Hội Đồng Giáo Hoàng về Sức Khỏe quan tâm đến tình trạng suy sút tâm thần (bệnh trầm uất).

Hội nghị quốc tế tại Vaticanô.

 

VATICANÔ thứ Tư ngày 12 tháng 11 năm 2003 (Zenit.org) - Thật là một cuộc động-viên đích thực chung quanh căn bệnh hiện thời gây nhiều chết chóc nhất được khơi dậy bởi Hội Đồng Giáo Hoàng cho Mục Vụ trong lãnh vực sức khỏe qua sự tổ chức một hội nghị quốc tế với những chuyên gia về đề tài này.

 

ĐHY Javier Lozano Barragan, Chủ Tịch của Hội Đồng này đã trình bầy sáng nay tại Vaticanô hội nghị thứ 18 sẽ được diễn tiến từ ngày 13 đến 15 tháng 11 chung quanh « căn bệnh » này. Ngài được tháp tùng bởi Đức Cha José Luis Redrado, Thư Ký, và Cha Felice Ruffini, Phó Thư Ký.

 

Ông B. Saraceno, Giám Đốc chi nhánh sức khỏe tâm thần của Tổ Chức Thế Giới về Sức Khỏe (OMS), sẽ tham dự hội nghị cũng như đông đảo các chuyên viên nghiên cứu, các bác sĩ thần kinh, các Hồng Y và các Giám Mục trên toàn thế giới.

 

Đức Hồng Y người Mễ Tây Cơ nhắc nhở : « Bệnh trầm uất hay suy sụp tâm thần là một trong những căn bệnh chính hiện thời – mà Hội Đồng Giáo Hoàng có trách nhiệm tìm hiểu ». Và Ngài nói thêm : « hiện nay đó là « căn nguyên đầu tiên của những vụ tử ».

 

ĐHY Barragan họa lên một tấm bảng đen của « nền văn hóa hậu-tân tiến » này : « trống vắng những giá trị ; dựa trên sự thoải mái và khoái lạc ;  làm giầu trở thành mục đích tối hậu ».

 

Như người ta chứng kiến, mặc dù những tiến triển về kỹ thuật, con người đã không đủ khả năng « xua đẩy vấn đề sự chết », và « sự chết vẫn còn là một mối đe dọa duy trì những nỗi bồn chồn lo sợ, đưa đến sự suy sụp tâm thần dưới nhiều hình thức ».

ĐHY dẫn chứng : « đó là lý do mà chúng ta cảm thấy thật là quan trọng phải suy nghĩ cách sâu xa về căn bệnh tân thời này ».

 

Hội nghị bao gồm 3 phần.

1.   Trước hết là đề cập đến những khía cạnh khác nhau của hiện tượng trầm uất trong thế giới : « tình trạng trầm uất, giữa sự khó chịu và căn bệnh » ; « tình trạng trầm uất và khủng hoảng tôn giáo » ; « diễn tiến đưa tới tự tử » ; « ảnh hưởng của truyền thông xã hội về ứng xuất ».

2.   Phần thứ hai của Hội Nghị sẽ gợi đến « lịch sử của sự suy sút tâm thần » : liên quan của bệnh đó với những quy chiếu đạo lý, chủ quan cũng như khách quan ; sự từ chối đau khổ và sự tìm kiếm thoải mái cá nhân ; ý nghĩa của bệnh trầm uất và sự dữ theo tâm địa người Do Thái, Hồi Giáo, Ấn Độ Giáo và Phật Giáo.

3.   Cuối cùng, phần ba của Hội Nghị sẽ đề cập đến vấn đề chăm sóc những người bị trầm uất trong môi trường bệnh viện và lãnh vực y tế ; sự cứu trợ mục vụ và linh thiêng cho những người bị trầm uất ; tầm quan trọng của một dấu chỉ kitô hữu và sự tin tưởng vào đời sống.

 

Trần văn Toàn, dịch


Về Trang Mục Lục
Trở Về Trang Nhà