Không có chân lý, tự do trở thành ngục tù (phần II)

 

 

Vatican ngày 15/11/2004

 

Zenit : Tình trạng hiện nay tại Âu châu là một thí dụ điển hình của sự nghịch lý giữa chân lý và tự do. Nhân danh một sự tôn trọng lớn hơn đối với Nhà Nước thế tục và tự do tôn giáo, người ta đã không muốn ghi những quy chiếu tới nguồn gốc Kitô giáo của Âu châu trong phần mở đầu của Hiến Pháp Âu châu. Ý kiến của ĐC ra sao ? 

 

ĐC Mattioli : Trong phần liên quan đến những xiềng xích biểu tượng đã được đề cập ở trên, chính xác hơn đó là phần thứ ba với tựa đề « Não trạng tục hoá », tôi phân tích sự khác biệt giữa Nhà Nước thế tục (Etat laïc) và Nhà Nước phò tục hoá (Etat Laïciste). ĐGH Piô XII vào thời của ngài đã chấp nhận hoàn toàn « một sự tục hoá lành mạnh của Nhà Nước ». Sự tục hoá chấp nhận sự đa dạng tôn giáo và coi đó như một sự phong phú thêm.

 

Ông chủ tịch của Thượng Viện Ý, Marcello Pera, trong bài diễn văn đọc tại thành phố Assise ngày 15/10/2004 đã nói rằng « tính chất tục hoá là một nguyên tắc độc lập, khoan dung, tôn trọng đối với những niềm tin và những triết lý ».

 

Trái lại, người ta có thể gọi là phò tục hoá Nhà Nước nào hoặc chối bỏ thực tại tôn giáo hoặc coi thực tại này chỉ thuộc vào lãnh vực chủ quan mà thôi. Từ đó đời sống tôn giáo không có quyền hiện hữu trong Nhà Nước phò tục hoá và Nhà Nước đương nhiên biến thành Nhà Nước đạo đức.

 

Âu châu muốn tự coi mình là thế tục nhưng thực ra nó tự biến mình thành phò tục hoá. Đó là lý do tại sao Âu châu vẫn cứng đầu không nhìn nhận nguồn gốc Kitô giáo của mình trong phần mở đầu của Hiến Pháp.

 

Vẫn theo ông Marcello Pera : « sự phò tục hoá là điều ngược lại : đó là một ý thức hệ, đôi khi đó là một tôn giáo, đôi khi đó là một tôn giáo mù quáng, đần độn và độc đoán. Có lẽ thứ tôn giáo phò tục hoá này giải thích rõ hơn các thứ khác sự quên lãng nguồn gốc Kitô giáo của Âu châu trong phần đầu của Hiến Pháp ». Theo khía cạnh này, Âu châu đang trở thành mối bận tâm vì sự cố chấp của nó.

 

Zenit : Với danh nghĩa một quan niệm tự do hơn về gia đình, người ta đang chứng kiến một ý chí muốn nới rộng ý niệm này cho những cặp đồng tình luyến ái, cho họ quyền nhận nuôi con cái. Xin ĐC cho biết ý kiến về vấn đề này. 

 

ĐC Mattioli : Điều trước tiên tôi muốn nói là hãy tôn trọng những người ở trong hoàn cảnh này. Tuy nhiên, sự nhìn nhận những cặp đồng tình là một trong những hậu quả của sự lựa chọn sự phò tục hoá của một quốc gia.

 

Khi sự phi luật lệ thay thế tự do (được hiểu như sự có thể hành động phù hợp với lý lẽ ngay thẳng), mọi sự đều được phép. Tôi tự tạo ra luật lệ của tôi và tôi bắt Nhà Nước phải cúi mình theo để có thể biện minh cho những ước muốn của tôi trước nhà lập pháp.

 

Từ khi thế giới là thế giới, gia đình luôn luôn được coi như sự liên kết giữa một người nam và một người nữ, được nhìn nhận bởi xã hội. Người ta không thể can thiệp vào sự lựa chọn của hai người, nhưng trên sức ép vào những cơ quan lập pháp để sự lựa chọn đó trở nên tự nhiên và chính đáng.

 

Còn hơn thế nữa là trường hợp nhận nuôi con của những cặp đồng tình. Tất cả khoa tâm lý đều khẳng định sự cấp bách cần có khuôn mặt người nam và người nữ trong sự giáo dục trẻ em. Vấn đề ở đây là một áp lực thái quá trên nhà lập pháp, đẩy họ đi ngưọc lại với những nguyên tắc lành mạnh của thiên nhiên và những kết luận hiển nhiên nhất của khoa học về sự phát triển quân bình của mọi con người.

 

Tính khí thất thường được biểu dương tại đây : sự thực thi vô điều kiện của tất cả mọi ước muốn và mọi khao khát, hoa quả của sự ích kỷ và sự vắng mặt của sự tìm kiếm điều lành cho tha nhân.

 

 

Thông tấn Zenit

Lang Biang dịch

 

 


Về Trang Mục Lục
Trở Về Trang Nhà