Nguyên văn lá thư của Sư Huynh Roger cho ngày gặp gỡ các giới trẻ tại Hambourg, Đức Quốc.

La-mã ngày thứ Hai 22 tháng 12 năm 2003 ‘zenit.org/french) - Được phiên dịch ra 57 thứ tiếng (gồm 24 tiếng vùng Á Châu), lá thư này, được soạn thảo bởi Sư Huynh Roger, ở Taizé, sẽ được phân phát vào dịp gặp gỡ Âu Châu của những giới trẻ tại thành phố Hamburg được diễn tiến từ ngày 29 tháng 12 năm 2003 đến 02 tháng 01 năm 2004. Lá thư sẽ được tái dụng và làm đề tài suy niệm trong suốt năm 2004 cho những buổi gặp gỡ của giới trẻ sẽ được tổ chức tại Taizé hay ở một nơi nào đó trên thế giới.

Để biết các tin tức bổ túc, xin coi site www.taize.fr

Từ những nguồn vui

 

Biết bao nhiêu người trẻ trên thế giới mang trong họ một sự khát khao cho hòa bình, cho hiệp thông và cho niềm vui. Họ cũng chăm chú đến nỗi khổ khôn dò của những người vô tội. Họ không phải là không biết, một cách đặc biệt, về sự gia tăng của nạn nghèo đói trên thế giới. [1]

Không phải chỉ có những kẻ có trách nhiệm của các dân tộc mới xây dựng tương lai. Kẻ khiêm tốn nhất trong những kẻ khiêm tốn nhất có thể đóng góp vào việc xây dựng một tương lai đầy hòa bình và tin tưởng.

Nếu chúng ta thiếu thốn mọi thứ, Thiên Chúa cho chúng ta khả năng đem hòa giải đến nơi tranh chấp, và hy vọng đến nơi âu lo. Chúa gọi chúng ta, qua đời sống của chúng ta, làm cho con người có thể đạt tới được lòng trắc ẩn của Ngài. [2]

Nếu những người trẻ, qua chính đời sống của họ, trở thành những tổ ấm của hòa bình, thì những nơi mà họ cư ngụ sẽ tỏa ra một nguồn ánh sáng. [3]

Một hôm, tôi hỏi một thanh niên điều gì, dưới mắt họ, là điều chính yếu nhất để nâng đỡ đời sống của anh. Anh ta trả lời : « niềm vui và lòng tốt từ tâm ».

Sự lo ngại, sư sợ hãi phải đau khổ có thể lấy mất đi niềm vui.

Khi một niềm vui phát xuất từ Thánh Kinh dâng lên trong chúng ta, nó mang lại một hơi thở của sự sống.

Niềm vui này, không phải chúng ta gây nên. Đó là một món quà của Thiên Chúa. Niềm vui đó được linh hoạt lại không ngừng bởi ánh mắt nhìn đầy tin tưởng của Thiên Chúa đặt trên đời sống của chúng ta. [4]

Không hề ngây thơ, lòng tốt từ tâm can đòi hỏi sự thận trọng. Lòng tốt có thể đưa đến việc liều lĩnh. Lòng tốt không để chỗ đứng cho bất cứ khinh bỉ nào đối với người khác. [5]

Lòng tốt làm cho người ta chăm chú đến những người thiếu thốn nhất, những người đau khổ, đến nỗi lao nhọc của các trẻ em. Lòng tốt biết diễn tả, qua khuôn mặt, qua dọng nói, rằng con người cần được thương yêu. [6]

Đúng thế, Thiên Chúa cho chúng ta, trong tận đáy sâu của tâm hồn, một tia lửa của lòng tốt từ tâm chỉ đòi hỏi để được trở thành một ngọn đuốc trên con đường đi của chúng ta. [7]

Nhưng làm thế nào để đi đến tận những nguồn gốc của lòng tốt, của niềm vui và cũng là những nguồn gốc của sự tin tưởng ? Bằng cách tự trao phó chúng ta cho Thiên Chúa, chúng ta sẽ tìm thấy con đường.

