Sự đau đớn thể xác là : «  ẩn ngữ hay là huyền bí », đàm thoại với Đức Cha Follo.

Cuộc hội thảo ở UNESCO.

VATICANÔ, thứ Ba ngày 23 tháng 12 năm 2003 (zenit.org/french) – Các thiên thần hát trong ngày Giáng Sinh : « Vinh danhThiên Chúa trên trời ». Chính là lúc đi khám phá trang trên mạng lưới điện tử « inx16 », trang của giới trẻ của Hội Thánh Công Giáo bên Pháp ở địa chỉ : http://inx16.cef.fr .

« Inx16 » đề nghị giữa những đề tài khác, cuộc đàm thoại của Thoma Gueydier với Đức Cha Follo.

Trong viễn tượng của sự bế mạc của năm Âu Châu cho những người tàn tật, Đức Cha Francesco Follo, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại trụ sở UNESCO, đã thực sự  tổ chức một cuộc hội thảo ngày 10 tháng 12, tại Paris, trụ sở của tổ chức này, về đề tài sự đau đớn thể xác.

Hỏi : Tại sao Đức Cha tổ chức buổi hội thảo này về sự đau đớn tại UNESCO và Đức Cha mời những ai để bàn về chuyện này ?

Trả lời : Từ đầu, mục đích của cuộc hội thảo này là để cho nghe tiếng nói của Giáo Hội nhân dịp năm về sự tật nguyền 2003. Vì thế, tôi đã mời cách ưu tiên tại UNESCO Đức Bộ Trưởng Bộ Giáo Hoàng về y tế, ĐHY Javier Lozano Barragan để Ngài trình bày bức Tông Thư của ĐGH GP II mang tựa đề : « Salvifici Doloris » (sự đau đớn cứu rỗi). Sau đó tôi đã mời Cha Luciano Lotti, cựu giám đốc tờ báo « Studi su Padre Pio » (nghiên cứu về Cha Piô), để Ngài gợi nhắc lại công trình của Cha Piô. Vì nếu Giáo Hội nói qua lời của ĐGH và các Hồng Y, Giáo Hội cũng được đại diện bởi dân Chúa và giữa lòng dân Chúa, bởi những kẻ giữ một chỗ đầy  ý nghĩa, cụ thể là các thánh. Hai Thánh Nhân khác mà tôi muốn mọi người lưu ý tới là Mẹ Tê-rê-sa mà tôi đã có may mắn gặp nhiều lần, cũng như cô bé Tê-rê-xa. Chính cha Zambelli, giám đốc của Thánh Điện tỉnh Lộ Đức và là cựu giám đốc Thánh Điện tỉnh Lisieux, đã nói chuyện với chúng ta về các nữ Thánh. Sau đó, cựu phối-hợp-viên của cộng đoàn « l’Arche » đã diễn thuyết về đề tài của sự đau đớn mà những người tật nguyền não trạng vương mang, bằng cách cho thấy là câu trả lời đã được cho biết qua sự chia sẻ cuộc sống của ông với những người này. Cuối cùng Bác Sĩ Mirabel đã đến để tường trình về kinh nghiệm của mình dưới cương vị một bác sĩ chuyên viên về ung thư ở bệnh viện Lille. Các triết gia không tìm thấy giải pháp cho xì-căng-đan phi lý của sự đau đớn và sự dữ. Nếu theo thi sĩ Claudel vào năm 1886, con người rút kinh nghiệm cách khổ sở về phi lý, là vì trong mình có một cơn khát về chân lý, một sự ước muốn liêm khiết, trong trắng, tất cả không thể bị đụng chạm bởi sự phi lý. Rất nhiều người đã tố cáo xì-căng-đan này của sự tử vong của những người vô tội, để đôi khi dùng làm « chứng cớ không chối cãi được về sự không hiện hữu của Thiên Chúa ». Vì thế nhiều người cùng thời với chúng ta xuôi theo, hoặc trong sự lãnh đạm thờ ơ, hoặc trong sự phạm thượng mà qua đó họ muốn tự bảo vệ mình khỏi xì-căng-đan đó. Một số tìm cách ra khỏi vòng đó bằng cách nói rằng sự dữ là một ảo tưởng. Nhưng tránh câu nghi vấn về sự dữ bằng cách bịt mắt để khỏi nhìn thực tại và để khỏi đau khổ nữa, có phải là một giải pháp xứng đáng cho con người không ? Sự dữ  đã luôn là điều trở ngại cho tinh thần trong tất cả mọi tôn giáo và trong tất cả mọi triết lý. Sự dữ là một vấn đề không thể tránh được mà còn có thể đưa tới hoặc là sự nổi loạn hoặc sự tự sát nội tâm hay ngoại tâm, nghĩa là sự từ chối con người và đời sống, hoặc sự từ chối Thiên Chúa trong một cách kết án mà không bao giờ tìm thấy câu trả lời, trừ phi  Thiên Chúa đồng ý với chúng ta.

