ĐGH không sửa soạn gì hết để tránh quan trọng hóa ngày mừng Ngân Khánh Giáo Hoàng.

Ý nghĩa của những nghi thức mừng ngân khánh giáo hoàng theo lời trình bày của Đức Hồng Y Rê (Re).

 

VATICANÔ, thứ Sáu ngày 26 tháng 9 năm 2003 - Đức Hồng Y Rê (Re) nhấn mạnh trong một buổi nói chuyện với Ông Dino Boffo, Giám Đốc tờ nhật báo công giáo ý đại lợi L’Avvenire : «  ĐGH không sửa soạn gì hết để tránh quan trọng hóa ngày mừng ngân khánh của chức vụ giáo hoàng của Ngài ».

 

ĐHY Giovanni Battista Re, 69 tuổi, cộng tác viên thân cận nhất của ĐGH, phục vụ Tòa Thánh từ năm 1963. Năm 1971, Ngài trở thánh thư ký của ĐHY Benelli, Phụ Tá Quốc Vụ Khanh, trách nhiệm Ngài đã lãnh nhận từ 1989 đến năm 2000. Sau đó, Ngài lãnh nhận trọng trách Bộ Trưởng Bộ Giám Mục.

 

ĐHY Re tiết lộ : « cho ngày Ngân Khánh Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha không muốn những nghi lễ đặc biệt ». Ngài đã không sửa soạn gì hết để tránh quan trọng hóa ngày ngân khánh. Và dưới một vài khía cạnh, Ngài đã tìm cách để hướng sự chú ý của thiên hạ nhiều hơn về năm Mân Côi, mà các giáo phận đã tiếp đón cách lanh lẹ. Nhưng những giáo dân trên toàn thế giới ước mong là ngày ngân khánh giáo hoàng cũng được tổ chức cách tương xứng. Vì thế các Hồng Y đã nghĩ là phải mừng biến cố này bằng một sáng kiến riêng như sau : các Đức Hồng Y sẽ tụ tập tất cả ở Rô-Ma, chung quanh ĐGH, trong những ngày 15 đến 18 tháng 10 ».

Hồng Y đoàn gồm có 164 vị, với 55 vị không còn quyền cử-tri vì đã quá 80 tuổi. Các Đức Hồng Y cử tri hiện giờ có 109 : con số này có thể lên tới 120 theo luật định bởi ĐGH GP II. Điều này làm khơi lên những tin đồn trong Hồng Y đoàn tại Rô-Ma là sẽ có những tân Hồng Y sẽ được phong chức.

 

ĐHY Re nói thêm : « Sự suy tư của Hồng Y Ðoàn sẽ được quy tâm về « những đề tài quan trọng cho Giáo Hội » như : sứ vụ giáo hoàng và sự hiệp nhất trong hàng giáo phẩm, các linh mục, đời sống tận hiến và những ơn gọi, gia đình, phong trào đại kết và sự đối thoại giữa các tôn giáo, nhiệm vụ truyền giáo, sự phục vụ hòa bình. Các Đức Hồng Y, các Đức Giáo Phụ và các Giám Mục trưởng các Hội Đồng Giám Mục cũng sẽ hiện diện, ngày 16 tháng 10 buổi sáng, lúc ĐGH ký Tông Huấn mang đề tài « sứ vụ của các Giám Mục » và, buổi chiều, tất cả đều tham dự thánh lễ do ĐGH chủ tế. Ngày 17 tháng 10, Hồng Y Đoàn sẽ dâng hiến ĐGH một buổi hòa tấu để vinh danh Ngài.

 

ĐHY Re giải thích : « Các nghi lễ từ giữa tháng 10 có hữu ích để chúng ta hiểu được vai trò duy nhất mà Đức Ki Tô đã trao cho thánh Phê-Rô và các đấng kế vị, cũng như để nhấn mạnh hình thức độc đáo mà ĐGH này đã chu toàn vai trò được trao phó trong 25 năm ».

 

Về bài Tông Huấn viết về sứ vụ của Giám Mục, vị cộng tác viên của ĐGH về các giám mục nhấn mạnh rằng : « sự trùng hợp may mắn và tràn đầy ý nghĩa » của chữ ký của ĐGH ngày 16 tháng 10. Thực thế, ĐGH chỉ mới hoàn thành sự biên tập của tờ Tông Huấn đặc biệt nói về khuôn mặt và sứ vụ của giám mục. Nhưng ngày ký không phải là một sự tình cờ. Đó chính là một món quà mà ĐGH GP II muốn tặng cho tất cả các anh em trong hàng giáo phẩm và các giáo phận của các vị trong dịp này ».

