I-Rắc : Tình trạng bi thảm của các ki tô hữu. Chứng từ của Thông Tấn Xã Fides.

 

Vaticanô, thứ tư ngày 13 tháng 10 năm 2004 (Zenit.org) - Về tình trạng các ki tô hữu bên I Rắc, Thông Tấn Xã Fides, cơ quan của Bộ Truyền Giáo các Dân Tộc, đã nhận chứng từ bi thảm của Cha Nizar Semaan, linh mục người I Rắc : « Người ta nhận thấy một sự sợ hãi lớn, nhất là nơi những ki tô hữu, họ bị đe dọa bởi những nhóm quá khích hoạt động ngay ban ngày tại Mốt Xun (Mossoul), mà đến bây giờ không có ai có đủ khả năng ngăn cản những người đó. Cảnh sát địa phương không có đủ lực và chẳng có thể làm gì được cả. Những phong trào này phá hủy xã hội và sự chung sống hòa bình giữa các ki tô hữu và các tín hữu hồi giáo. Đó thật là một vấn đề quan trọng, và nếu người ta không tìm thấy một giải pháp sớm, tình hình sẽ trở nên trầm trọng.

Những tuần vừa qua, tại Mốt Xun, những nhóm tín đồ Xuyn Nít (Gua ha Bít) đã đe dọa những linh mục dòng Đa Minh, và tất cả những dân chúng thuộc ki tô giáo, bằng cách ra lệnh cho họ phải rời bỏ thành phố và để lại tất cả của cải. Một vài ki tô hữu muốn bán các cơ sở của họ tại Mốt Xun không làm thế nào để tìm ra người mua, bởi vì lời tuyên bố của Im Man (= linh mục hồi giáo) trong bài giảng của ông ta vào ngày thứ sáu. Tôi đã gặp một người hồi giáo mà tôi quen biết như một người ưa chộng hòa bình và tôi đã hỏi ông ta lý do của bạo lực này. Ông ta đã trả lời là ông ta bình thản trong cả tuần, nhưng khi ông ta đi cầu nguyện, thứ sáu vừa qua, khi nghe bài giảng của Im Man, ông ta đã mất khả năng để lý luận, và tâm trí ông bị lấp đầy bằng hận thù và bạo lực.

« Trong đường phố, chúng tôi không thể chịu đựng được nữa những xúc phạm và những thái độ của những người quá khích, đặc biệt chống lại những thiếu nữ công giáo. Những nữ sinh viên bị bắt buộc đeo khăn chùm đầu để có thể vô đại học.

« Thật là một thảm cảnh cho những ki tô giáo, và tất cả đều tự hỏi : ai bảo vệ chúng tôi ? Nếu chúng tôi cầu cứu người Mỹ, chúng tôi sẽ bị kết án là cộng tác và phản động và chúng tôi như thế sẽ đáng bị tử hình. Nếu chúng tôi chạy đến với những người Kurdes và xin họ bảo vệ chúng tôi, người ta sẽ kết án chúng tôi là hoạt động chống lại sự thống nhất của quốc gia I Rắc. Nhiều người hồi giáo tại Mốt Xun, những người thiện chí, không chấp nhận những sự đe dọa này, nhưng họ không có can đảm để lên án những điều đang diễn ra, vì họ cũng sợ cho đời sống của họ. Ông tỉnh trưởng thành phố đã cảnh cáo cách mãnh liệt những nhóm này, và người ta hy vọng là ông ta sẽ ra tay trước khi không còn kiểm soát được tình hình nữa. Những ngày vừa qua, một bác sĩ người hồi giáo nổi tiếng đã bị ám sát. Để phản đối điều đó, các bác sĩ và nhân viên bệnh viện đã quyết định đình công ba ngày.

Nhiều người ki tô hữu, ngay cả những người khá giả ở thủ đô Bác Đát, rời bỏ thành phố để sang nước Xi Ri hay Giọc Đa Ni, hay về phía bắc nơi họ được người Kurdes bảo vệ. Nhiều bác sĩ, kỹ sư và giáo sư đại học đã rời I Rắc vì đã bị đe dọa. Những người quyết định ở lại bị dọa phát giác liên tục : nếu họ muốn sống, họ phải trả những món tiền rất lớn. Đó là một trận chiến mở rộng chống lại những người có tài năng và những người hoạt động để làm cho tình hình đất nước được tốt đẹp hơn. Đây là mục tiêu của những nhóm quá khích : đuổi ra khỏi I Rắc những người có học thức, những chủ hãng xưởng, để làm sao chỉ còn lại toàn những người khủng bố tại chỗ. Như thế, I Rắc rơi vào tay những người dốt nát và những nhóm hồi giáo quá khích.

Không những trong những thành phố lớn, mà ngay cả trong những làng mạc nhỏ bé nơi mà nhiều người công giáo cư trú, tất cả đều gặp cùng vấn đề an ninh. Những làng mạc này được bao vây bởi những trung tâm hồi giáo mà trong đó có những người mang đầy vũ khí, vì họ đã lấy lại nhiều vũ khí của quân đội xưa của Sát Đam.

Chúng tôi không có vũ khí, vì lý do là chúng tôi không tin vào luật của võ lực. Nhưng biết bao nhiêu người ki tô hữu sẽ còn ngồi khoanh tay để chờ chết ? Tôi muốn yêu cầu xã hội văn minh quốc tế và tất cả những người thiện chí, cùng can thiệp để tránh một vụ thảm sát thực sự. Chúng tôi không thể đợi một vụ thảm sát mới như đã xẩy ra ở Đạc Phua (Darfour). Chúng ta phải phản ứng mau lẹ. Thế giới phải thông cảm nỗi thống khổ của chúng tôi. Chúng tôi muốn ở lại trên mảnh đất này. Tôi tự hỏi : nếu tất cả các ki tô hữu đều rời bỏ I Rắc, tương lai nước này sẽ ra sao ? Chắc chắn là một tương lai đen tối. Sự hiện diện của những người ki tô hữu ở đây, thực là một yếu tố vững chắc để xây dựng lại nền dân chủ ».

Trần văn Toàn

 


Về Trang Mục Lục
Trở Về Trang Nhà