Hỏi : Đích thân Đức Cha có biết Cha Piô không ?

Trả lời : Thưa không, đáng tiếc là không. Điều đã đánh động tôi khi tôi đọc tiểu sử của thánh này, là Ngài đã có những dấu thánh trong 50 năm mà không bao giờ phàn nàn. Hơn nữa, Ngài đã luôn tìm cách làm thuyên giảm nỗi đau của tha nhân. Bệnh viện mà Ngài đã sáng lập được gọi là « Căn nhà giảm thuyên đau đớn » (Casa Sollievo della Sofferenza).

Hỏi : Qua tất cả những trao đổi này, Đức Cha đã lưu giữ được gì ?

Trả lời : Tôi đã kết luận bằng cách tuyên bố rằng sự tổng hợp đã được tìm thấy trong tờ giấy quảng cáo của buổi hội thảo đã được mang tựa đề : « Sự đau đớn : ẩn ng’ư hay là huyền bí » và mang biểu tượng một thập tự dưới dạng một mỏ neo. Khi chuẩn bị cuộc hội thảo này, tôi đã nhớ lại rằng dấu chỉ của Hy Vọng đã là mỏ neo và những tín hữu đầu tiên đã dùng mỏ neo để tượng trưng Thập Tự khi họ sống trong bí mật dưới cơn bắt bớ. Chính vì thế tôi đã chọn để in trên trang quảng cáo thập tự này dưới dạng mỏ neo mà người ta còn tìm thấy trong các hang hầm mộ. Hai con cá được tượng trưng ở hai bên mỏ neo nhắc nhớ rằng Đức Kitô biến chúng ta, đã được « câu » bởi Ngài, thành những người « câu » người. Tóm tắt lại, tôi đã muốn làm tỏa lộ trong cuộc gặp gỡ này như các thánh nhân đã trả lời cho ẩn ngữ và huyền bí của đau đớn, mỗi vị mỗi cách, một cách khác hơn là bằng những lý thuyết. Tôi nghĩ là, nhất là trong lãnh vực này, sự thực tập phải được xây dựng trên một tư tưởng mà chính tư tưởng này phải được dựa trên kinh nghiệm… Vế cuối buổi hội thảo, Đại Sứ của Arabie Saoudite đã đến nói với tôi rằng ông ta đã học để yêu thương nhiều hơn nhân vị. Điều đó đã làm tôi xúc động nhiều vì đến từ một người ngoài kitô giáo. Điều đó chứng minh rằng có những sứ điệp thật là công giáo, nghĩa là « hoàn vũ », đánh động tất cả mọi người.

Câu nghi vấn được buổi hội thảo nêu ra là : « sự đau đớn thể xác (la douleur) là ẩn ngữ hay huyền bí ? » chứ không phải là : « sự đau khổ tinh thần (la souffrance) là ẩn ngữ hay huyền bí ? ». Có sự khác biệt cần được làm giữa đau đớn thể xác (la douleur) và nỗi đau tinh thần (la souffrance) (nỗi thống khổ) không ?

Nói đến « sự đau đớn thể xác » (la douleur), người ta nghĩ đến một cơn đau có thể bị hủy diệt hay thuyên giảm được nếu người ta không thể hủy diệt nó cách trọn vẹn. Nói đến nỗi thống khổ (la souffrance), ngược lại, người ta chỉ định một nỗi đau không thể hủy diệt được. Nỗi thống khổ có một chiều kích sâu đậm hơn, thuộc về tinh thần hơn. Trong ý nghĩa này, ĐHY Barragan đã nói cho chúng ta về nỗi thống khổ (la souffrance) (nỗi đau tinh thần) chứ không phải về sự đau đớn thể xác (la douleur).

Hỏi : Như thế, sự đau đớn (hay là nỗi thống khổ) có phải là một ẩn ngữ hay là một điều huyền bí ?

