Những người tật nguyền giữa lòng một sứ điệp của ĐGH GP II.

Hội nghị chuyên đề của Bộ Giáo Lý Đức Tin.

VATICANÔ, thứ Năm ngày 08 tháng 01 năm 2004 (zenit.org/french) - Một xã hội được thành lập trên sự phân chia kỳ thị và trên tiêu chuẩn của sự hữu hiệu thì không xứng đáng với nhân loại, là lời tuyên bố của ĐGH GP II trong sứ điệp của Ngài gửi cho những người tật nguyền tâm thần : phải bảo đảm cho họ những quyền lợi ngang hàng của bất cứ một người nào khác.

« Thế giới của những quyền lợi không thể là của riêng độc nhất của những người đầy sức khỏe », là điều ĐGH đã tuyên bố trong một sứ điệp gửi cho những tham dự viên của hội nghị chuyên đề quốc tế được tổ chức tại La-mã bởi Bộ Giáo Lý Đức Tin về chủ đề : « Phẩm cách và quyền lợi của nhân vị mang tật nguyền tâm thần ».

ĐGH khẳng định : « Người mang một tật nguyền là một cá nhân đầy nhân bản với những quyền lợi thiêng liêng và bất khả ly thân, đặc thù của mọi tạo vật nhân bản ». Vì thế giá trị của đời sống giữa một cộng đoàn được đo lường một phần lớn bởi sự dấn thân trong việc giúp đỡ những người yếu đuối nhất.

ĐGH cảnh cáo : « Một xã hội chỉ dành chỗ cho những thành viên đầy khả năng, hoàn toàn tự chủ và tự lập, sẽ không phải là một xã hội xứng đáng với con người. Sự phân biệt kỳ thị trên căn bản của tính cách hữu hiệu cũng không kém bị khinh bị hơn là sự kỳ thị dựa trên chủng tộc, phái nam hay nữ hay trên tôn giáo ».

ĐGH khuyên bảo : « Sự nhìn nhận những quyền lợi vì thế phải được theo dõi bởi một sự dấn thân thành thực của mọi ngưoơi để tạo nên những điều kiện cụ thể cho cuộc sống, những cơ cấu nâng đỡ, những sự bảo vệ qua luật pháp, có thể trả lời cho những nhu cầu và những năng động của sự sinh trưởng của người tật nguyền và của những người chia sẻ tình huống của họ, bắt đầu bằng gia đình của họ, …. Cho dù điều đó có ngầm chứa một gánh nặng kinh tế và xã hội ».

Nhưng ĐGH GP II cũng gợi lên tầm quan trọng của những chiều kích cảm xúc và sinh lý của người bị tật nguyền, Ngài than rằng : « đó là một khía cạnh thường bị tẩy chay hay giải quyết một cách hời hợt và giảm thiểu hay đầy tính cách tư tưởng hệ ».

Về vấn đề giáo huấn cảm xúc và sinh lý của người bị tật nguyền là do sự xác tín rằng họ có một nhu cầu về tình cảm trìu mến, tối thiểu cũng ngang bằng nhu cầu của bất cứ ai. Họ cũng thế, họ cần yêu thương và được yêu, cần sự trìu mến, sự kề cận, thân mật ».

ĐGH viết : « Những kinh nghiệm thu lượm được trong một vài cộng đoàn kitô hữu, đã chứng minh rằng một đời sống cộng đoàn mãnh liệt và đầy thích thú, một sự nâng đỡ giáo dục liên tục và kín đáo « thường gặt hái được kết quả là làm quân bình lại phương diện cảm xúc của một cá nhân bị tật nguyền tâm thần và hướng dẫn họ sống những liên quan liên-chủ-thể cách dồi dào, phong phú và đem lại cho họ sự bình thản ».

ĐGH tiếp : « Không thể hồ nghi được nữa là những người tật nguyền cho ta thấy sự mảnh dẻ yếu đuối thực sự của thân phận con người. Họ là một lối diễn tả của thảm kịch của sự đau đớn và, trong thế giới chúng ta, một thế giới khao khát sự hưởng thụ và ngây ngất bởi vẻ đẹp phù du và lừa dối, những khó khăn của họ thường được cảm nhận như một xì-căng-đan hay một sự thách thức, và những vấn đề của họ được coi như một gánh nặng phải quăng đi hay phải được giải quyết một cách vội vàng. Ngược lại, họ là những hình ảnh sống động của Chúa Con chịu đóng đinh ».

ĐGH tiếp tục trong sứ điệp của Ngài : « Những người tật nguyền là « vẻ đẹp mầu nhiệm của Đấng đã tự « lột trần » cho chúng ta và đã vâng lời cho đến chết. Họ cho chúng ta thấy là điều chắc chắn tối hậu của con người, trên mọi dáng vẻ bên ngoài, được đặt để trong Chúa Giê-su Kitô. Vì thế chúng ta có thể nói được cách hợp lý rằng những người tật nguyền là những nhân chứng ưu đãi của nhân loại. Họ có thể giáo huấn cho tất cả biết thế nào là tình yêu cứu thoát và họ có thể trở thành những người loan báo tin của một thế giới mới, không còn được thống trị bởi sức mạnh, bạo lực hay tính hung dữ, nhưng bởi tình yêu, sự liên đới, sự đón tiếp, một thế giới mới được biến hình bởi ánh sáng của Đức Kitô, Con Thiên Chúa đã Nhập Thể cho chúng ta, đã chịu đóng đinh và đã phục sinh ».

ĐGH nhấn mạnh : « Thiên Chúa luôn ở về phía những người bé nhỏ, những người nghèo đói, những kẻ đau khổ, và những người bị bỏ rơi ngoài lề xã hội. Khi nhập thể làm thân phận con người và khi sinh ra trong sự nghèo nàn của một chuồng bò, Con Thiên Chúa đã tuyên bố qua chính bản thân của Ngài sự phúc hạnh của những kẻ bị đau khổ. Sau Núi Can-ve, Thánh Giá đã được ôm hôn bằng tình yêu, trở thành con đường của sự sống và dậy cho mỗi người biết rằng, nếu chúng ta biết đi với một sự phó thác trong tin tưởng trên con đường mệt nhọc và khó khăn của đau khổ của thân phận con người, niềm vui của Đức Kitô hằng sống sẽ nở rộ cho chúng ta và anh em chúng ta, vượt quá mọi ước muốn và mọi mong chờ ».

Trần văn Toàn, dịch


Về Trang Mục Lục
Trở Về Trang Nhà