Trở lên xa tít mãi trong lịch sử, rất nhiều tín hữu đã biết rằng, trong lời kinh nguyện, Thiên Chúa mang đến ánh sáng, sự sống cho nội-tại.

Trước thời Chúa Kitô, một tín đồ đã cầu nguyện : « Linh hồn con đã ước muốn Ngài trong suốt đêm thâu, lạy Chúa, trong tận sâu thẳm của lòng con, tư tưởng con tìm kiếm Ngài ». [8]

Sự ước muốn hiệp thông với Thiên Chúa đã được đặt để trong tim con người từ muôn thuở. Mầu nhiệm của sự hiệp thông này đụng tới cõi mật thiết nhất, hay nói đúng hơn, chỗ sâu thẳm nhất của hữu-thể.

Vì thế chúng ta có thể nói với Chúa Kitô rằng : « Chúng con sẽ đi với ai khác ngoài Chúa ? Chúa có những lời làm sống tâm hồn chúng con ». [9]

Hiện diện trước Thiên Chúa trong một sự mong đợi chiêm niệm không phải là quá sức cho thân phận con người chúng ta. Trong một lời nguyện như thế, một tấm màn được mở ra trước sự không thể diễn tả được của đức tin, và sự khôn tả đưa đến sự tôn thờ.

Thiên Chúa cũng hiện diện khi sự sốt sắng tan dần và khi những âm vang nhậy cảm tan biến. Không bao giờ chúng ta bị thiếu lòng trắc ẩn của Ngài. Không phải là Thiên Chúa rời xa chúng ta, nhưng chính chúng ta đôi khi vắng mặt.

Một ánh mắt nhìn của chiêm niệm thấy được những dấu chỉ của Tin Mừng trong những biến cố đơn giản nhất. Ánh nhìn đó phân biệt được sự hiện diện của Chúa Kitô ngay trong kẻ bị bỏ rơi nhất của nhân loại. [10]. Ánh nhìn đó khám phá trong vũ trụ những vẻ đẹp rạng ngời của sự tạo hóa.

Nhiều người tự hỏi : « Thiên Chúa mong đợi gì nơi tôi ? ». Và khi đọc Kinh Thánh, chúng ta thấu hiểu được : Thiên Chúa đòi hỏi chúng ta trở thành, trong mọi hoàn cảnh, sự phản chiếu của sự hiện diện của Ngài. Ngài mời gọi chúng ta làm cho đời sống của những người mà Ngài đã trao phó cho chúng ta được tươi đẹp hơn.

Người mà tìm kiếm cách trả lời cho lời mời gọi của Thiên Chúa trong suốt cuộc sống của mình, có thể đọc kinh nguyện này : « Lạy Chúa Thánh Linh, nếu không ai đã được tạo dựng với bằng chứng hiển nhiên để hoàn thành một lời xin vâng cho muôn thuở, Chúa là Đấng đến đốt sáng trong con một lò ánh sáng. Chúa soi sáng những do dự và những hồ nghi, trong những lúc mà lời-xin-vâng và lời-thưa-không đụng chạm nhau.

Lạy Chúa Thánh Linh, Ngài cho con biết chấp nhận chính những hạn hữu của con. Nếu trong con có một phần của yếu ớt mảnh dẻ, chớ gì sữ hiện diện của Chúa làm cho phần đó được biến đổi.

Và như thế chúng ta được dạn dĩ chấp nhận một lời xin vâng, lời sẽ dẫn chúng ta thật xa.

Tiếng xin vâng này đầy tin tưởng trong suốt.

Tiếng vâng này là tình yêu của mọi tình yêu.

Đức Kitô là sự hiệp thông. Ngài đã không đến trên thế gian để tạo thêm một tôn giáo nữa, nhưng để cống hiến cho tất cả một sự hiệp thông trong Ngài. [11]. Các môn đệ Ngài đã được gọi để trở thành những cục men khiêm tốn của tin tưởng và của hòa bình trong nhân loại.