Trả lời : Trước hết, phải ghi nhận rằng nỗi thống khổ (la souffrance) không phải là « một vấn đề » vì ai nói đến vấn đề là nói đến giải pháp. Vì không có giải pháp cho nỗi đau tinh thần. Cũng không phải là một ẩn ngữ (enigme) vì người ta luôn có thể hiểu được một ẩn ngữ, như Œdipe khi ở cửa của thành Thèbes đã giải đáp được ẩn ngữ của quái vật Nhân Sư (Sphinx, mình người đầu sư tử). Ngược lại, người ta có thể nói đó là một huyền bí. Nhưng coi chừng ! Huyền bí, đối với người ki tô hữu không phải là một sự thiếu ý nghĩa nhưng là có quá nhiều nghĩa, một sự thừa thãi của ánh sáng mà trước đó con người phải nhắm mắt lại để khỏi bị chói. Huyền bí của nỗi thống khổ trong kinh nghiệm kitô giáo không phải là một điều được định nghĩa cách chối bỏ như một điều không thể hiểu nổi. Đó không phải là một bức tường nhưng là một cánh cửa rộng mở đến Vô Tận, một cánh cửa mà Thập Tự là chìa khóa. Nói cách khác, nỗi thống khổ không phải là một cửa đóng kín của một nấm mộ nhưng là một cửa mở. Sự chết và nỗi thống khổ thường mang những khía cạnh bi đát nhưng chúng có một lối thoát. Lối thoát đó ít ra là Niềm Hy Vọng đã được ban cho chúng ta. « Để hy vọng, phải đã được nhận một hồng ân lớn lao » như Péguy đã nói. Nhờ Hy Vọng, nỗi thống khổ hiện ra cho chúng ta như một sự thiếu vắng của một của cải mà chúng ta đã có nhưng hiện thời không thấy. Một văn sĩ người ý, đã tự vận, đã tuyên bố : « Nếu chúng ta chẳng có một hứa hẹn gì, tại sao chúng ta lại mong chờ ? ». Cuối cùng, nỗi thống khổ trở thành một dịp để phát triển.

Hỏi : Có phải Giáo Hội chỉ có một lời nói ngoài môi miệng để đề nghị cho sự đau khổ tinh thần không ?

Trả lời : Không. Trong lịch sử của Giáo Hội, vẫn luôn có những thần học gia trong thư phòng nhưng song song với họ, vẫn luôn có một sự suy tư thực sự dựa trên kinh nghiệm. ĐGH qua chính bản thân Ngài, đã đóng góp nhiều cho thần học, là một người đã đau khổ nhiều trong suốt nhiệm kỳ giáo hoàng của Ngài. Ngài đã là nạn nhân của vụ ám sát Ngài khi Ngài đã viết bức Tông Thư về nỗi đau tinh thần vào năm 1984. Hơn nữa, cũng đừng quên rằng bệnh viện đầu tiên đã được thành lập vào năm 1480 bởi thánh Ca-ta-ri-na thành Gê-na (Catherine de Gênes). Những cuộc tìm kiếm khảo cổ cho chúng ta thấy là những bệnh viện không có trong thế giới của những người ngoài kitô giáo. Công việc được thực thi hiện nay bởi cộng đoàn « l’Arche » hay bởi những bác sĩ kitô giáo, như Giáo Sư Mirabel cũng mang đầy ý nghĩa. Chính vì điều đó mà tôi đã muốn họ chia sẻ những kinh nghiệm của họ trong cuộc hội thảo này.

Hỏi : Thái độ phải có trước những người đau khổ, hiển nhiên là lòng trắc ẩn. Nhưng Duu& ĐCha không nghĩ là điều thiếu cho xã hội chúng ta là một suy lý về ý nghĩa của sự đau khổ tinh thần hay sao ?

Trả lời : Các ông, người pháp, các ông thích nhào trộn những ý tưởng. Thật là một điều may cho những người Ý là không có điều đó ! Đức Kitô đã đến thế gian không phải để giải thích Thập Tự nhưng là để làm đầy Thập Tự bởi sự hiện diện của Ngài, như Thi Hào Claudel đã nói cách thật tài tình. Nói như thế để cho thấy là thiên hạ cần ý nghĩa. Xin cho phép tôi trích dẫn một tác giả Ý về đề tài này, Thi Hào Dante : « Các ngươi không được sinh ra để trở thành như loài thú vật nhưng để theo đuổi đức hạnh và kiến thức ». Nhưng vấn đề với sự đau đớn thể xác trước hết không nằm ở trong câu hỏi về « ý nghĩa » nhưng trong cách thức mà ngườii ta có thể thắng vượt được nó. Đây là điều ưu tiên tuyệt đối : thắng được sự đau đớn thể xác. Vả lại Đức Kitô đã không đến để đem ý nghĩa cho nỗi đau tinh thần (la souffrance) hơn là để biến hóa nó thành đối nghịch của nó, nghĩa là thành một điều tích cực dẫn đến ơn Cứu Rỗi. Tôi lập lại : người ta chỉ trả lời cho sự đau đớn thể xác bằng cách chiến thắng nó mà thôi.

 

Xem Phần 2

Trần Văn-Toàn


Về Trang Mục Lục
Trở Về Trang Nhà