« Tìm thấy điều mà Thiên Chúa đợi ở chúng ta » Mật-Nghị-viện

,(bài do Đức Hồng Y Lustiger

Cựu Tổng Giám Mục địa phận Ba Lê, Pháp)

 

La Mã, Chúa Nhật ngày 17 tháng 04 năm 2005 (Zenit.org) – 3 dấu chỉ có thể làm cho hiểu được ý nghĩa của « Mật Nghị viện », theo lời giải thích của Đức Hồng Y Lustiger. Những dấu chỉ này đã được ĐGH Gioan-Phaolô II ấn định trong bản Tông Hiến của Ngài « Universi Dominici Gregi » (Vị chủ chăn của đoàn chiên Chúa), về sự trống vắng của ngôi vị Giáo Hoàng và sự tuyển chọn Giáo Hoàng La-mã. Những dấu chỉ này, phần lớn « hai phần ba » dành cho phần tuyển cử, nơi chốn - Nhà Nguyện Sixtine – và các y phục cho các Hồng Y tham dự mật nghị. Đó là tất cả những dấu chỉ để giúp đỡ các Hồng Y « tìm thấy điều mà Thiên Chúa đợi nơi các Ngài ».

« Xin đừng bỏ rơi chúng tôi ! ».

Đức Hồng Y Jean-Marie Lustinger, cha chính của nhà thờ thánh Lu-Y của những người Pháp (Saint Louis des Français), đã dâng thánh lễ sáng ngày chúa nhật trong căn nhà thờ kiểu la-mã này mà Ngài dưới một hình thức nào đó, là « Cha Chánh Xứ » và Ngài đã kêu gọi các giáo dân cầu nguyện cho sự tuyển chọn đấng kế vị thánh Phêrô. Về cuối lễ, Ngài đã chuyển lời kêu gọi cuối cùng : « Xin đừng bỏ rơi chúng tôi ! ». Ngài đã tuyên bố :  Mật Nghị là « toàn thể Giáo Hội cầu khẩn Thiên Chúa ».

Sau 12 buổi họp dự bị hoàn tất - những « hội nghị khoáng đại », các Hồng Y hiện diện tại La Mã đã thực sự quyết định cử hành thánh lễ ngày chúa nhật này trong những thánh đường đã được trao phó cho các Ngài để « mời gọi các tín hữu cầu nguyện cho mật nghị », như Đức Hồng Y Lustinger, Tổng Giám Mục hưu trí thành Ba Lê, đã xác định. Những « chức tước » của các Hồng Y, thực thế, nhấn mạnh mối giây liên kết các Ngài với Giáo Hội La Mã.

Đức Hồng Y mời gọi các tín hữu hiện diện cùng liên kết với « sự khẩn cầu của toàn thể Giáo Hội » để « Chúa Thánh Linh « soi sáng » các Tổ Phụ nhập cơ-mật viện ngày mai, 18 tháng 04, mà chúng ta nên nhớ lại, sau thánh lễ « để tuyển chọn Đức Giáo Hoàng », buổi sáng, tại vương cung thánh đường Phêrô, và vào 16 giờ 30 với cuộc rước dẫn nhập vào nhà nguyện Sixtine.

Đức Kitô, vị Chăn Chiên Chân Thật.

Những nghi thức phụng vụ sẽ được chuyển cách trực tiếp đến « mọi người bên ngoài » (« Extra omnes »), trước khi cửa của nhà nguyện sẽ được đóng cho những lần bỏ phiếu bí mật của các Đức Hồng Y, điều này để bảo đảm sự tự do của các Ngài trước tất cả mọi ảnh hưởng bên ngoài.

Trong ngày chúa nhật này được gọi « chúa nhật vị Chăn Chiên Lành », Đức Hồng Y đã yêu cầu giáo dân hiện diện một « đặc ân » là đọc lại đoạn 10 của Thánh Kinh theo thánh Gioan, mà nghi thức phụng vụ chỉ hiến tặng có một phần ba : « đoạn thánh kinh không dài, Chúa Giêsu diễn giải rộng hơn đề tài này ». Đoạn thánh kinh giải thích rằng Chúa Giêsu đã trình bày trong đó « vị Chăn Chiên đích thực » và phải hiểu, thu nhận, suy ngẫm đoạn thánh kinh này. Để hiểu đoạn này, phải « đọc tất cả », như Đức Hồng Y giải thích, vì « Chúa Giêsu lấy lại các chi tiết của câu chuyện nhỏ này và diễn giải một cách rất tự do hình ảnh này. Chính Ngài là « cánh cửa » và Ngài là « vị Chăn Chiên ». Đức Hồng Y mời gọi đừng tìm « sự hợp lý hoàn toàn », vì « Chúa hoàn toàn tự do », và Chúa dẫn giải hình ảnh này « như một thi sĩ ».

Và Đức Hồng Y giải thích : « Chúa Giêsu nói chính Ngài là Vị Chăn Chiên Đích Thực đã đi vào bằng cửa chính, không leo trèo như một kẻ trộm hay tên ăn cướp ». Đức Hồng Y tiếp tục : « Cánh cửa là phép rửa của Thánh Gioan và chính là sự Thống Khổ của Ngài », như thế, « nếu chúng ta đi vào, nếu chúng ta theo Ngài, chúng ta sẽ được sự sống ».

