Đổ Bộ vùng Normandie : 60 năm sau, cũng một trách nhiệm cho hòa bình.

Lời kêu gọi liên kết của các Kitô hữu đối với các nhà lãnh đạo.

Vaticanô, thứ sáu ngày 28 tháng 05 năm 2004 (Zenit.org/french) « Chúng tôi kêu gọi các lãnh tụ sẽ hội họp ngày 06 tháng 06 tới tại các bờ biển Normandie phải tự biết đã được trao phó cũng một trọng trách cách đây 60 năm : tạo cho thế giới những phương tiện hòa giải và hòa bình », là điều các đại diện các Hội Đồng các Giáo Hội Kitô Giáo Pháp, Đức, Anh, Gia nã Đại  và Hoa Kỳ Hợp Chủng Quốc, trong lời tuyên bố chung này đã được ấn hành ngày hôm nay trên trang điện tử của Hội Đồng các Giám Mục Pháp (www.cef.fr), trước ngày mừng kỷ niệm 60 năm ngày đổ bộ của quân đội đồng minh tại vùng Normandie.

Ba Lê ngày 28 tháng 05 năm 2004,

Ngày kỷ niệm năm thứ 60 cuộc đổ bộ của Quân Đội Đồng Minh tại Normandie là dịp, đối với các Giáo Hội chúng tôi, được nói lên lòng biết ơn trước lòng anh dũng của các nhà giải phóng ách nô lệ Đức Quốc Xã, và cho con đường đã được đi qua từ những ngày tối tăm này của Đệ Nhị Thế Chiến. Biết bao nhiêu dân tộc đã bị lôi cuốn vào trong những cuộc chiến đắng cay, đã có thể tìm lại được những con đường của hòa giải và của hòa bình. Ước gì những vị đại diện các quốc gia có thể tụ họp nhau lại, tất cả với nhau, trên những bãi chiến trường hôm qua, xứng đáng được đón chào bởi tất cả những ai muốn tự để mình được hướng dẫn bởi Thiên Chúa trong thế giới này, Đấng kêu gọi con người trở thành những người thợ thủ công của hòa bình.

Phải trải qua 2 tranh chấp thế giới để cho Âu Châu móc nối lại với nền Dân Chủ và tuyên bố rằng chiến tranh là bất hợp pháp. Âu Châu mắc nợ điều đó đối với sự liên đới đại tây dương mà trong suốt thời Đệ Nhị Thế Chiến và chiến tranh lạnh đã cho phép Âu Châu chống cự lại được những chế thể độc tài đe dọa toàn địa lục. Âu Châu cũng mắc nợ đối với lòng dũng cảm và sự sáng suốt của những vị mà ngay từ năm 1945 đã chọn phe của hòa giải và hiệp nhất.

60 năm sau ngày chấm dứt của cuộc chiến đã nhìn thấy những dân tộc âu châu cùng đối chọi nhau lần nữa, Âu Châu được đoàn tụ chung quanh những giá trị mang những tên Tự Do, Liên Đới và Hòa Bình. Những giá trị này, đã cho phép Âu Châu vượt qua những phân chia ngày hôm qua và dấn thân trên con đường của sự hiệp nhất, ngày hôm nay phải được chia sẻ với thật nhiều số đông trong một thế giới bị chia rẽ giữa những người giầu và người nghèo, và vẫn bị tổn thương bởi quá nhiều ổ chiến tranh.

Chúng tôi kêu gọi các vị lãnh đạo sẽ tụ họp ngày 06 tháng 06 tới tại những bờ biển vùng Normandie tự ý thức rằng mình đã được trao phó cũng một trọng trách cách đây 60 năm : cống hiến cho thế giới những phương tiện của hòa giải và hòa bình. Những phương tiện này gồm sự nâng đỡ cho những cơ quan quốc tế được dựng nên bởi chiến thắng năm 1945 để khuyến khích sự hòa giải, sự chấp thuận những chính trị kinh tế để làm ưu đãi công chính, và sự thăng tiến những thị kiến của hòa bình.

-      Hội Đồng các Giáo Hội Kitô Giáo bên Pháp tụ tập những Giáo Hội Tin Lành, Công Giáo và Chính Thống Giáo bên Pháp. Các vị chủ tịch là Mục Sư Jean-Arnold de Clermont, Chủ Tịch của Liên Hội Tin Lành bên Pháp, Đức Cha Jean-Pierre Ricard, Chủ Tịch Hội Đồng các Giám Mục Pháp, Đức Cha Emmanuel, Chủ Tịch Hội Đồng các Giám Mục Chình Thống Giáo bên Pháp.

-      Hội Đồng các Giáo Hội Kitô Giáo bên Anh và Ái Nhĩ Lan tụ tập 32 Giáo Hội hay các hội đồng các Giáo Hội trong đó có Giáo Hội nước Anh, các Giáo Hội chính Tin Lành, Giáo Hội Công Giáo, các Giáo Hội Chính Thống và Chính Thống Copte và 30 hội đoàn.

-      Hội Đồng Quốc Gia các Giáo Hội Kitô Giáo nước Đức tụ tập 16 Giáo Hội trong đó có Giáo Hội Công Giáo, Giáo Hội Tin Lành Đức và Giáo Hội Chính Thống Giáo cũng như 4 Giáo Hội nối kết.

-      Hội Đồng Gia Nã Đại các Giáo Hội đại diện 19 Giáo Hội của truyền thống Anh Giáo, Chính Thống Giáo, Tin Lành và Công Giáo.

-      Hội Đồng Mỹ Quốc các Giáo Hội Kitô Giáo bên Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ gồm có 36 Giáo Hội mà trong đó có những Giáo Hội theo truyền thống Anh Giáo, Chính Thống Giáo, Tin Lành. Những Giáo Hội này tụ họp 50 triệu người trong hơn 100.000 hội thánh địa phương.

Trần Văn Toàn

 


Về Trang Mục Lục
Trở Về Trang Nhà