Không có chính phủ nào thờ ơ với lời mời gọi và những quan điểm của ĐGH

 

 

Vatican ngày 12/1/2005

 

Trong bài diễn văn trước những nhà ngoại giao tại Toà Thánh hôm thứ hai vừa qua, ĐGH Phaolô II đã trình bầy bốn thách thức chính của nhân loại ngày hôm nay : sự sống, bánh ăn, hoà bình và tự do.

 

Để hiểu những đặc tính và tầm ảnh hưởng của đường lối ngoại giao của ĐGH Gioan Phaolô II, Zenit đã gặp ông Jean-Michel Coulet, giám đốc của tờ báo Osservatore Romano bằng Pháp ngữ, cùng tác giả với những nhân vật khác như ĐHY Quốc Vụ Khanh Angelo Sodano, ĐHY Jean-Louis Tauran, cựu thư ký về những tương quan với các quốc gia, của tác phẩm « Đường lối ngoại giao của ĐGH Gioan Phaolô II » (La diplomatie de Jean-Paul II) được xuất bản năm 2000 bởi nhà xuất bản Cerf (cf. www.editionsducerf.fr).

 

Zenit : Bốn thách thức trong bài diễn văn của ĐGH có phải là những điểm chốt trong nền ngoại giao của ngài không ?

 

J.M. Coulet : Đúng thế, bốn thách thức đề ra bởi ĐGH Gioan Phaolô II là những điểm chốt và người ta có thể nói là những cột trụ trong nền ngoại giao giáo hoàng ngày hôm nay và ngay cả trong triều giáo hoàng của ngài từ lúc được bầu. Người ta có thể thấy những đề tài này trong những giáo huấn lớn trong triều giáo hoàng của ngài và trong những bài diễn văn của ngài tại Vatican hay trong những cuộc thăm viếng các nước. Những danh từ chính này là nền tảng của tất cả các hành động của những nhà ngoại giao của Toà Thánh trên thế giới.

 

Nền ngoại giao giáo hoàng tin vào luật lệ quốc tế luôn tiến hoá và tham gia vào sự soạn thảo chúng, thí dụ như những khái niệm mới của luật can thiệp nhân đạo hay quyền của những thiểu số. Phải nhìn nhận rằng ĐTC đấu tranh trên mọi chiến tuyến : sự đấu tranh bảo vệ sự sống và chống lại sự đói khát, nhất là trong những tổ chức quốc tế hay vùng, hoà bình và tự do trong những quan hệ song phương với các quốc gia... Chúng ta đừng quên là ĐGH Gioan Phaolô II có quan hệ ngoại giao với 178 quốc gia ! Ngài tin chắc rằng một sự áp dụng cặn kẽ luật pháp cho phép tránh để những người yếu đuối nhất trở thành nạn nhân của bạo động của những kẻ mạnh nhất. Ngài nói : « Sức mạnh của luật pháp phải nằm trên luật của sức mạnh » (La force de la loi doit prévaloir sur la loi de la force).

 

Zenit : ĐGH trong bài diễn văn nói rằng để đề cao hoà bình, chính ngài đã thường xuyên can thiệp và qua nền ngoại giao Vatican. Theo ông, những thành công lớn nhất của Toà Thành trong lãnh vực này là gì và có thể những thất bại nữa ?

 

J.M. Coulet : Thành công lớn nhất của ngài hiển nhiên là đường lối ngoại giao của ngài bên Đông Âu trong thập niên 80. Sự chấm dứt chiến tranh lạnh với sự xụp đổ của bức tường Berlin là một cuộc chiến lớn của ĐGH Gioan Phaolô II. Đối với ngài, nền tảng của nhân quyền nằm ở sự nhìn nhận bởi các quốc gia chủ quyền một tự do tôn giáo được hiểu như nền tảng của tất cả các quyền. Người ta cũng có thể chưng dẫn thành công trong việc trung gian của ngài để giải quyết sự tranh chấp giữa Argentine và Chili trong vùng biển nam cầu.

 

Tuy nhiên một cuộc chiến bùng nổ mặc những lời kêu gọi của ĐTC thì luôn được coi như một thất bại, nhưng ngài không bao giờ nản lòng và lập đi lập lại không ngừng, đúng lúc và không đúng lúc, như ngài đã làm cho cuộc chiến vịnh năm 91 : « chiến tranh là một cuộc mạo hiểm không thể quay trở lại » hay tại Kosovo « không bao giờ muộn để thương lượng ». ĐGH dùng mọi phương tiện ngoại giao. Ngài không bao giờ ngừng nghỉ ! Người ta nhớ lại rằng trước khi cuộc chiến bên Irak bắt đầu, ngài đã gửi hai đại diện tới hai bên trong hy vọng cuối cùng...

 

Zenit : ông có cảm tưởng rằng những lời kêu gọi của ĐTC được các nhà lãnh đạo quốc gia trên thế giới lắng nghe không ? 

