ĐGH dậy chúng ta điều gì ngày hôm nay ?

 

 

Rôma ngày 18/10/2004

 

Những vấn đề liên quan đến sức khoẻ của ĐGH có ảnh hưởng đến triều giáo hoàng của ngài không ? Đó là câu hỏi mà thông tấn Zenit đã đặt ra với ông George Weigel, tác giả của cuốn tiểu sử nổi tiếng về ĐGH Gioan Phaolô II « Chứng nhân của hy vọng », nhân dịp sinh nhật 26 năm ngày nhậm chức giáo hoàng của ĐHY Karol Wojtyla.

 

Zenit : Trong tầm mức nào những vấn đề liên quan đến sức khoẻ của ĐGH có ảnh hưởng đến triều giáo hoàng của ngài trong những năm gần đây ? 

 

George Weigel : Tôi tin là sự đau khổ của ĐTC đã nhấn mạnh tính cách Phúc Âm trong triều giáo hoàng của ngài. Câu nói khôn ngoan nhất được viết ĐGH Gioan Phaolô II có lẽ là câu mà nhà báo Pháp André Frossard đã viết cho tờ báo của ông tại Paris ngày khánh thành triều giáo hoàng của ngài : « Đó không phải là một GH của xứ Ba Lan. Đó là một GH của miền Galilée » ( Ce n’est pas un pape de Pologne. C’est un pape de Galilée).

 

Ngày hôm nay thế giới quan sát « vị giáo hoàng miền Galilée » này đang hướng dẫn Giáo Hội, không phải từ một ngai vàng nhưng từ con đường của Thập Giá, từ đồi Calvê. Mời gọi Giáo Hội và thế giới đi trên « con đường của Thập Giá » với ngài, ĐGH tiếp tục rao giảng Đức Giêsu-Kitô đến cùng.

 

Zenit : Trong một thế giới thường khó chấp nhận bệnh tật và sự đau khổ, bài học nào chúng ta có thể rút ra từ cách thức mà ĐGH sống với những giới hạn thân xác của ngài ?

 

George Weigel : ĐGH dậy cho thế giới biết không có con người bị vứt bỏ. Mỗi người có một giá, một giá khôn lường, từ lúc thụ thai đến cái chết tự nhiên của mình. Những ông quá cố  Christopher Reeve hay Michael J. Fox là những người duy nhất có thể khuyên chúng ta về lãnh vực nghiên cứu những tế bào phá huỷ bào thai ? Tại sao không nhìn ĐGH Gioan Phaolô II, không phải ngài đã thích nghi những thâm tín của ngài vào hoàn cảnh cá nhân sao ? Chứng nhân của ngài về sự thật không hiển nhiên và mạnh mẽ như những người khác sao ?

 

Zenit : Theo ông, sự kiện nhìn ĐGH di chuyển trên ghế có tác động thế nào trên Giáo Hội và trên thế giới ? Trong mức độ nào điều đó tác động đến nhãn quan của họ về ngôi vị giáo hoàng và về chính họ ?

 

George Weigel : Một trong những tước hiệu lâu đời nhất của các ĐGH là “ servus servorum Dei ”, người hầu của những người hầu của Thiên Chúa. Giáo Hội và thế giới thấy một ĐGH cống hiến đời mình đến cùng cho những chân lý trong cuộc đời của mình. Ước mong thay toàn thể  Giáo Hội dựa vào chứng nhân này để có những hành động tươgn tự cống hiến đời mình.

 

Zenit : Ông nói thế nào với những người nhận định rằng ĐGH Gioan Phaolô II có thể nghĩ đến việc từ chức ?

 

George Weigel : Tôi gợi ý với họ hãy nghe điều ĐGH nói. Nhiều lần ngài đã nói rằng ngài sẽ bỏ gánh nặng hầu hạ này khi Thiên Chúa lấy xuống cho ngài.

 

Zenit : Với những sáng kiến như Năm Mân Côi, Năm Thánh Thể ... nét nhấn mạnh trong triều giáo hoàng của ngài đã thay đổi ?

 

George Weigel : Tôi không tin như vậy. Điểm tiên yếu luôn luôn là sự Phúc Âm hoá mới cũng như câu trả lời của Giáo Hội cho sự khủng hoảng của nền văn minh hiện đại. Nhưng có lẽ người ta có thể nói là có một sự đào sâu tâm linh của điểm tiên yếu này. Nếu sự Phúc Âm hoá mới này không ăn rễ trong lời cầu nguyện thì nó sẽ không thể thành công. Giáo Hội mang Phúc Âm cho thế giới qua kinh nghiệm của Thánh Thể và qua nhịp điệu đều đặn của sự cầu nguyện.

 

Zenit : Người ta có cảm tưởng rằng ngày hôm nay người ta thấy hơn khía cạnh chiêm niệm của ĐGH Gioan Phaolô II, trong khi trong những năm đầu tiên người ta thấy một ĐGH làm thế giới thay đổi trên phương diện địa lý-chính trị ?

 

George Weigel : Cả hai khía cạnh luôn luôn hiện diện. Con người mà chúng ta thấy ngày hôm nay đang hướng dẫn Giáo Hội từ đồi Calvê cũng vẫn là người đã giữ một vai trò thiết yếu trong sự xụp đổ của cộng sản Âu Châu. Hành động của ĐGH đứng đầu Giáo Hội luôn luôn được đánh dấu một cách sâu đậm bởi đời sống nội tâm phong phú và phức tạp của ngài.

 

 

Thông tấn Zenit

Lang Biang dịch

 

 

 


Về Trang Mục Lục
Trở Về Trang Nhà