Cho một đà mới về sự học hỏi và xử dụng thánh nhạc.

Thư viết tay của ĐGH GP II về Tự Sắc (Motu proprio) của ĐGH Piô X.

 

VATICANÔ, thứ Tư 03 tháng 12 năm 2003 (zenit.org/french) – Cho một đà mới về sự học hỏi và xử dụng thánh nhạc trong phụng vụ để diễn tả những chiều sâu thẳm của những mầu nhiệm đức tin : ĐGH GP II khuyến khích nghệ thuật này trong một thư viết tay nhân dịp kỷ niệm trăm năm Tự Sắc của Thánh Piô X « Tra Le Sollecitudini » (*) và của 40 năm Hiến Chế Phụng Vụ « Sacrosanctum concilium » (**).

 

« Truyền thống âm nhạc của toàn thể Giáo Hội cấu tạo một di sản có một giá trị không thể đo lường được, mà trổi vượt giữa những ngệ thuật khác, đặc biệt là nhạc thánh, kết hợp với lời, là, một cách thiết yếu, thành phần tuỳ thuộc trọn vẹn trong phụng vụ trọng thể » : sự xác quyết này của hiến chương phụng vụ được thúc đẩy lại bởi ĐGH GP II ngay trong phần đầu của thư Ngài.

 

Trong Tự Sắc của Ngài, Đức thánh Piô X đã vạch những chỉ dẫn cho sự canh tân thánh nhạc trong những nghi lễ phụng vụ. ĐGH GP II nhấn mạnh : «  đó là một vấn đề chưa bị mất tính cách hiện đại của nó ».

 

ĐGH diễn tả sự ước muốn của Ngài là những người hâm mộ thánh nhạc đem một đà mới « cho một lãnh vực quan trọng như thế », và cho những giáo hữu để họ thực nghiệm, qua trung gian của những bài ca, sự phong phú của đức tin. « Người ta như thế có thể đạt tới,- nhờ sự dấn thân chung của những vị chăn chiên, của những nhạc công và những tín hữu,- điều mà Hiến Chế « Sacrosanctum Concilium » gọi là « mục đích của thánh nhạc », nghĩa là « vinh danh của Thiên Chúa và sự thánh hóa các tín hữu ».

 

ĐGH nhắc lại rằng Ngài đã ghi nhận trong những dịp khác nhau sự cần thiết phải « tẩy sạch phụng tự những lầm lỗi về kiểu cách, những hình thức diễn tả lỗi thời, của âm nhạc và những phần lời ít thích ứng với sự cao cả của nghi thức được cử hành ».

Nhưng đâu là những giá trị mà thánh nhạc phải có để chu toàn thực sự phận sự của nó ? ĐGH GP II liệt kê những giá trị đó, bắt đầu từ « kiểu mẫu tối cao » được hiến tặng bởi nhạc Grê-gô-riêng, được Công Đồng Vaticanô II nhìn nhận như « bài ca chính của phụng vụ la-mã ».

 

Nhạc phụng vụ trước hết phải có như điểm quy chiếu « tính cách thánh thiện » và vì thế có « ý nghĩa của lời cầu nguyện, của phẩm cách và của sự mỹ miều », để có thể diễn tả được độ sâu thẳm của những mầu nhiệm đức tin.

 

Nhạc phụng vụ cũng phải có tính cách hoàn vũ, và vì thế sự cải tổ phụng vụ, như lời xác quyết của ĐGH, cũng phải  trả lời cho « những đòi hỏi chính đáng của sự thích nghi và hội nhập văn hóa ». Để cho điều đó có thể thực hiện được, những trường dậy thánh ca, như công đồng nhìn nhận, đã không đánh mất phận vụ « hướng dẫn và nâng đỡ », và sự hiện diện của những trường đó nhắc đến sự khẩn cấp phải thăng tiến, trong lãnh vực này, « một sự đào tạo chắc chắn những vị chăn chiên cũng như các giáo hữu », cũng như việc thành lập, trong mỗi giáo phận, một ủy ban đặc biệt gồm những người am tường môn này, nhất là nơi chưa có ủy ban đó.

 

ĐGH cũng dừng lại ở câu nghi vấn thuộc về nhạc tôn giáo dân tộc, những nhạc khí, - với nhạc khí tiêu biểu nhất là đại-dương-cầm – và những hình thức và những danh mục của tân nhạc. Tân nhạc có giá trị một khi nhạc này biết bày tỏ « sự kính cẩn vừa về tinh thần phụng vụ và vừa có những giá trị nghệ thuật ».

 

Ghi chú của dịch giả :

(*) Tự Sắc « Tra Le sollecitudine » của ĐGH Piô X ra ngày 22 tháng 11 năm 1903.

(**) Hiến Chế Phụng vụ « Sacrosanctum concilium » được ĐGH Phaolô VI ra ngày 04 tháng 12 năm 1963.

 

Trần Văn Toàn


Về Trang Mục Lục
Trở Về Trang Nhà