Đối với ý nghĩa của sự phong Á Thánh Mẹ Tê-rê-xa vào ngày hôm đó, ĐHY Bộ Trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của Đấng kế vị Thánh Phê-Rô đối với Mẹ Tê-rê-xa : « ai cũng biết tình thương mà Mẹ Tê-rê-xa đã luôn dành cho ĐGH. Mẹ đã bảo vệ ĐGH lúc cần thiết và Mẹ ủng hộ tất cả những điều ĐGH muốn đề cao, bắt đầu bằng sự bảo trì sự sống. Mẹ đã đi vào trong tim của nhân loại. Khi nâng Mẹ lên hàng Á Thánh, ĐGH đưa mẹ lên như một gương mẫu và như một sự hiện diện của sự bầu cử mãnh liệt trước mặt Chúa ».

 

Đức Hồng Y Re nhấn mạnh khía cạnh « đặc biệt » của ngày ngân khánh này và nhắc lại rằng, ngoài thánh Phê-Rô, chỉ có hai ĐGH đến ngày hôm nay có triều đại lâu dài hơn Đức Gio-an Phao-Lồ II là ĐGH Piô IX (Pie IX) (32 năm) và Léon XIII (25 năm và vài tháng).

 

ĐHY Re còn thêm : « Còn đặc biệt hơn nữa nếu người ta coi là « ngày 13 tháng năm 1981 triều đại giáo hoàng này đã suýt có thể bị chấm dứt một cách hung bạo nếu bàn tay vô hình của Mẹ Maria đã không làm trệch viên đạn để giết Ngài ». « Viên đạn xuyên qua người ĐGH đã được tìm thấy trên chiếc xe Gíp (Jeep) và hiện nay được gắn vào vương miện trên đầu Đức Mẹ ở Thánh Điện Fatima. Sự gìn giữ hết sức đặc biệt này của Mẹ Maria cũng được biểu trưng bằng hình ảnh ghép mảnh mà khách hành hương thấy ở công trường thánh Phê-rô khi họ huớng ánh mắt nhìn lên về phiá phải và thấy lời cầu khẩn :  « Mẹ của Giáo Hội » (Mater Ecclesiae). Một hình thức để nhắc nhớ lại vụ ám sát ĐGH.

 

« Chứng từ được cống hiến bởi Đức GP II trong một phần tư thế kỷ và điều là Ngài không nản chí trước những khó khăn gặp phải về phương diện thể xác, mà còn tiếp tục với một ý chí cương quyết và lòng dũng cảm, bằng cách đặt lòng trông cậy của Ngài vào Thiên Chúa, là một gương soi và một lời giảng huấn. Ngay cả thế giới dân sự cũng bị thu hút bởi chính bản thân ĐGH, người có sức mạnh và tình chính thực ».

 

Cuối cùng, giữa « nhiều sự việc » đã được Đức Hồng Y đặc biệt chú ý nơi bản tính ĐGH GP II, ĐHY nói : « Sự an toàn. Đó là một con người có cội rễ chắc chắn, một sự nhìn xa thấu suốt, một sự vững vàng vĩ đại về trí thức và đời sống thiêng liêng. Rồi khả năng của Ngài để đối thoại với các đám đông. Nhưng điều làm tôi cảm phục nhất là sự mãnh liệt của lời kinh nguyện của Ngài. Ngài có một tâm hồn thần bí. Thật là rõ ràng, người ta thấy là với hạnh phúc, với sự hồn nhiên, với sự mau lẹ ĐGH chuyển từ sự giao thiệp nhân bản với con người, đến sự tịnh tâm trong đối thoại thân mật với Thiên Chúa. Khi Ngài cầu nguyện, người ta có cảm tưởng là tất cả những gì chung quanh Ngài không còn ảnh hưởng gì đến Ngài. Ngài cầu nguyện trước mỗi cuộc gặp gỡ và trước mỗi quyết định. Những quyết định quan trọng nhất được chín mùi trong những tuần cầu nguyện ».

 

Thông Tấn Zenit

Trần văn Toàn, chuyển ngữ


Về Trang Mục Lục
Trở Về Trang Nhà