Tự do tôn giáo cho tự do lương tâm

 

 

Vatican ngày 27/2/2004

 

Trong sứ điệp cuối cùng cho các ĐGM Pháp nhân dịp thăm viếng ad limina của các ngài, ĐGH đề cập đến vấn đề tham gia của người Kitô hữu vào đời sống công cộng và sự hiện diện của Giáo Hội tại Pháp, nghĩa là tự do tôn giáo và tự do lương tâm, ĐGH khẳng định : chủ nghĩa tục hoá (laïcisme), không ! phân biệt thần quyền thế quyền (laïcité), đúng ! và không “ đặt lại vấn đề ” những đặc quyền của Nhà Nước.

 

ĐGH nói : “Sự tham gia của những người Kitô hữu vào đời sống công cộng, sự hiện diện của Giáo Hội Công Giáo và những tôn giáo khác không hề đặt lại vấn đề của nguyên tắc phân biệt thần quyền thế quyền, cũng như những đặc quyền của Nhà Nước ”  

 

Ngài nêu rõ : “ Như tôi đã có dịp nhắc lại nhân dịp chúc mừng năm mới với những nhà ngoại giao vào tháng giêng vừa qua, một sự phân biệt thần quyền thế quyền  được hiểu kỹ không được nhầm lẫn với chủ nghĩa tục hoá, nó cũng không thể xoá bỏ những niềm tin riêng tư và cộng đồng ”.

 

“ Tìm cách đẩy ra khỏi phạm vi xã hội chiều hướng quan trọng này trong đời sống của con người và của các dân tộc, cũng như những dấu hiệu biểu lộ nó, là đi ngược lại với một tự do được mọi người biết. Tự do tôn giáo không thể được nhận thức mà không có tự do sống đạo với tư cách cá nhân và tập thể, cũng như tự do của Giáo Hội ”.

 

Ngài nhắc nhở : “ Mọi Kitô hữu hay mọi tín hữu của một tôn giáo đều có quyền, trong mức độ không đặt lại nghi vấn sự an ninh và quyền lực chính đáng của Nhà Nước, được tôn trọng trong niềm tin và sự sống đạo của mình, nhân danh tự do tôn giáo, một trong những khía cạnh căn bản của tự do lương tâm ”.

 

Để tránh “ chủ thuyết cộng đồng ” (communautarisme), ĐGH Gioan Phaolô II khuyến khích việc dậy sự kiện tôn giáo tại trường học và lịch sử Âu Châu : “ Điều quan trọng là những người trẻ có thể tiếp xúc với tôn giáo trong đời sống của mình và trong đời sống xã hội, họ được biết đến những truyền thống tôn giáo và đọc dưới sự hướng dẫn những biểu tuợng tôn giáo và nhận ra gốc rễ Kitô Giáo của những nền văn hoá và lịch sử Âu Châu. Điều đó dẫn đến sự nhìn nhận với niềm kính trọng tha nhân và niềm tin của họ, sự đối thoại tích cực, sự vượt trên những chủ thuyết cộng đồng và một sự hài hoà xã hội tốt hơn ”.

 

Tuy nhiên, Ngài khyến cáo coi chừng thuyết “ tương đối hoá ” (relativisme) : “ một sự đối thoại như thế cũng phải làm sống dậy nơi những người Kitô hữu ý thức về niềm tin của mình và về sự thuộc về Giáo Hội, bởi vì mọi hình thức của chủ thuyết tương đối hoá chỉ làm nguy hại trầm trọng đến tương quan giữa những tôn giáo ”.

 

ĐGH thêm : “ Anh em hãy tiếp tục và gia tăng, có lẽ trong một số trường hợp bằng một cách thức chính thức hơn, những quan hệ với thế quyền dân sự và với các loại dân biểu khác nhau trên quê hương của anh em, nhất là những dân biểu công giáo và với những cơ quan quốc tế ”.

 

 

Thông tấn Zenit

Lang Biang dịch

 

 

 

 


Về Trang Mục Lục
Trở Về Trang Nhà