Từ trại tù chung thân khổ sai (Gu lắc) tới hồng-y-phục, Đức Hồng Y Swiatek « Chứng nhân của Đức Tin ».

 

Vaticanô, thứ hai 27 tháng 9 năm 2004 (Zenit.org) - Đức Hồng Y Casimir Swiateck, 90 tuổi, 10 năm tù trong trại tù khổ sai Xô Viết, đã lãnh nhận sáng nay tại Cát Ten Gan Đôn Phô giải thưởng « Chứng Nhân của Đức Tin » (Fidei Testis) từ tay Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II.

Giải thưởng đã được ban trao bởi Học Viện Phaolô VI ở thành phố Brescia, quê sinh của Đức Giovanni Battista Montini, Giáo Hoàng tương lai Phaôlô VI, trong buổi học hỏi mới đây đã được tổ chức vào dịp sinh nhật thứ 25 ngày thành lập Học Viện.

Sinh năm 1914 tại Pinsk, trong lãnh thổ giáo tòa d’Estonie, Đức Hồng Y Swiatek là Tổng Giám Mục của thành phố Minsk Mohiley, bên nước Bi Ê Lô Ruýt Xi, và là Giáo Quản Tông Toà thành Pinsk. Ngài thụ phong Linh Mục vào tháng 04 năm 1939 tại Bi Ê Lô Ruýt Xi và đã sống trong thời Đệ Nhị Thế Chiến, sự bách hại của chế độ Đức Quốc Xã rồi sự bách hại của Liên Xô. Bị bắt nhiều lần, Ngài đã bị kết án khổ sai tại Si Bê Ri vào năm 1914 và đã ở trong trại tù 10 năm. Trong đó Ngài đã thể hiện Đức Tin « mãnh liệt và can trường » đã giúp Ngài sống sót qua những thiếu thốn và sự tra tấn dã man.

Ngài được tha trở về nhà vào năm 1954, giữa những ngôi nhà thờ đổ nát : một cú xốc lớn. « Mỗi ngày lúc đó là một sự tranh đấu rất khó khăn, Tôi cảm thấy như David chống lại tên khổng lồ Goliah, với một chút khác biệt là Tôi chẳng có lấy một cái ná bắn sỏi ! », Ngài đã tâm thú như thế trong « cuốn Nhật Ký đời Ngài », với một nét vui đùa đặc thù của dân tộc Xi La Vơ. « Tôi đau khổ, Ngài nói thêm, bởi vì Tây Phương đã bỏ quên chúng tôi để tìm hòa bình và sự an ninh bằng cách ôm chồm niềm nở những kẻ hành hạ chúng tôi. Họ đã tàn phá những nhà thờ, bỏ tù các Linh Mục và bách hại các giáo dân ».

Nhật báo Ý « L’Avvenire » hỏi Ngài : « Thưa Đức Hồng Y, Ngài đã làm thế nào để chịu đựng được trong trại tù ?». Ngài mỉm cười : « Sĩ quan của KGB cũng đã hỏi tôi câu hỏi đó trước khi cho phép tôi rời nhà tù. Tôi đã trả lời rằng « đời sống tôi là tùy thuộc Thiên Chúa. Chính Ngài là ơn cứu rỗi của tôi ! Đó chính là chứng từ mà tôi lập lại mỗi ngày và tôi cũng muốn để lại cho quý vị. Lạy Thiên Chúa, ôi Người thật cao cả ! Ôi Người tốt lành dường nào !»

Cha Swiatek đã được tấn phong Giám Mục sau « Vụ đổ của Bức Tường Bá Linh (Berlin), vào năm 1991. Đức Gioan Phaolô II đã nâng Ngài lên bậc Hồng Y vào năm 1994. Khi trao cho Ngài chức phẩm Hồng Y, Đức Giáo Hoàng đã ôm hôn Ngài và đã cảm ơn Ngài về chứng từ can đảm của Ngài.

Ngày thứ hai này, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã một lần nữa gửi lời khen ngợi đến « Đại Nhân Chứng của Đức Tin » này, bằng cách nhắc nhớ lại những giai đoạn của « Chặng đường Thánh Giá của Ngài » : Đức Giáo Hoàng nhắc lại rằng 2 năm sau ngày thụ phong Linh Mục, vào năm 1941, Ngài đã bị cầm tù lần đầu tiên và cuối cùng, Ngài đã bị kết án lưu đầy trong trại tù khổ sai nơi Ngài đã chịu đau khổ vì kiệt lực, vì bị bỏ đói và lạnh căm ».