Nhưng nhất là, như Đức Hồng Y Lustinger đã cố gắng làm cho hiểu rõ ý nghĩa của những ngày của cơ mật viện, vai trò của lời cầu nguyện của Dân Chúa và của các Đức Hồng Y với mục đích tuyển chọn Đức Giáo Hoàng tương lai, kẻ kế vị Đức Gioan-Phaolô II.

Đức Hồng Y xác quyết ngay từ đầu, dưới ánh sáng của Phúc Âm ngày hôm nay, là điều quan trọng không phải là chọn « một mục tử thay cho Đức Kitô » : mà « chính là Chúa Giêsu, Vị Mục Tử Hiền Lành ». Trong Thánh Kinh theo thánh Gioan, Đức Kitô phục sinh, thực thế, hỏi Phêrô : « Phêrô, con có yêu thầy không ? ». Câu trả lời là « Hãy chăn, chăm sóc, lo lắng cho đoàn chiên « của ta », Đức Hồng Y nhắc lại và nhấn mạnh vẻ đẹp của hình ảnh « tuyệt vời » này của bầy chiên, thường gặp trong các lời của các « tiên tri » và « Chúa Giêsu dùng lại », và « bầy chiên đi đến nơi mà vị mục tử ở : nơi mà Chúa Giêsu dẫn chúng ta đến, nơi đó đời sống là trọn hảo ».

« Đi vào trong tinh thần của Hiến Chế này ».

Như thế các Hồng Y phải làm gì ? « Thực hiện điều mà Chúa Giêsu làm khi Ngài gọi 12 tông đồ » để chọn « kẻ sẽ kế vị Phêrô ».

Đức Hồng Y nhấn mạnh là Tông Hiến đã phòng bị hết sức kỹ càng « chi tiết » về điều mà các Hồng Y « khi đó phải thực hiện » để tuyển chọn « Vị Mục Tử của đoàn chiên Chúa », đồng thời là « Giám Mục địa phận Lamã ». Đức Hồng Y thú nhận là đã không nghe đài phát thanh cũng chẳng nhìn vô tuyến truyền hình, cũng chẳng đọc báo chí, một cách cố tình, từ 8 ngày nay, để « đi vào trong tinh thần của điều mà Tông Hiến đòi hỏi chúng tôi ».

Đức Hồng Y nhấn mạnh, những chi tiết của đoạn hiến chế này cho thấy rằng đó không chỉ là một cuộc tuyển cử theo ý nghĩa của sự bầu cử một vị lãnh đạo, một chức trách chính trị hay kinh tế, người được lựa chọn theo chương trình của mình đề nghị, giữa các ứng cử viên khác, điều làm cho trong trường hợp này là « một người sẽ thắng cử trên người khác », trong đó có « đa - phái » hay « song - phái », và cuộc tuyển cử theo đa số cộng thêm một phiếu. Phải chấp nhận luật của trò chơi, có một kẻ thắng và một kẻ bại. Có một sự trọng tài « theo như sự so sánh về sức lực ».

Thế mà, Đức Hồng Y dẫn ba chi tiết của Hiến Chế làm tỏa lộ rõ ràng cuộc tuyển chọn Giám Mục địa phận Lamã được ghi chép trong một ấn cảnh khác biệt, đáp lại những tiêu chuẩn không thuộc về « sự tranh chấp » (« hợp pháp ») của đời sống chính trị.

Sự liên hiệp thiêng liêng.

Trước hết, sự kiện là cuộc tuyển cử đòi hỏi hai phần ba của số phiếu bầu – trong 32 vòng phiếu đầu -. Đó chính là « một phương cách của Giáo Hội không nhắm đến một sự thỏa thuận dựa trên những thương lượng » nhưng để « tìm thấy điều mà Thiên Chúa đợi nơi chúng ta trong sự chỉ định một nhân vật ». Đó là sự « hiệp nhất », vẫn như lời giải thích của Đức Hồng Y Lustinger, mà sự xác định này « đặt ra cách hiển nhiên ». Điều quan trọng là, đối với các mật-nghị-viên (« conclavisti » như người ta gọi bằng tiếng Ý), « nhận ra kẻ mà chúng tôi bầu là kẻ mà chúng tôi suy xét là kẻ thích hợp nhất để phục vụ Thiên Chúa bằng cách coi chừng đoàn chiên của Đức Kitô ».

Chính như thế mà Hiến Chế đem đến « một sự quý giá của những điểm chính xác để bảo vệ các Hồng Y khỏi các áp lực bên ngoài », Đức Hồng Y nhấn mạnh, như sự kiện là phiếu bầu, vô danh, mà mỗi vị viết tên của kẻ mình muốn chọn làm Giáo Hoàng, sau đó bị đốt đi. Hay như lời thề bằng giọng đọc to lớn rõ ràng : « Tôi xin lấy Đức Kitô làm nhân chứng, Người sẽ phán xử tôi, là tôi cho phiếu bầu của tôi cho vị, theo Chúa, mà tôi xét rằng phải được chọn ».