Trong sự hiệp thông độc nhất này là Giáo Hội, Thiên Chúa dâng tặng tất cả để đi đến tận nguồn : Tin Mừng, Bí Tích Thánh Thể, sự bình an của  tha thứ ... Và sự thánh thiện của Đức Kitô như thế không còn là điều không thể đạt tới nhưng hiện diện ngay đây, rất gần.

4 thế kỷ sau Chúa Kitô, một người kitô hữu phi-châu, mang tên Au-gút-ti-nô, đã viết : « Hãy yêu và hãy nói điều đó qua đời sống của ngươi ».

Khi sự hiệp thông giữa những kitô hữu là một lối sống chứ không còn là một lý thuyết, sự hiệp thông mang lại một sự tỏa sáng của hy vọng. Còn hơn thế nữa : sự hiệp thông có thể nâng đỡ sự tìm kiếm căn bản cho hòa bình thế giới.

Như vậy, làm cách nào mà những kitô hữu còn có thể sống chia rẽ nhau ?

Trong suốt những năm dòng, ơn gọi đại kết đã gây ra rất nhiều trao đổi. Những trao đổi này là những bước đầu của một sự hiệp thông sống động giữa các kitô hữu. [12]

Sự hiệp thông là hòn đá nền tảng. Sự hiệp thông xuất phát trước hết từ tim này qua tim khác của mọi kitô hữu, trong thinh lặng và trong tình yêu. [13]

Trong suốt lịch sử dài của những kitô hữu, nhiều nhóm đã tự khám phá một ngày nào đó phân ly, biệt lập, đôi khi chẳng hiểu lý do tại sao. Ngày hôm nay, điều căn bản phải hoàn thành tất cả để một số đông hết sức có thể của những kitô hữu, thường không tội tình gì trước những sự chia rẽ, biết tự khám phá nhau trong tinh thần hiệp thông. [14]

Những người có tận trong sâu thẳm của tâm hồn nỗi ước mong hòa giải thì đông vô kể. Họ mong ước niềm vui vô tận này : cùng một tình yêu, cùng một trái tim, cùng một sự hiệp thông. [15]

Lạy Chúa Thánh Linh, xin hãy đến đặt để trong tim chúng con niềm ước muốn tiến tới một sự hiệp thông. Chính Chúa đưa dẫn chúng con tới sự hiệp thông đó.

Buổi chiều lễ Phục Sinh, Chúa Giê-su tháp tùng hai môn đệ Ngài đang trên đường về làng Em-mau. Trong lúc đầu họ đã không nhận ra là Chúa đang đồng hành với họ. [16]

Chúng ta cũng thế, chúng ta biết những giai đoạn mà chúng ta không làm thế nào để ý thức được là Chúa Kitô, qua Chúa Thánh Linh, đang gần kề chúng ta.

Chúa bên cạnh chúng ta cách không mỏi mệt. Ngài soi sáng tâm hồn chúng ta bằng một ánh sáng bất ngờ. Và chúng ta khám phá ra rằng, nếu trong chúng ta vẫn có thể còn một vài bóng tối, cũng hiện diện trong chúng ta nhất là mầu nhiệm của sự hiện diện của Ngài.

Chúng ta hãy cố gắng nắm giữ một điều xác thực. Điều gì ? Đức Kitô nói với mỗi người : « Cha yêu con bằng một tình yêu vô tận. Không bao giờ Cha bỏ rơi con. Qua Chúa Thánh Linh, Cha sẽ luôn ở với con ». [17]

