MỘI XÃ HỘI VẮNG BÓNG THIÊN CHÚA SẼ TỰ HỦY DIỆT MÌNH

 

Vatican, theo hãng tin Zenit ngày 19/11/2004, ĐHY Joseph Ratzinger, bộ trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, khẳng định rằng « một xã hội không Thiên Chúa sẽ tự hủy diệt mình ».

 

Theo ĐHY người Đức, hiện tại người ta nhận thấy « một sự khiêu khích về mặt ý thứ hệ thế tục thật đáng quan tâm. Ví du tại Thụy Điển, một mục sư bị kết án một tháng tù giam vì đã dùng Sách Thánh khi giảng về vấn đề Đồng tính luyến ái. Thể chế trần tục (laïcité) không còn tính trung lập bảo đảm sự tự do cho mọi người, nó đang trở thành một ý thức hệ. Nó áp đặt nhờ vào những đạo luật và ngăn cấm bộc lộ quan điểm cách công khai dưới khía cạnh công giáo và kitô giáo. Quan điểm khitô giáo và công giáo đang có nguy cơ bị tước đoạt và xuyên tạc. Như thế, đang có một sự đối đầu và chúng ta phải bảo vệ sự tự do tôn giáo chống lại sự áp đặt của một ý thức hệ nó tự cho là con đường duy nhất của lý trí, trong khi nó chỉ là một trong những cách diễn đạt của một chủ nghĩa duy lí nào đó ».

 

ĐHY nhắc lại rằng : « Thể chế thế tục đúng nghĩa là sự tự do tôn giáo. Nhà nước không thể áp đạt một tôn giáo nào, nhưng phải dành cho mọi tôn giáo một chỗ đứng tương ứng với trách nhiệm mà tôn giáo đó đảm nhận đối với xã hội ».

ĐHY giải thích rằng : « Điều cốt lõi của kitô giáo là một câu chuyện tình yêu giữa Thiên Chúa và con người. Nếu người ta hiểu được điều này, những điều khác sẽ diễn tiến theo chiều hướng đó ».

 

Tuy nhiên, theo ĐHY, « trong xã hội của chúng ta hôm nay, Thiên Chúa chỉ chiếm một chỗ ở bên lề. Trong đời sống chính trị, nói về Thiên Chúa là một điều vô duyên không thể chấp nhận được. Nó được coi như một sự vi phạm đến quyền tự do không tôn giáo. Thế giới chính trị có những luật lệ và con đường riêng của nó. Nhưng ngày nay nó loại bỏ Thiên Chúa ra ngoài làm như là Thiên Chúa không thuộc về thế giới này. Trong lãnh vực kinh tế và ngay cả đời sống riêng tư, Thiên Chúa cũng chỉ có một chỗ đứng bên lề ».

 

Trái ngược với trào lưu trên, ĐHY nghĩ rằng « cần thiết phải hiểu rằng chính trị và kinh tế cần có một trách nhiệm luân lí, một ý nghĩa đến từ thâm tâm con người, và kết cục, có sự liên hệ chặt chẽ đến sự hiện diện hoặc vắng mặt của Thiên Chúa ».

 

Ngài khuyến cáo rằng « một xã hội mà Thiên Chúa hoàn toàn vắng mặt sẽ tự hủy diệt mình. Chúng ta thấy rõ điều này nơi những chế độ độc tài của thế kỉ vừa qua ».

 

 

Lão Phu lược dịch


Về Trang Mục Lục
Trở Về Trang Nhà