Đức Giáo Hoàng tuyên bố bằng cách trích dẫn lời của Đức Hồng Y « Người ta chỉ có thể sống sót được nhờ Đức Tin ». « Và Thiên Chúa đã trao ban cho Đức Hồng Y một Đức Tin mạnh mẽ và lòng can đảm, để vượt qua sự thử thách dài dằng dặc, để cuối cùng Đức Hồng Y đã trở về trong cộng đoàn giáo dân của Ngài như một nhân chứng đáng tin cậy hơn cho Tin Mừng : « Nhân Chứng của Đức Tin » (Fidei Testis).

Đức Giáo Hoàng đã nhận xét : « Chức tước này, hơn mọi chức tước nào khác, thật là phù hợp với một Kitô hữu », và còn hơn thế nữa « với một vị Chủ Chăn được đánh dấu Hồng Y, mà trong những năm trời khó khăn của sự bách hại Giáo Hội bên vùng Đông Âu, đã thể hiện một chứng từ trung thành và can trường với Đức Kitô và với Phúc Âm của Người ».

Đức Giáo Hoàng đã kết thúc như sau : « Qua lời nói và gương mẫu, Đức Hồng Y đã loan báo cho tất cả mọi người, tín hữu hay vô thần, chân lý của Đức Kitô, là ánh sáng soi cho mọi người ».

25 năm Ngân Khánh của Học Viện đã được đánh dấu bởi một buổi học hỏi tận hiến cho sự tuyên bố của Công Đồng về « Nhân Phẩm » (Dignitatis humanae), đã được Đức Giáo Hoàng Phao Lồ VI công bố vào năm 1965.

Vị Tổng Thư Ký của Cơ Quan văn hóa này, Giáo Sư Xeniu Toscani, đã khẳng định qua máy vi âm của Đài Phát Thanh Vaticanô : « đề tài của buổi nói chuyện này là : « Nhân Phẩm (Dignitatis humanae) - sự tự do tín ngưỡng nơi Đức Giáo Hoàng Phao lô VI ». Và Đức Hồng Y Swiatek đã là một chứng nhân trổi vượt của sự tự do, của lòng ước muốn tự do tín ngưỡng đã bị chà đạp bởi những kẻ đã giam cầm Ngài để ngăn cấm Ngài không được diễn tả đức tin của Ngài và công việc hoạt động tông đồ của Ngài. Sau đó, Học Viện Phaolô VI, trao giải thưởng cho những vĩ nhân của văn hóa được hướng dẫn bởi tôn giáo và những tác phẩm của các vị. Chúng ta hiện đang ở trong lần phát giải thưởng thứ 15 : giữa số những vị được tuyển chọn, người ta có thể trích dẫn nhà Thần Học Thụy Sĩ quá cố, Đức Hồng Y Hans Urs von Balthasaar, Giáo Sư Oscar Cullman cho những công việc Ngài đã thực hiện trong lãnh vực tôn giáo trong thế giới -, Triết gia Paul Ricoeur và Jean Vanier, trong lãnh vực thăng tiến nhân quyền và phát triển các dân tộc ».

Học Viện Phaolô VI đã được thành lập, như Giáo Sư Toscani nhắc lại, bởi Công Trình tận hiến cho Giáo Dục Kitô hữu của thành Brescia, một sáng lập về văn hóa và tôn giáo đã quyết định thăng tiến sự thành lập Học Viện này để các nhà khảo cứu trên toàn thế giới tìm thấy nơi học viện một dụng cụ thích ứng trong việc khảo cứu. Trong 25 năm, Học Viện trước hết đã gây dựng những kho lưu trữ để đón nhận những tài liệu đã hoặc chưa bao giờ được ấn hành, dù là những công trình học hỏi hay những khảo cứu về nhân vị Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, về ĐHY Giovanni Battista Montini (ĐGH Phaolô VI tương lai), và rất nhiều những nghiên cứu đã được ấn hành trong những năm vừa qua về Ngài cũng như các hoạt động của Ngài. Cuối cùng, Học Viện huy động phát triển những buổi đàm thoại quốc tế và những ngày học hỏi về những đề tài đặc biệt và mời đón các nhà khảo cứu trong số những vị nổi bật nhất trên thế giới ».

Trần Văn-Toàn


Về Trang Mục Lục
Trở Về Trang Nhà