Trần Văn Toàn



[1]  Một sự tìm hiểu sâu xa của đời sống nội tâm, thay vì đưa đến sự nhắm mắt trước tình trạng của những xã hội cận đại, kêu gọi để tự đặt ra những câu nghi vấn. Tỷ dụ, chúng ta có đủ ý thức rằng có 54 quốc gia trên thế giới ngày hôm này trở thành nghèo hơn năm 1990 ? Ông Kofi Annan, Tổng Thư Ký Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, đã viết cho chúng tôi năm vừa qua, nhân dịp cuộc gặp gỡ châu âu tại Ba-lê : « Trong thế giới có biết bao nhiêu giới trẻ không có một viễn tượng về tương lai. Đối với họ, mỗi ngày là một cuộc chiến đấu khó khăn chống lại cơn đói, bệnh tật, sự khốn cùng. Rất nhiều người đang sống trong những vùng trở thành mồi cho những cuộc chiến với vũ trang. Chúng ta phải hoàn thành tất cả để đem cho họ niềm hy vọng ».

[2]  Đức sủng ái Giáo Hoàng Gioan XXIII đã viết : « mọi tín đồ được gọi, trong thế giới hôm nay, để trở thành, như một tia lửa sáng, một trung tâm của tình yêu và một men bột cho cả đám đông. Mỗi người sẽ trở thành như thế trong mực độ của sự hiệp thông của mình với Thiên Chúa. Thực thế, hòa bình không thể thống trị trong nhân loại, nếu hòa bình không thống trị trước hết trong mỗi người » (Pacem in terris, 1963, 164-165)

 

[3]  Thánh Phaolô Tông Đồ, khuyến khích những tín hữu trở thành « những lò ánh sáng » rực sáng trong thế gian (Thư cho dân Philippiens 2, 15-16)

[4]  « Khi Thiên Chúa sẽ đến, ... những người nghèo nhất và những kẻ thiếu thốn nhất sẽ được vui mừng trong Chúa ». (Isaïe 29, 18-19). « Hãy an ủi tâm hồn ngươi, hãy đuổi sự buồn bã, vì sự buồn bã không thể nào đem lại lợi tức » (Sirac 30, 21-25)

[5]  Trong một đời sống cộng đoàn, lòng tốt từ tâm là một giá trị vô lường. Nó có thể là một trong những phản ảnh tinh ròng nhất của vẻ đẹp của một sự hiệp thông.

[6]  Khi còn bé nhỏ, đứa trẻ con hiểu được lòng tốt từ tâm của một người mẹ hay một người cha, một người chị hay một người anh. Đó là một thực thể rõ ràng của Tin Mừng. Đối với một đứa bé, biết là mình được yêu thương là điều tối ư quan trọng, điều đó cho nó trong trọn đời mình một khả năng đi xa, hiểu được một ngày nào đó rằng Thiên Chúa mời gọi chúng ta, đến phiên mình, yêu thương người khác.

[7]  Trong một chuyến thăm viếng cộng đoàn Taizé, triết gia Paul Ricoeur đã tuyên bố : « lòng tốt thì sâu thẳm hơn sự dữ sâu thẳm nhất. Dù cho sự dữ có triệt để đến chừng nào đi nữa, nó cũng không thể nào sâu thẳm hơn lòng tốt được ».

[8]  Isaïe 26,9

[9]  Trong khi một số người bắt đầu bỏ Đức Kitô, Ngài nói với các môn đệ ngài : « còn các con, các con cũng muốn bỏ đi không ? Phê-rô trả lời Ngài : « Chúng con sẽ theo ai khác đây ? Thưa Thầy, Thầy có lời hằng sống ». (Gioan 6, 67-68)