 

J.M. Coulet : Những lời kêu gọi của ngài không bao giờ là những lời chết, bởi vì chúng không chỉ được biết đến bởi những nhà chính trị mà còn cả báo chí như trung gian để đi tới quần chúng. ĐGH Gioan Phaolô II luôn biết xử dụng những phương tiện truyền thông để loan truyền những sứ điệp và những lời kêu gọi của ngài. Ngài biết rằng các chính phủ rất quan tâm đến ý kiến của quần chúng. Ngài xử dụng sự dân chủ mà theo giáo huấn xã hội của Giáo Hội có nghĩa là sự tham gia của người công dân vào những lựa chọn của xã hội, sự có khả năng thưởng phạt những người cầm quyền và sự liên đới xã hội.

 

Thật không có nhà lãnh đạo quốc gia nào lại thờ ơ với lời nói và những quan điểm của ngài. Bằng chứng là không biết bao nhiêu cuộc yết kiến tại Vatican ngài chấp nhận cho những nhà chính trị mọi khuynh hướng hay ngài gặp gỡ trong những các cuột thăm viếng của ngài. Trong những nhà chính trị đến Vatican gặp ngài có nhiều loại người : những người có thiện chí đến để hỏi ý kiến ngài, những người này nhiều hơn là người ta nghĩ và họ không nhất thiết là người công giáo, với thời gian họ trở nên gần như « bạn hữu » của ngài, điều đó giúp ngài có những cuộc nói chuyện thành thật bên ngoài con đường chính thức ngoại giao. Cũng có những người đến Vatican để trình bầy hoàn cảnh nước mình và tìm sự ủng hộ của ĐGH và những người công giáo. Và cuối cùng có những người muốn được báo chí nói đến và do đó có ảnh hưởng tích cực trong nước của họ... Dĩ nhiên chẳng ai mà không biết dụng ý của họ ! Trong mọi trường hợp, ĐGH luôn tiếp kiến những người có ước muốn gặp ngài, không giới hạn ai. Chúng tôi không biết mức độ nồng hậu của những cuộc trò truyện trong riêng tư, nhưng chúng tôi biết là ĐGH Gioan Phaolô II không bai giờ sợ nói thật với những người mà ngài tiếp !

 

Nếu những lời nói của ĐGH không có áp dụng ngay thì điều quan trọng là ngài can thiệp. Những cuộc thăm viếng tông đồ của ngài cũng để phục vụ điều đó. Gặp gỡ những người dân là một khía cạnh quan trọng, nhưng lời nói của ngài cũng gửi đến những thẩm quyền chính trị cho họ biết đường hướng ngài đề nghị. Người ta nghĩ ngay đến những cuộc thăm viếng của ngài tại Ba Lan lúc đầu trong triều giao hoàng của ngài hay trong một số nước Phi Châu và Châu Mỹ La Tinh. 

 

Zenit : ĐGH có một quan niệm về nhân quyền khác với quan niệm của các xã hội nói chung không ? Thách thức đầu tiên trong bài diễn văn của ngài là thách thức về sự sống, điều đó không luôn luôn là thách thức của một chính phủ...

 

J.M. Coulet : Ngay khi lên ngôi giáo hoàng, ĐGH Gioan Phaolô II đã lấy sự bảo vệ nhân quyền làm chương trình của triều giáo hoàng của ngài. Đó là đề tài của thông điệp đầu tiên của ngài, Redemptor Hominis. Tuy nhiên có nhiều cách để người ta tôn trọng, đề cao, gìn giữ nhân quyền.

 

Có một trật tự trong những nhân quyền. Nếu ĐGH bắt đầu bài diễn văn trước ngoại giao đoàn bằng thách thức của sự sống, đó là vì đối với ngài trong nhiều xã hội quyền sự sống bị vi phạm, ngay cả bị đe doạ, và địa vị người đứng đầu tinh thần của ngài là nhắc nhở lại rằng sự sống không thuộc về chúng ta, rằng chúng ta không thể sử dụng theo như ý thích của mình. Ngài nghĩ đến sự phá thai, sự giúp chết, sự nghiên cứu khoa học... Tóm lại, ngài kéo chuông cảnh giác.

 

Chính ngài đã nói rằng vì đến từ một quốc gia mà tự do đã bị giới hạn, ngài biết giá trị của nó và ngài đã có thể tạo cho mình một ý niệm chính xác về giá trị của sự tôn trọng nhân quyền. Đối với ngài, khi điều kiện này được thực hiện trong một quốc gia, người ta có thể đi tới một trình độ khác là sự tìm kiếm hoà bình theo nghĩa rộng của sự từ bỏ vũ khí : khi nhân quyền được tôn trọng thì việc có được hoà bình trở nên dễ dàng hơn. Khi hoà bình được thực hiện, tất cả các điều kiện được thoả đáng để có thể phát triển, mà điều ưu tiên là xoá bỏ nạn đói. Nhân quyền, từ bỏ vũ khí và phát triển (droits de l’homme, désarmement et développement), ba chữ D của nền ngoại giao giáo hoàng của ĐGH Gioan Phaolô II

 

 

Thông tấn Zenit

Lang Biang dịch

 

 


Về Trang Mục Lục