xương hay một chiếc sọ người bằng nhựa là những biểu tượng của sự chết.

 

FC : Thiên hạ không đùa được với những chuyện đó hay sao ?

DLG : Có chứ, và chính là điều chúng tôi thực hiện qua những tranh vẽ khôi hài của Họa sĩ Chaunu trong quyển « Những nghi vấn được nêu ra trước khi mừng ngày « Halloween » . Câu chuyện là để những người muốn cười về phía chúng tôi. Nhưng dù sao cũng phải nói thật rằng thời đại chúng ta thật lạ lùng : nó để chung sống một sự châm biếm có hình thức bên ngoài nhẹ nhàng liên hoan và một sự hung bạo của những sứ điệp được tuyên truyền. Sau nụ cười là thuốc độc ; sau sự phù phiếm là sự hung bạo. Từ đó sự trà trộn liên tục này của khía cạnh liên hoan và của khía cạnh yêu sách – tỉ dụ như cuộc biểu tình của những nhóm đồng tình luyến ái (La Gay Pride) vừa là một ngày lễ của một nhóm làm áp lực đòi hỏi quyền lợi cho những người đồng tình luyến ái và là một cơ quan trấn áp chống lại « sự ghét sợ con người cách bất phân biệt ». Từ đó đưa đến sự xáo trộn này giữa sự đùa giỡn và sự tầm thường hóa những sứ điệp ngày xưa đã hoàn toàn bị cấm.

 

FC : Cho là như vậy đi. Nhưng các bà phù thủy dễ thương vẫn có trong mọi thời đại !

DLG : Đồng ý. Những chuyện thần tiên thật cần thiết cho con nít để nhờ đó chúng có thể thuần tính hóa những sợ hãi của chúng. Nhưng phải biết những phân biệt : phân biệt giữa những tiểu thuyết để học hỏi với những khai tâm về những sự thực hành huyền bí ; phân biệt giữa sự tưởng tượng của sự trở về (con nít, như Pinocchio, sau khi dùng quỷ thuật, trở về trong thế giới con người) với sự tưởng tượng của sự phân ly (con nít, nhờ những quyền lực của quỷ thuật, có thể gọi là trở thành địch thủ thay vì nói là chống đối lại với thế giới của người lớn). Giữa « Ma sorcière bien aimée » (Nàng phù thủy đáng yêu của tôi), chuyện phim tiểu thuyết dễ thương này cách đây 30 năm, và « Buffy », có cả một sự khác biệt không phải về độ cấp nhưng về thể loại. Chúng ta chuyển từ « quỷ thuật trắng» đến « quỷ thuật đen» - và chúng ta tìm thấy sự chuyển biến này giữa tập một và tập hai của chuyện « Harry Potter ».

 

FC : Như vậy theo ý ông, Halloween tham dự vào sự tầm thường hóa này ?

DLG : Trong suốt tháng 10 này, « Disneyland » được biến đổi thành « Halloweenland » với nhiều quảng cáo mãnh liệt. Trẻ con, trong « một bầu không khí liên hoan rùng rợn », vui đùa khi vô « đường rợn tóc gáy ». Chúng có thể đùa giỡn suốt đêm với « những vũ điệu địa ngục ». Những món ăn được bầy ra cho chúng : « đầu các mụ phù thủy » làm từ những trái táo, « nhện khổng lồ ghê tởm » từ những bánh bít quy với bơ lạc (đậu phụng), và « ma quái của những hầm mộ » với cơm chiên phồng. Địa ngục, những ma quái và sự sợ hãi làm cho cười đùa vui thích. Đó là quy luật mới. Và ai mà nói rằng « nhưng địa ngục là chuyện quan trọng », « chuyện rùng rợn là điều không thể đùa giỡn » sẽ bị cho « ra rìa ». Thế mà những trọng tài cho những người khác « ra rìa » có thái độ kiêu hãnh kép của những người muốn trốn tránh ý tưởng của sự trầm trọng và của những người không muốn chấp nhận là vũ trụ tôn giáo cần được kính trọng.

 

FC : Về phương diện nào sự mỉa mai châm biếm trở thành độc hại như thế ?

DLG : Sự mỉa mai châm biếm tầm thường hóa tất cả. Nhưng thái độ tầm thường hóa đó không có tranh luận,không sự kiểm soát, không có sự đánh giá về tính cách giáo dục. Tại sao chúng ta không có thể phán đoán được những thành phần thu hợp vào trong tưởng tượng của trẻ con ? Tôi không ở trong một trạng thái của một ông thầy tu già nua sát nhân trong phim « Roman de la Rose » (Chuyện hoa hồng) đã tận lực chống lại sự cười đùa châm biếm vì ông ta cho rằng sự cười đùa là chống lại Thiên Chúa. Tôi không trách móc lễ hội này là một lễ hội. Tôi chỉ muốn cho thấy rõ ràng sự tầm thường hóa của thế giới hiện nay về chuyện phù thủy ảo thuật.

 

FC : Thế thì ông trách móc gì về thế giới đó ?

DLG : Trước hết là một thế giới của sự mặc cho tiền định - một sự theo tiền định làm giảm thiểu đến hư vô tất cả những cố gắng của nhân loại. Trong thế giới đó, những sức mạnh huyền bí hiện hữu mà chúng ta không thể làm gì để địch lại được. Chỉ có những phù thủy gia mới có thể trị nổi - với một giá rất đắt ! Chỉ có những nhà chiêm tinh học mới có thể « thăm hỏi » những tinh tú « định luật » cho đời sống của ông. Từ đó được dựng nên một thứ bậc giữa một giai cấp trung gian hiểu biết, có thể « thông chuyển những sứ điệp » cho con người bị thống trị, bất lực, trở thành những người nộm ở phía dưới, tận dưới cùng.

