Cuốn sách giới thiệu mầu nhiệm Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Maria

 

 

Rôma ngày 8/12/2004

 

Cha Paul Haffner, giáo sư thực thụ tại khoa thần học của đại học giáo hoàng Regina Apostolorum đã xuất bản cách đây hai tháng bởi hai nhà xuất bản Gracewing (Anh quốc) và Hillenbrand (Hoa Kỳ) một tác phảm bằng anh ngữ với tựa đề “ The Mystery of Mary ” (Mầu nhiệm Mẹ Maria). Nhân dịp mừng trọng thể lễ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Zenit đã phỏng vấn tác giả.

 

Zenit : Những lý do nào đã thúc đẩy cha viết một cuốn sách về tín điều Vô Nhiễm Nguyên Tội ?

 

Cha Paul Haffner : Tác phẩm không chỉ đề cập đến tín điều Vô Nhiễm Nguyên Tội. Nó được xuất bản để mừng sinh nhật 150 năm sự định nghĩa về tín điều Vô Nhiễm Nguyên Tội của Đức Mẹ Đồng Trinh bởi ĐGH Piô IX. Trong cuốn sách này, tôi cố gắng cống hiến một nhãn quan rõ ràng, có trật tự và tổng quát của thần học và lý thuyết về Mẹ Maria trong một viễn tượng lịch sử. Tôi chắc chắn rằng nền tảng của một sự tôn kính phong phú đối với Mẹ Thiên Chúa bắt đầu bằng một lý thuyết chân chính dựa trên Kinh Thánh và Truyền Thống, được nuôi dưỡng bởi một nền thần học tốt.

 

Zenit : Tại sao ĐGH Piô IX đã quyết định công bố tín điều Vô Nhiễm Nguyên Tội ?

 

Cha Paul Haffner : Vào năm 1849, ĐGH Piô IX đã hỏi ý kiến các đức giám mục về niềm tin của Giáo Hội liên quan đến lý thuyết về sự Vô Nhiễm Nguyên Tội, cũng như về việc có nên có một định nghĩa tín lý về điều này không. Câu trả lời là khẳng định nói chung trong cuộc thăm dò này, và như thế ngày 8/12/1854, chân phước Piô IX đã định nghĩa một cách long trọng lý thuyết về sự Vô Nhiễm Nguyên Tội. ĐGH đã công bố một lý thuyết mà giáo hội đã tin từ thời ban đầu cách này hay cách khác.

 

Zenit : Dường như thế giới hiện đại có nhiều khó khăn để hiểu ý nghĩa của tín điều liên quan đến Mẹ Maria Đồng Trinh. Bằng cách nào cha giải thích tín điều này cho những người trẻ hôm nay ?

 

Cha Paul Haffner : Điều khó khăn liên quan tới thế giới hiện đại nằm ở trong sự kiện là thế giới này đã thừa tự nhiều triết lý sai lạc và không đầy đủ. Thật vậy, Mầu Nhiệm Mẹ Maria cho thấy không những Mầu Nhiệm Đức Kitô mà còn cho thấy những ước muốn tha thiết và những ước vọng của đời sống con người. Sự Vô Nhiễm Nguyên Tội và sự sống không có tội của Mẹ cho chúng ta thấy thí dụ như sự cứu độ của Thiên Chúa có một ảnh hưởng, bởi vì Ngài đã gìn giữ Mẹ khỏi tội lỗi. Mẹ là nguồn sáng trong một thế giới được đánh dấu bởi những tăm tối.

 

Hơn nữa, vào năm 1950 đã có định nghĩa của sự lên trời của Mẹ Maria và điều đó cũng có một tầm quan trọng lịch sử lớn. Điều đó diễn ra giữa một thế kỷ mà tính cách linh thiêng của thân xác con người bị chối bỏ vừa trên lý thuyết vừa trong thực hành ở nhiều trình độ khác nhau. Trong đệ nhất bán thế kỷ 20, tính cách linh thiêng này đã bị chối bỏ trong những hệ thống độc tài mắcxít, nazi qua sự phủ nhận khái niệm lý thuyết về tính cách linh thiêng của thân xác và qua cái chết của hàng triệu người trong những nhà tù goulags và trong những tại tập trung. Trong đệ nhị bán thế kỷ 20, sự tấn công mãnh liệt chống lại tính cách linh thiêng của thân xác con người vượt ra ngoài trí tưởng tượng với sự tàn sát hàng triệu triệu con người qua sự phá thai và giúp chết, cũng như qua những thí nghiệm vô thiêng trên những bào thai nếu người ta không muốn nói đến kỹ thuật sinh học về gène và những thí nghiệm chế tạo con người. 

 

Tất cả những điều trên thì ngược lại với sự khẳng định của Đức Kitô, theo đó Mẹ Đồng Trinh đã được đưa lên Trời cả hồn lẫn xác. Giáo Hội, tin vào sự sống lại của thân xác, coi thân xác được tạo dựng theo hình ảnh và giống Thiên Chúa và được kêu gọi tới một định mệnh siêu nhiên trong Đức Kitô.

 

Zenit : Có liên quan nào giữa khái niệm Mẹ Maria và sự đối thoại hiệp nhất không ?

Cha Paul Haffner : Có nhiều đoạn trong cuốn sách bàn đến những vấn đề liên quan tới Mẹ Maria. Trong khi có một sự thoả thuận rất ý nghĩa giữa người công giáo và người chính thống giáo về thánh mẫu học thì sự kiện càng ngày càng có một sự thu hút đối với Mẹ Maria ở những người tin lành là điều thật đáng khích lệ.

 

Thật vậy, một nhà thần học tin lành mà tôi đã trưng dẫn trong chương 7, John Macquarrie viết : “ Chính Mẹ Maria đã đến biểu trưng cho sự hài hoà trọn vẹn giữa ý muốn linh thiêng và câu  trả lời của con người, như thế Mẹ đã cho chữ cùng-cứu-độ một ý nghĩa ”. (1)

 

Mẹ Maria cũng là Đấng Trung Gian giữa các thiên thần như thần học đông phương thường khẳng định. Thật thế, Mẹ Maria vì gần gũi với Thiên Chúa là người duy nhất có công được nhận lãnh Ân Sủng của Chúa Thánh Thần.

 

Thánh Grégroire Palamas đã nhấn mạnh tầm quan trọng của Theotokos (Mẹ Thiên Chúa) sau khi Mẹ rời cõi trần này : « Vì tiếp cận với Thiên Chúa hơn tất cả những ai gần Ngài, chính vì thế mà Theotokos được coi như người có công nhất bởi đám đông ngày càng lớn. Tôi không chỉ nói đến con người mà còn ngay trong trật tự các thiên thần ». (2)

 


(1) J. Macquarrie, Mary for All Christians ( London ; Collins 1990 ; p. 113)
(2) Saint Grégoire Palamas, A Homily on the Dormition of Our Supremly Pure Lady Theotokos and Ever-Virgin Mary (Homily, 37)

 

 

Thông tấn Zenit

Lang Biang dịch


Về Trang Mục Lục
Trở Về Trang Nhà