Sự mặc khải của Đức Kitô, nguyên tắc nền tảng của thần học

 

 

Rôma ngày 1/12/2005

 

Nhân dịp Uỷ Ban Thần Học Quốc Tế bàn về đề tài phương pháp thần học công giáo, ĐGH Bênêđictô XVI đã khẳng định rằng thần học « chỉ có thể nẩy sinh từ sự vâng phục sự thúc đầy của chân lý và tình yêu mong muốn hiểu biết thêm người mình yêu, nghĩa là chính Thiên Chúa mà với lòng nhân từ vô vàn của Ngài đã tự bộc lộ chính mình, nhất là trong Chúa Con duy nhất... Do đó sự mặc khải của Đức Kitô là nguyên tắc gương mẫu nền tảng của thần học. Khoa thần học luôn luôn được thực hiện trong Giáo Hội và cho Giáo Hội trong sự trung thành với truyền thống tông đồ. Bởi thế công việc của thần học gia phải được hoàn thành trong sự hiệp thông với Học Thuyết sống động của Giáo Hội và dưới thẩm quyền của Giáo Hội ».

 

ĐGH cho thấy : « Coi thần học như một việc riêng tư của nhà thần học có nghĩa là hiểu sai bản chất của nó. Chỉ trong cộng đồng tu sĩ, trong sự hiệp thông với các chủ chăn chính đáng của Giáo Hội thì công việc thần học mới có ý nghĩa : đúng là nó đòi hỏi khả năng khoa học nhưng nhất là tinh thần của niềm tin và sự khiêm nhường của kẻ biết rằng Thiên Chúa sống động, đối tượng của suy tư của họ, vượt trên con người một cách vô vàn. Chỉ với lời cầu nguyện và sự chiêm ngắm, người ta mới lãnh hội được ý nghĩa của Thiên Chúa và sự sẵn lòng để Chúa Thánh Thần hoạt động, điều đó làm sự tìm kiếm thần học phong phú có ích cho toàn Giáo Hội ».

 

Ngài đặt câu hỏi : « Người ta có thể vặn hỏi rằng một nền thần học được định nghĩa như thế có còn là một khoa học nữa không và còn phù hợp với lý trí nữa không ? ».

 

Ngài trả lời : « Thưa có. Sự hợp lý, tính cách khoa học và suy tư trong hiệp thông với Giáo Hội không những không loại trừ nhau, nhưng còn đi chung với nhau. Chúa Thánh Thần đặt Giáo Hội trong sự trọn vẹn của chân lý, Giáo Hội phục vụ chân lý và hướng đi của nó là sự giáo dục cho chân lý ».      

 

 

Thông tấn Zenit

Lang Biang dịch