 

FC : Liệu chúng ta sẽ vào tay những phù thủy gia ?

DLG : Dĩ nhiên là không. Nhưng xin hiểu cho những ưu tư của tôi ! Một số thành phần hiển nhiên đó trong một hình thức sát cạnh nhau, đến thành một sự hỗn độn mềm dẻo. Mỗi năm có đến 2 triệu người pháp đi xem những bói toán gia. Người ta tính đến 50.000 bói toán gia trong nước Pháp – trong khi chỉ có dưới 30.000 linh mục công giáo. 70 phần trăm người pháp coi đều đặn số tử vi của họ. Có phải là chúng ta đang ở trong « cấp độ thứ hai » hay đó là vấn đề của những tín ngưỡng ? Halloween đạo diễn vũ trụ của giải trí ghê tởm đó và « những sự sợ hãi xanh mặt » điên rồ nực cười. Có phải là chúng ta đang ở trong sự đùa giỡn hay ở trong một hệ thống tín ngưỡng ? Khi bước ra khỏi vũ trụ vững trãi của những tín ngưỡng tôn giáo đã được thiết lập, thế giới bước vào trong một vũ trụ bấp bênh của sự cả tin nhẹ dạ. Như Chesterton đã tuyên bố : « Không tin vào Thiên Chúa nữa, không phải là không còn tin gì nữa nhưng là tin vào mọi thứ ».

 

FC : Đâu là những nguy cơ của sự thăng tiến tiềm tàng của vũ trụ của buông thả cho tiền định ?

DLG : Nguy cơ đầu tiên là cho tự do của con người. Con người không còn khả năng để thực hiện, để được chấp nhận cho đúng với gía trị của mình vì sự bức chế của tiền định. « Chuyện phải xẩy ra như thế ! ». Thế nhưng ki tô giáo, cũng như thuyết nhân bản, ca ngợi sự tự do con người, đặt giá trị cho lương tâm, quyền lực con người và khả năng con người tác động trên vũ trụ. Nếu chúng ta phải quy phục những sức mạnh huyền bí tối tăm đùa giỡn con người, thà cười còn hơn là khóc. sự cười đùa trở thành một nụ cười của bất lực, của sự mỉa mai, của một sự cam chịu. Khi chúng ta mất « mùi vị của tương lai » (Jean-Claude Guillebaud), sau khi đã mất ý nghĩa của những mối quan hệ cha con đã được ăn sâu, sự tiền định trở lại cách mãnh liệt – và với thuyết đó là quỷ thuật, những quyền lực huyền bí tối tăm, những « siêu nhân ».

Nguy cơ thứ hai đụng chạm tới những biểu dương tôn giáo, nguy cơ của sự thay đổi hệ biến hóa của tôn giáo : sự đi qua từ « vũ trụ phía bên kia » đến « vũ trụ phía trên ». Vũ trụ của các kitô hữu coi Thiên Chúa như người đối thoại thân mật đang đợi chờ, đang hy vọng và thu hút mọi sự đến Ngài. Ngài hiện hữu trong sự tiếp dài, trong phía bên kia của đời sống chúng ta. Một cuộc đối thoại được thiết lập. Thiên Chúa phán, qua Kinh Thánh, con người có thể nói chuyện với Ngài qua lời cầu nguyện. Con người đã được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa và được gọi để giống Ngài. Ngược lại, vũ trụ tôn giáo  của phía trên, vũ trụ của đa thần, đặt con người trong vị thế của phục tùng. Trời cao trở thành câm nín - trừ ra đối với giai cấp đặc biệt của những thầy bói toán. Người ta nghĩ đến sự sợ hãi của dân Gô-loa (Gaulois) trong chuyện Asterix « chớ gì trời đừng sập xuống ». Hai kiểu mẫu chống ngược nhau từng điểm.

 

FC : Vũ trụ phía trên đó không phải là quá xa cách với lễ hội đầy tính cách thương mại Halloween này hay sao?

DLG : Mặc dù những dáng vẻ bên ngoài và « sự ngây thơ trong trắng đầy tính cách thương mại » của những người đã nhập cảng nó, chúng ta cũng không xa cách gì bao nhiêu vũ trụ đó. Sự mỉa mai châm biếm che đậy. Không đến nỗi để bị xúc động bởi điều mà Philippe Muray gọi là « sự độc tài siêu liên hoan », chúng ta phải nhìn những sự kiện trước mặt một cách lạnh lùng, với một giác quan bén nhậy của tinh thần hữu trách đối với trẻ con. Một đời truyền lại, một đời hấp thụ. Thế là sự giáo dục được thực hiện. Chúng ta muốn truyền lại gì cho thế hệ sau đây?

 

Sách của Damien Le Guay :

« Associaton familiales catholiques » (Các Hội đoàn gia đình công giáo), 28 place Saint Georges, 75009 Paris – France. ĐT. 33 (0)1 48 78 81 61.

« France Catholique » (tuần báo), 60 rue de Fontenay, 92350 Le Plessis-Robinson – France. ĐT. 33 (0)1 46 30 37 38.

 

Trần Văn Toàn , chuyển ngữ


Về Trang Mục Lục
Trở Về Trang Nhà