[10]  Sống trong hiệp thông với Chúa đưa đến chuyện sống trong hiệp thông với tha nhân. Chúng ta càng gần Kinh Thánh chừng nào, thì chúng ta cũng sẽ càng gần nhau chừng ấy. Thần học gia Chính Thống Giáo Olivier Clément viết : « Người mà càng trở nên người của kinh nguyện chừng nào, người đó sẽ càng trở thành người có trách nhiệm chừng đấy. Kinh nguyện không giải thoát những công việc của thế gian này : kinh nguyện làm cho chúng ta trách nhiệm hơn. Không có gì trách nhiệm bằng cầu nguyện. Điều đó có thể mang hình thức cụ thể của một sự hiện diện bên những kẻ đau khổ vì bị thiên hạ bỏ rơi, vì ngèo khổ - như trường hợp điển hình đối với những sư huynh của Taizé sống trong những khu vực thiếu thốn trên mọi lục địa -, điều đó cũng mời gọi chúng ta trở thành những người đầy sáng kiến, những người sáng tạo trong mọi lãnh vực, kể cả lãnh vực kinh tế, lãnh vực của văn minh hoàn vũ, lãnh vực văn hóa ... » (Taizé, một ý nghĩa cho cuộc sống, nhà xuất bản Bayard, Paris 1997)

[11]  Hồi còn rất trẻ, lúc 21 tuổi, thần học gia người Đức, Dietrich Bonhoeffer đã cấu tạo nên thành ngữ : « Đức Kitô hiện hữu dưới cương vị một cộng đoàn ». Ông viết rằng « Bởi Đức Kitô, nhân loại được thực sự sát nhập vào sự hiệp thông với Thiên Chúa ». (Sanctorum communio, Bá-Linh 1930)

[12]  Khi tự hỏi về ơn gọi đại kết, Đức Thượng Phụ Chính Thống Giáo thành Antioche, Đức Ignace IV, đã viết gần đây từ thành Damas : « Chúng ta cần cách khẩn cấp những sáng kiến tiên tri để làm cho phong trào Đại Kết thoát khỏi những mê hồn trận mà trong đó tôi sợ rằng phong trào đang bị bùn lầy. Chúng ta có một nhu cầu khẩn trương các tiên tri và các thánh-nhân hầu giúp đỡ những Giáo Hội chúng ta tự hoán cải bằng sự tha thứ lẫn nhau ». Đức Thượng Phụ đã kêu gọi « để ưu tiên cho ngôn từ của hiệp thông hơn là ngôn từ của luật lệ ». Năm vừa qua, ĐGH GP II  đã tuyên bố khi Ngài tiếp đón tại La-Mã những vị Đại Diện của Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp : « Với các Thánh, chúng ta chiêm ngưỡng phong trào Đại Kết của thánh thiện cuối cùng sẽ dẫn chúng ta đến sự hiệp thông trọn vẹn, mà không phải là một sự nuốt gọn, cũng chẳng phải một sự phối hợp, nhưng là một cuộc gặp gỡ trong chân lý và tình thương »

[13]  Sự hòa giải bắt đầu trong giây phút tức thì, trong nội tại của con người. Được nuôi sống trong tim của một tín hữu, sự hòa giải đã được một sự đáng tin cậy và có thể lôi kéo tinh thần hòa giải trong sự hiệp thông của tình thương là Giáo Hội. Con đường này ngụ ý rằng không có sự xỉ nhục cho bất cứ ai.

[14]  Giáo Hội có thể cho những dấu chỉ của một sự mở rộng, rộng đến nỗi người ta có thể nhận xét rằng : những ai đã sống chia rẽ trong quá khứ không còn bị phân ly nữa, nhưng họ đang sống trong sự hiệp thông không ? Một bước đi tới sự hòa giải sẽ được bước qua trong mực độ mà người ta sẽ nhận xét một đời sống hiệp thông, đã được thực hiện trong một vài nơi trên thế giới. Sẽ cần can đảm để nhận xét điều đó và tự thích ứng theo. Những văn bản sẽ đến sau. Ưu tiên những văn bản không bị kết thúc bởi tách xa lời mời gọi của Tin Mừng : « đừng chần chờ, hãy hòa giải đi ! » hay sao ?

[15]  Thư thánh Phaolô cho dân philippiens 2, 2.

[16]  Coi Luca 24, 13-35.

[17]  Coi Tiên tri Giê-rê-mi-a 31,3 va Gioan 14, 16-18.