Vấn đề hôn nhân : lời thỉnh cầu của các giám mục Công giáo Gia-nã-đại.

 

VATICANÔ, thứ Ba 02 tháng 12 năm 2003 (Zenit.org/french) - Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Gia-nã-đại (CECC, www.cccb.ca) đã đệ trình một thỉnh cầu thuộc dạng quy chế can dự đến Toà Án Tối Cao Gia-Nã Đại đã được yêu cầu cho biết quyết định về dự luật của Chính Phủ Liên Bang về sự định nghĩa lại hôn nhân.

 

Trong lời thỉnh cầu đề cử ngày 26 tháng 11 vừa qua, Hội Đồng xây dựng cách chính thức biện luận của mình trên hai yếu tố, theo như lời chỉ dẫn của thông báo của Hội Đồng Giám Mục mà chúng tôi lập lại trọn bản.

 

1.   Lời thỉnh cầu xác định trước hết là dự luật sẽ làm giảm đi sự tự do của lương tâm và của tôn giáo.

2.   Lời thỉnh cầu cũng nhấn mạnh rằng sự định nghĩa truyền thống của hôn nhân là thuộc hiến pháp, ngược lại với sự tái-định-nghĩa được đề nghị.

 

Trong bản kiến nghị, Hội Đồng Giám Mục nhấn mạnh rằng sự thiết lập một khuôn thước luân lý và xã hội mới, biểu trương một sự đe dọa thực sự cho tự do lương tâm và tôn giáo. Nếu luật pháp Gia-nã-đại bắt buộc một sự chấp thuận và sự kính trọng công cộng của những chuyện liên hệ sinh-lý của những vụ kết hôn giữa những người cùng phái ngang hàng với những cuộc hôn nhân khác phái, điều nguy cơ thật là lớn cho những người tin hay ủng hộ cách công khai khái niệm theo đó lối sống sinh lý đồng phái là vô luân, sẽ bị coi như những kẻ chống những người đồng tình luyến ái, kỳ thị người, bất khoan dung và khởi xướng hận thù.

 

Theo bản kiến nghị : « một khi chính truyền luân lý và xã hội này được lập dựng, chỉ cần một bước nhỏ để rút lại quy chế của cơ quan bác ái và những công ích cho những cá nhân, những nhóm tôn giáo và những cơ quan bác ái từ thiện kết nạp khác, chấp nhận hay giáo huấn những lối nhìn ngược lại với chính truyền này.

 

Về hiến pháp tính của hôn nhân, Hội Đồng Giám Mục nhấn mạnh rằng chỉ có định nghĩa hiện thời của hôn nhân giữa một người nam và một người nữ là hợp hiến pháp và có một lợi ích không thể bác bỏ được của quốc gia trong thể chế hôn nhân, nghĩa là sự gầy dựng và giáo dục các thế hệ công dân tương lai.

 

Hôn nhân, dưới cương vị một thể chế, không những không quy chiếu đến nhân quyền cũng chẳng quy chiếu đến những giá trị của Hiến Chương Gia-nã-Đại (Charte, Charter). Trong tài liệu gửi lên Tòa Án Tối Cao, Hội Đồng Giám Mục xác định rằng bảo vệ và khởi xướng những liên hệ sinh lý dựa trên chiều hướng sinh lý, sự ưu đãi sinh lý, sự ưu đãi cá nhân, những sở thích cá nhân, những thói quen văn hóa hay những xác tín tôn giáo của những người muốn chung sống với nhau, không phải là lợi ích của quốc gia. « Có thể có lợi ích quốc gia để nhìn nhận những mối liên hệ này trong mục đích hợp thức hóa chúng nhưng không còn lợi ích quốc gia nữa nếu thể-chế-hóa những liên hệ này ».

 

Tài liệu kết luận bằng cách diễn tả rằng : « làm thăng tiến nhân quyền và đề phòng những sự phân biệt kỳ thị là những ý hướng đáng trọng. Nhưng những mục tiêu này không nên được dùng để làm trái ngược với Hiến Chương của những quyền lợi những người khác hay làm tan vỡ một thể chế đã chứng minh giá trị của nó qua nhiều thời đại, đặc biệt khi thể chế này không đụng chạm tới nhân quyền ».

 

Hội Đồng Giám Mục Gia-nã-đại đã giao cho Ông William J. Sammon, một luật sư ở Ottawa đã từng tranh kiện nhiều lần cho Hội Đồng trước Tòa Án Tối Cao của Gia-nã-đại, ủy quyền để can thiệp trong hồ sơ này.

 

Trần Văn Toàn, dịch


Về Trang Mục Lục
Trở Về Trang Nhà