Chìa khoá của sự hiệp thông trọn vẹn giữa người Công Giáo và người Chính Thống Giáo là sự đối thoại

 

 

Vatican ngày 30/11/2004

 

Trong dịp lễ thánh Anrê tại Phanar dưới sự chủ sự của Đức Thượng Phụ Bartholomaios thứ nhất, ĐHY Walter Kasper, chủ tịch Uỷ Ban Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Hữu đã nói rằng đối thoại là chìa khoá của sự hiệp thông trọn vẹn giữa người Công Giáo và người Chính Thống Giáo : « những người Kitô hữu, công giáo hay chính thống giáo phải biết vượt lên trên những nghị kỵ và những lời lẽ xấu, và nhìn nhận đôi bên với tư cách là người Kitô hữu, ý thức rằng sự hiệp nhất trọn vẹn được mời gọi ăn rễ từ kinh nghiệm ngàn năm của niềm tin được sinh ra từ Phúc Âm ».

 

ĐHY Kasper dẫn đầu phái đoàn Toà thánh hiện diện tại buổi lễ đã diễn ra tại thánh đường thánh Georges thành Istanbul, mừng thánh Anrê, quan thầy của Toà Thượng Phụ Constantinople và là « người đầu tiên theo Đức Giêsu ». Chính ngài đã dẫn em mình, thánh Phêrô, đến với Đức Kitô.

 

Hàng năm, một phái đoàn công giáo tham dự một cách huynh đệ dịp lễ quan trọng này và một phái đoàn chính thống giáo đến Rôma dự lễ hai thánh Phêrô và Phaolô ngày 29/06. Năm nay, nghi thức cử hành có nét đặc biệt hơn vì chỉ hai ngày sau khi di hài của hai thánh Grégoire thành Nazianze và Gioan Chrysostome được ĐGH Gioan Phaolô II trao lại cho Đức Thượng Phụ tại đền thờ thánh Phêrô.

 

Trong bài diễn văn gửi tới Đức Thượng Phụ, ĐHY Kasper tuyên bố : « Đó không phải là một món quà hay một dấu chỉ của tình bằng hữu thuần nhân bản. Đó là di hài của hai nhân chứng được tôn kính một cách sâu đậm, của hai giáo phụ về niềm tin chung của chúng ta, các ngài thuộc về thiên niên kỷ thứ nhất, một niềm tin mà Đông Phương và Tây Phương đã trung thành trong thiên niên kỷ thứ hai và chúng ta được mời gọi bởi Đức Giêsu-Kitô để cùng nhau làm chứng nhân trong niên kỷ thứ ba... Do đó điều hiệp nhất chúng ta vượt trên nhiều một sự hiệp thông nhân bản. Đó là một sự hiệp thông trong đức tin mà thánh Gioan Chrysostome và thánh Grégoire nhà thần học đã tuyên xưng một cách dũng cảm, đã đấu tranh và đau khổ vì nó ».

 

ĐHY tiếp rằng chúng ta dù sao cũng ý thức là sự hiệp thông giữa người công giáo và người chính thống giáo được biểu lộ nơi hai vị thánh chưa phải là một sự hiệp thông trọn vẹn, việc cử hành chung Thánh Thể là dấu chỉ huynh đệ giữa hai Giáo Hội Đông Phương và Tây Phương. Khi tạ ơn Thiên Chúa, chúng ta phải đồng thời củng cố ý chí tiến lên trên con đường hiệp nhất trọn vẹn. Cũng thế, việc đọc chung kinh Lậy Cha và cầu nguyện chung lời cầu của Thiên Chúa là điều có thể. Cuối cùng ĐHY nói với Đức Thượng Phụ : « chúng ta phải mở lại ngay sự đàm thoại thần học quốc tế mà Ngài đã chấp nhận ngay từ ban đầu ».

 

ĐHY kết luận : « Rất nhiều người Kitô hữu, đặc biệt ĐGH Gioan Phaolô II, nuôi dưỡng ước muốn thành khẩn rằng việc cử hành nghi lễ này có thể khuyến khích chúng ta đào sâu sự thông hiểu đôi bên về nhiều vấn đề cụ thể, với sự trợ giúp của Thiên Chúa và sự can thiệp của Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, và hai thánh nghị phụ của giáo Hội mà chúng ta tôn kính di hài. Chúng ta phải được thúc đẩy để làm điều đó một cách đặc biệt hơn khi coi hai vị thánh là những người đề cao hoà bình ».

 

 

Thông tấn Zenit

Lang Biang dịch 

 

 

 


Về Trang Mục Lục
Trở Về Trang Nhà