Cancun : Va-ti-ca-nô biện hộ cho những nhu cầu của một Phi Châu đang gặp « hiểm nguy ».

 

Bài thuyết trình của Đại diện Toà Thánh.

 

VATICAN, thứ ba 16 tháng 09 năm 2003 - Tại Căng-cun (Cancun) đại diện của Toà Thánh gợi lên những nhu cầu đặc thù của Châu Phi đang lâm vào cảnh «hiểm nguy», và tiếc rằng những thỏa thuận ở Doha (thuộc nước  Qatar) đã không gây ra hiệu quả, và Ngài lên án cách đặc biệt « sự tổn hại nặng nề » mà các tiểu nông dân Phi Châu phải lãnh chịu.

 

Phái đoàn của Toà Thánh, hướng dẫn bởi Đức Giám Mục Frank Dewane, Phó thư ký của Hội Đồng Giáo Hoàng Công Lý và Hoà Bình, đã tham dự Hội đồng các bộ trưởng lần thứ 5 của Tổ chức Thương Mại thế giới (OMC) tổ chức tại Cancun (Mễ tây cơ) từ ngày 10 đến 14 tháng 09. Toà Thánh giữ một vai trò quan sát viên trong Hội Đồng.

Trong bài thuyết trình, Đức Giám Mục Dewane đề cao sự nâng đỡ Phi Châu của Toà Thánh : « Toà Thánh ủng hộ những ai cùng nghĩ là phải để ý cách đặc biệt đến những nhu cầu đặc thù của Phi Châu hiện vẫn còn là một lục địa lâm vào hiểm nguy, yếu ớt trên phương diện giao thương và những lợi tức liên hệ.

Về phiên họp của Căng-cun, Đức Cha nhấn mạnh thêm : « cuộc gặp gỡ này là một lúc của hy vọng » mà « tất cả mọi nước tham dự phải trung thành với những lời hứa và những điều cam kết đối với những nước nghèo thực hiện hồi năm 2001 ở Doha để cho phiên họp được thành công.

 

Ngài than rằng : « Thực ra, chúng ta chưa thu thập được những tiến triển thỏa mãn về mặt giao dịch ở những nước nghèo nhất. Chúng ta cũng chưa thấy một hành đông mãnh liệt và kiên quyết để giúp những nước này được phát triển ».

Đức Cha tiếp : « Sự tham dự của Tòa Thánh vào những phiên họp giống như ở Căng-cun xuất phát từ mối quan tâm liên lỉ của Toà Thánh đến nhân loại và phẩm cách con người ».

 

Vị đại diện Toà Thánh nhấn mạnh tiếp : « việc giao dịch phải được thực hiện cho lợi ích của dân chúng chứ không phải tuyệt đối cho lợi ích của thương trường và kinh tế. Những luật lệ về thương mại, mang bản chất xã hội chính trị học, gây ra những tác dụng sâu đậm và lâu dài trên sự hiện hữu của nhân loại… Những luật đó phải thích nghi với những đòi hỏi của công bằng xã hội và cùng một lượt cho phép và ưu đãi sự phát triển nhân sinh ».

 

Đức Giám Mục trưởng phái đoàn của Toà Thánh sau đó đã gợi lại những thỏa thuận ký kết ở Doha và những đề tài phải được xét lại ở Căng-cun, điển hình là đề tài liên quan đến nông nghiệp.

 

Đức cha Dewane nhắc lại : « những sãn phẩm nông nghiệp phải là đối tượng của một ưu tư đặc biệt, vì chúng cấu tạo nên những thức ăn căn bản mà những người nghèo khổ, những nông dân nghèo không thể không có.

 

Những sự hạn chế này áp dụng cho những nước nghèo, thêm vào những chuyện phá giá, những tiền trợ cấp cho xuất cảng và những sự nâng đỡ công cộng của những nước đã phát triển, gây nên một sự thiệt hại nặng nề cho những tiểu nông dân. Ngược lại, những quốc gia đang phát triển cũng phải tránh trước hết sự lôi cuốn đưa vào con đường bế quan tỏa cảng quá khích ».

 

Thông Tấn Zenit

Trần Văn Toàn, chuyển dịch

 

 


Về Trang Mục Lục
Trở Về Trang Nhà