Cách đây một năm, đã khuất « một người của hòa bình », Đức cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận.

 

Bài viết của Đức Cha Mác-ti-nô (Martino)

 

VATICAN, Thứ ba 16 tháng 09 năm 2003 – Cách đây một năm, Đức Hồng Y người Việt Nam Phan-xi-cô Gia-vi-ê, Chủ Tịch Hội Đồng Tòa Thánh Công Chính và Hòa Bình « một người của hòa bình » đã ra đi. Ngài đã bị giam cầm trong ngục tù cộng sản 13 năm trời với 9 năm hoàn toàn cô lập.

 

Khi Đức Hồng Y qua đời, ĐGH Gio-an Phao-lô II đã ca tụng « một đời sống tận dụng trong một sự đính kết nhất quán và dũng cảm với ơn gọi của Ngài », một đời sống « của một đấng Mục Tử luôn trung thành với Giáo Hội ngay cả trong giai đoạn khó khăn của bách hại, đàn áp đạo ». ĐGH, trong nghi lễ an táng, tuyên bố Đức Hồng Y là « nhân chứng của hy vọng », theo như chủ đề mà Đức Hồng Y đã chọn một cách không đán đo suy nghĩ, theo lời xin của ĐGH, cho dịp Linh Thao của Giáo Triều Rô-ma vào năm 2000. « Khi gửi lời chào vĩnh biệt của chúng ta đến Sứ Giả can trường của Tin Mừng của Đức Ki Tô, chúng ta cảm tạ Thiên Chúa đã cho chúng ta qua sứ giả này một tấm gương sáng ngời của sự nhất quán Ky Tô hữu cho đến tử vì đạo. Chính Đức Hồng Y đã xác quyết, với một vẻ giản dị lạ thường :

        « trong vực sâu thẳm của khổ đau tôi (...)

           tôi không hề ngớt thương yêu từng người,

           tôi chẳng loại bỏ ai ngoài trái tim tôi.. »

 

Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận mất ngày 16 tháng 09 năm 2002 lúc 74 tuổi tại bệnh viện La Mã Piô XI vì bịnh ung thư .

 

Kẻ kế vị Ngài ở ghế chủ tịch Hội Đồng Công Chính và Hòa Bình, Đức cha Ra-pha-ê-lô Rê-na-tô Mác-ti-nô (Raffaelo Renato Martino), đã chủ tế, chiều ngày thứ Ba này, thánh lễ tưởng niệm người đầy tớ quá cố của Thiên Chúa tại nhà thờ La Mã « Santa Maria della Scala » mà Đức Hồng Y Thuận đã là hiệu tòa.

 

Trong một buổi đàm luận ở đài phát thanh Vaticanô, Đúc Cha Mác-ti-nô nghĩ là « di sản quý báu mà Đức Hồng Y Thuận để lại » đã giúp chính Đức Cha tham dự vào chính « cá tính nhân bản » của Ngài. Đức Cha Mác-ti-nô nhấn mạnh đến tính dễ thương, sự kín đáo, lòng quảng đại, tâm hồn tế nhị, tính thận trọng của Đức Hồng Y.

 

Đức Cha cũng nhắc đến

·      « trình độ văn hóa cao rộng » mà Đức Hồng Y « dấu với sự dè dặt », nhưng được thể hiện trong « sự khôn ngoan sâu đậm »,

·      « sức mạnh nội tâm »,

·      « tính quả quyết »,

·      « lòng nhẫn nại »,

tóm tắt là « một con người luôn luôn hiến thân cho tha nhân, với bất cứ giá nào ».

 

Đức cha Mác-ti-nô nhắc lại cách đặc biệt về vết dấu in sâu trong cá tính của Đức Hồng Ý quá cố bởi 13 năm trong lao tù và lưu đầy : những năm đó đã biến Ngài thành « một con người của Hòa Bình », « một Ki tô hữu bình thản », « một Giám Mục vững lòng tin ». Ngài luôn tin tưởng vào sự quan trọng của Học thuyết Xã Hội của Giáo Hội để xây dựng với sự sáng suốt « một thế giới công bằng và liên đới hơn ».

 

Trần Văn Toàn, chuyển dịch


Về Trang Mục Lục
Trở Về Trang Nhà