Đến lúc của hành động cụ thể là bầu cử, Đức Hồng Y Lustinger bình luận, « Chúng tôi được yêu cầu trình diện trước Thiên Chúa, không một tính toán nào, nhưng với lòng tự tin thẩm sâu nơi mỗi người ».

Đời sống đóng kín và theo nghi thức phụng vụ.

Chi tiết thứ hai được đặt lên hàng quan trọng bởi Đức Hồng Y Lustinger là nơi chốn được định vị bởi Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II cho mỗi lần tuyển chọn Đức Giám Mục thành Lamã : nhà nguyện Sixtine. Điều đó trở thành « bắt buộc » với Tông Hiến năm 1996. Nghĩa là, như Đức Hồng Y xác định, các Hồng Y luôn thấy trước mắt bức họa trên tường « ngày Phán Xét cuối cùng » của Michel Ange, « như để nhắc nhớ mỗi vị thực tế của điều mà chúng tôi đang phải thực hiện ».

Chi tiết thứ ba : bản Tông Hiến xác định rằng trong những lần bầu – 4 lần mỗi ngày với một sự mở phiếu tỉ mỉ - các Hồng Y mặc « lễ phục của ca đoàn », nghĩa là lễ phục dành cho « nghi thức phụng vụ ». Các vị mặc áo dài mầu đỏ và áo choàng trắng trên vai : « Chúng tôi ở trong một nghi thức phụng vụ » như Đức Hồng Y còn nhấn mạnh thêm.

Ngài nói thêm : « Đời sống đóng kín mà chúng tôi đang sống là một đời sống của kinh nguyện và của thinh lặng. Những trao đổi của chúng tôi, tất cả phải được thực hiện dưới ánh sáng này ».

Đức Hồng Y nhấn mạnh : « Các vị Hồng Y bấy giờ thực hiện điều mà Mười Một Tông Đồ đã phải làm để chỉ định Matthias trong « Sách công vụ các Tông Đồ ». Các vị đã bắt đầu « bằng lời kinh nguyện », lựa chọn những vị đã là « chứng nhân của đời sống của Chúa » và thực hiện một cuộc rút thăm.

Toàn thể Giáo Hội cầu khẩn Thiên Chúa.

Tại sao cầu nguyện cho một tên ?, Đức Hồng Y đặt nghi vấn. « Bởi vì điều đó không chỉ dựa trên chúng tôi». Nhưng « chúng tôi không đợi một sự bừng tỏa hay một thị kiến - mặc dù chẳng có gì cấm Thiên Chúa làm điều Người muốn », « chúng tôi xin Chúa tẩy sạch trí tuệ chúng tôi mọi vụ lợi có thể làm tối tăm tâm trí chúng tôi, để chúng tôi có thể nhìn thấy kẻ mà Thiên Chúa muốn chỉ định : chính chúng tôi bầu, với tất cả lương tâm trước Thiên Chúa, các điều đồn đại, các tiếng ồn ào, bình luận, phải được tẩy sạch bởi ý muốn trong tình trạng sẵn sàng cho Chân Lý của Thiên Chúa ».

Vả lại, theo Đức Hồng Y Lustinger nói thêm, « điều đó tùy thuộc lời cầu nguyện của tất cả Giáo Hội, chúng tôi chỉ là những kẻ được đại diện để thực hiện hành động này. Nhưng chính toàn thể Giáo Hội cầu khẩn sự can thiệp của Chúa ».

Đức Hồng Y xác định : « Đừng có tin vào vẻ bề ngoài, cũng đừng trông vào tài nghệ, chẳng có gì khác ngoài lòng tin trong thâm tâm mình ».

Và Đức Hồng Y đã liệt kê những kết quả của những lần tuyển chọn trước đây, ngược lại với những điều tiên đoán và dự đoán : Đức Gioan XXIII được cho là một Giáo Hoàng của « chuyển tiếp », ngài đã ra lệnh họp Công Đồng Vaticanô II, một điều mà không ai đã có thể tưởng tượng được. Người ta cũng đã không dự đoán được, như Đức Hồng Y Lustinger mời gọi quan sát, rằng Đức Gioan-Phaolô I sẽ được Chúa gọi về với Ngài sau 33 ngày. Và về Đức Gioan-Phaolô II, chẳng ai biết trước được « Ngài sẽ làm nhân vật nào và làm thế nào Ngài sẽ khai triển những tài năng mà Thiên Chúa đã trao ban trong một cuộc sống thật dài và thật bi thương ».

Đức Hồng Y nhấn mạnh : « Chính như thế mà « Thiên Chúa ghi trong đời sống nhân loại một lịch sử thánh », trong « sự tự do của dâng hiến chính bản thân» của kẻ « tự trao hiến mình cho quyền năng của Thiên Chúa » để thực hiện « bổn phận bao la, vượt quá sức con người » này.

Trần Văn-Toàn

 


Về Trang Mục Lục