Đức Giáo Hoàng GP II xác quyết : « Một người Công Giáo không thể ủng hộ những luật pháp chống lại sự sống và gia đình ».

ĐGH GP II đón tiếp Đại Sứ Á Căn Đình tại Tòa Thánh.

VATICANÔ ngày thứ Hai 01 tháng 03 năm 2004 (Zenit.org/french) – ĐGH GP II đã nhắc lại rằng một nhà lập pháp công giáo không thể cống hiến sự ủng hộ của mình cho những đạo luật xâm phạm tới sự sống hay hôn nhân.

« Đối với tôi thời gian có vẻ thuận lợi để nhắc nhớ rằng một nhà lập pháp, nhất là một nhà lập pháp công giáo », không thể cộng tác để dự thảo hay chấp thuận những luật pháp chống lại những lề luật tiên quyết điều hành đời sống luân lý », là điều ĐGH GP II đã khẳng định thứ bẩy vừa qua, trong bài diễn văn của Ngài trước ông Tân Đại Sứ Á Căn Đình tại Tòa Thánh, Carlos Luis Custer khi vị Tân Đại Sứ đến trình Ủy Nhiệm Thư.

ĐGH đã tuyên bố : « những nguyên tắc này là những lối diễn tả của những giá trị cao nhất caủ nhân bản, xuất phát từ nền tảng thâm sâu nơi Thiên Chúa, Đấng Lập Pháp Chí Cao ».

ĐGH yêu cầu trước hết những nhà lập pháp kitô hữu kính trọng « giá trị của đời sống con người, mà một khi bị phủ nhận, người ta không những xâm phạm đến quyền lợi của mỗi chủ thể nhân bản từ lúc được thụ thai cho đến khi ra đời cách tự nhiên, và là quyền lợi mà không ai có thể tự cho mình khả năng để xâm phạm, vì thiếu quyền lợi này người ta thu hẹp lại chính ngay nền tảng của mọi sự chung sống nhân bản ».

ĐGH cũng nói thêm : « Một cột trụ khác của xã hội » mà nhà lập pháp phải bảo vệ là « hôn nhân, sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ, rộng mở cho sự sống và đưa đến sự xây dựng cách tự nhiên một gia đình ».

ĐGH đã giải thích : « Gia đình không những có trước mọi cơ cấu rộng lớn hơn của sự chung sống nhân bản mà còn nâng đỡ cơ cấu này, vì tự căn nguyên, gia đình là một cấu tạo sơ khai của những liên hệ thân mật được hướng dẫn bởi tình yêu, bởi sự tương trợ và tình liên đới ».

« Nhắc lại điều đó là điều cần thiết trong một giai đoạn mà không thiếu những mưu toan tìm cách thu nhỏ lại hôn nhân thành một khế ước đơn giản cá nhân, mang những đặc tính rất khác biệt với những đặc tính tùy thuộc hôn nhân và gia đình để rồi cuối cùng làm mất giá trị gia đình để coi đó như là một hình thức của một sự kết hợp phụ thuộc giữa một thân thể xã hội ».

Ngày 04 tháng 11 năm 2000, nhân dịp Ngân Khánh các Nhà Cầm Quyền, các Chính Trị Gia và các nhà Dân Biểu tại La–Mã, ĐGH đã tuyên bố : « không còn nghi ngờ gì nữa, trong xã hội đa thể hiện nay, nhà lập pháp kitô hữu đối diện với những quan niệm về sự sống, về những luật lệ và những đòi hỏi của sự hợp-pháp-hóa ngược lại với lương tâm của mình. Chính lúc đó, sự thận trọng kitô hữu, nhân đức riêng biệt của một chính trị gia kitô hữu, chỉ dẫn cho mình cách thức đối xử thế nào để, một phần, khỏi vi phạm tiếng gọi của lương tâm đã được cấu tạo cách đúng đắn, cũng như, phần khác, khỏi vi phạm đến phận vụ của nhà lập pháp ».

ĐGH đính xác thêm : « Điều cần đối với người kitô hữu, không phải là ra khỏi thế giới mà lời mời gọi của Thiên Chúa đã đặt để mình vào đó, nhưng là làm chứng cho đức tin của mình và biết sống cách hợp lý lẽ với những nguyên tắc mình theo, trong những hoàn cảnh khó khăn và luôn luôn mới mẻ là những đặc tính của vòng chính trị ».

Ngày 31 tháng 07 vừa qua, Bộ Tín Lý Đức Tin đã ấn hành một tài liệu mang tựa đề « Những nhận xét vể những dự trình nhìn nhận trước pháp luật những hôn nhân giữa những người đồng tình luyến ái », mà trong đó Bộ Giáo Hoàng giải thích rằng tất cả những luật pháp nhắm sự nhìn nhận trước pháp luật những hôn nhân của những người cùng phái, cấu tạo một hành động « vô luân trầm trọng » và những luật đó không thể nhận được sự ủng hộ của những chính trị gia công giáo.

Vào tháng 01 năm 2003, cũng Bộ Giáo Hoàng này đã ấn hành một « thông tri Tín Lý về những nghi vấn trước sự dấn thân và thái độ của những người công giáo trong đời sống chính trị », trong đó Bộ Giáo Hoàng nhắc nhớ rằng sự kính trọng nhân phẩm là một nguyên tắc mà trên đó những người công giáo không thể chấp nhận một thỏa ước nào mà không xâm phạm tới chứng từ của đức tin kitô giáo trong thế giới cũng như xâm phạm tới sự hiệp nhất và sự nhất quán nội tại của chính những kitô hữu.

Trần văn Toàn

 


Về Trang Mục Lục
Trở Về Trang Nhà