Đức Hồng Y Ratzinger : Chủ thuyết tương đối là « vấn đề lớn nhất của thời đại chúng ta.. ».

 

Sách mới của Hồng Y Bộ Trưởng Bộ Giáo Lý ĐứcTin.

 

Rô-Ma, thứ Hai ngày 29 tháng 09 năm 2003 – Ý thức được sự kiện là việc đối thoại giữa các tôn giáo trở thành một trong những điểm nóng bỏng của Thần Học, Đức Hồng Y Giu-se Rát-danh-gơ (Joseph Ratzinger) đã muốn cống hiến phần suy tư riêng của Ngài vào sự đối thoại này bằng cách ấn hành một cuốn sách mới mang tựa đề : « Đức Tin, Chân Lý, sự khoan dung – Ki tô giáo và những tôn giáo trên thế giới » (« Fede, Verità, tolleranza – Il cristianesimo e le religioni del mondo », nhà xuất bản Cantagalli).

 

ĐHY Bộ Trưởng bộ giáo lý Đức Tin viết : « Vấn đề đích thực là vấn đề của Chân Lý ». Ngài tiếp : « Chủ thuyết tương đối chủ trương tất cả những quan điểm đều chân thật (ngay cả lúc chúng đối ngược nhau), được phổ biến rộng rãi cách đặc biệt, kể cả trong « khoa thần học », là « vấn đề lớn nhất của thời đại chúng ta ».

 

Trong cuốn sách mới của Ngài, ĐHY Ratzinger tìm hiểu xem «  thuyết tương đối thực sự là điều kiện tiên quyết cần thiết cho sự khoan dung hay không ?; các tôn giáo đều bình đẳng hay không ? ; và có thể biết được chân lý hay không ? ».

 

Sách của ĐHY, khoảng 300 trang, thực ra là một loạt những bài thuyết trình mà ĐHY Ratzinger đã đọc trong 10 năm vừa qua. Đoạn đầu là một bài đã được in vào năm 1964 nghiên cứu về hiện tượng học của các tôn giáo để trình bày sự khác biệt đặc thù so với ki tô giáo.

Trong đoạn mang tựa đề « sự biến chuyển về đề tài của Đức Tin, của tôn giáo, và của văn hóa »,  Ngài đã viết : « dường như sự khoan dung và sự kính trọng tha nhân đã áp đặt ý tưởng của sự bình đẳng giữa các tôn giáo ».

 

Nhưng Ngài nhận xét rằng, dưới ánh sáng của Mạc Khải ki tô giáo, « trong Chúa Giê-su Kitô, một tặng vật mới, một tặng vật chủ yếu – Chân Lý – đã được dành cho chúng ta, và chúng ta, vì thế, có bổn phận phải trao tặng lại cho nhũng người khác cách tự do ».

ĐHY nhìn nhận rằng : « tuyên bố là thực sự chỉ có một chân lý, vững chắc trong lịch sử, trong dung nhan của Chúa Giê-su Kitô và trong niềm Tin của Giáo Hội, được coi như là trào lưu chính thống cực đoan và được trình bày như một sự ám sát tinh thần cận đại, và như một sự đe dọa đa thể chống lại của quý tột bực của mình : sự khoan dung và tự do ».

 

Tuy nhiên, Ngài khẳng định : « từ bỏ chân lý không giải thoát được con người ». Ngược lại, như Ngài nghĩ : « Đức tin ki tô giáo thúc đẩy cách triệt để đến vấn nạn của chân lý », bằng cách giữ kỹ trong tâm tưởng là « chân lý không hành hung ai cả ».

 

ĐHY viết tiếp : « Đức tin ki tô giáo liên quan đến mọi người, chỉ trong trường hợp điều đó là chân lý ». Nếu đức tin không phải là chân lý, thì đó chỉ là một cách diễn tả mộc mạc của một văn hóa mà thôi.

 

Trong thế giới mới không tín điều, hay trong một thế giới chỉ có một tín điều duy nhất là chủ thuyết tương đối theo đó mọi quan niệm đều đúng (ngay cả lúc chúng mâu thuẫn nhau), thì sự thách đố lớn lao, theo ĐHY, là làm thế nào để « Đức tin và lý trí gặp nhau ».

Nhưng nếu có thể tìm được chân lý, sự liên quan giữa các tôn giáo khác nhau sẽ ra sao ? ĐHY trả lời bằng một câu hỏi : « Con người không phải tự mình đi tìm kiếm, tự cố gắng tẩy sạch lương tâm hầu để sát gần - tối thiểu là như thế - các hình thức của các tôn giáo trong sạch nhất sao ? ».

 

Vì thế các ki tô hữu phải tránh « chỉ truyền lại một tập hợp có quy củ cho những thể chế hay tư tưởng, nhưng phải tìm kiếm cách liên tục để đạt tới độ sâu của Đức tin, là sự tiếp xúc đích thực với Đức Ki Tô ».

 

ĐHY Ratzinger xác định : « điều dẫn con người đến Thiên Chúa chính là năng động của lương tâm và của sự hiện diện âm thầm của Thiên Chúa trong lương tâm chứ không phải sụ thần thánh hóa của những gì hiện hữu mà người ta tìm thấy ở đâu đó để miễn trừ con người một sự tìm tòi sâu đậm hơn ».

 

Thông tấn Zenit

Trần văn Toàn, chuyển ngữ


Về Trang Mục Lục
Trở Về Trang Nhà