Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Toà Thánh ?

 

 

Rôma ngày 12/5/2005

 

Thông tấn Giáo Hội Á châu của Hội Truyền Giáo Paris đã tường trình rằng ĐHY Phạm Minh Mẫn  đã đề cập đến vấn đề quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Toà Thánh trong dịp ngài tham gia tang lễ ĐGH Gioan Phaolô II và bầu ĐGH mới trong tháng tư vừa qua. Trong cuộc phỏng vấn bằng tiếng việt với thông tấn Vietcatholic News, ngài đã khẳng định rằng điều này chỉ còn là vấn đề thời gian, về phía Vatican mọi sự đã sẵn sàng. Nên nhắc rằng người công giáo tại Việt Nam chiếm khoảng 7% dân số.

 

Về phía chính quyền việt nam, có nhiều dấu hiệu cho thấy một ước muốn thật sự có một tương quan tốt đẹp. Một chỉ thị từ thẩm quyền trung ương đã gửi tới đại sứ việt nam tại Rôma yêu cầu ông tham gia tất cả những nghi thức liên quan tới cái chết của ĐGH Gioan Phaolô II và việc bầu người kế vị ngài. ĐHY Mẫn cũng kể rằng đại sứ việt nam đã rời Rôma ngày 28/4 và ba ngày sau được thay thế bởi một vị khác mà ngài đã gặp gỡ tại thành phố Hồ Chí Minh. Vị tân đại sứ đã cho ngài biết ý định nhất quyết của ông muốn cải thiện thật sự tương quan giữa Rôma và Hà Nội. ĐHY Mẫn đã thông tin cho ĐHY quốc vụ khanh về thái độ mới này. 

 

Cuộc phỏng vấn sau đó đề cập đến đạo luật về tín ngưỡng tôn giáo được áp dụng từ tháng 11/2004. Sau đó ít lâu đã diễn ra cuộc họp thường niên của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và vị trách nhiệm Văn Phòng Vấn Đề Tôn Giáo đã đến gặp gỡ các giám mục, các ngài đã hỏi ông về khoản 33 của điều luật này : « Nhà Nước khuyến khích các tổ chức tôn giáo tham gia vào việc giáo dục trẻ em sống trong những hoàn cảnh đặc biệt, giúp đỡ các viện săn sóc sức khoẻ của những người nghèo, tàn tật, bị bệnh sida, bệnh cùi, bệnh tâm thần, đảm trách các trường giáo dục cho trẻ em, tham gia vào các hoạt động nhân đạo khác... ». ĐHY Mẫn cho rằng đó là một sự cởi mở nhưng vẫn còn giới hạn. Sự khuyến khích này nhằm đến các hoạt động trong khung cảnh giáo xứ chứ không phải trong lòng xã hội việt nam trong sự tổng quát của nó. Cũng thế, Giáo Hội được khuyến khích tham gia vào việc giáo dục trẻ em, nhưng chỉ giới hạn trong các lớp mẫu giáo. Đó là lý do tại sao ĐHY Mẫn đã tuyên bố rằng khoản 33 của đạo luật vừa là một sự cởi mở vừa là một giới hạn cho các hoạt động của Giáo Hội.

 

Về câu hỏi tại sao các giám mục việt nam không có một thái độ cứng rắn hơn đối với chính quyền, ĐHY đã trả lời rằng người Kitô hữu việt nam trong nước và ngoài nước có những thái độ khác nhau. Riên các ĐGM, các ngài chỉ có thể có một thái độ dựa trên Tin Mừng, nguồn gốc của ánh sáng, của sự thiện và của chân lý. Các ngài có bổn phận đem Tin Mừng cho mọi người. Ngài đi theo điều mà ĐGH Gioan Phaolô II đã luôn tuyên bố rằng con đường duy nhất mà Giáo Hội phải theo là con đường của sự đối thoại của công đồng Vatican II, ngay cả khi tự do không có hay khó khăn quá nhiều. Các ĐGM không thực hiện một sự đối lập kiên quyết nhưng thực hiện sự đối thoại.    

 

 

Thông tấn Zenit

Lang Biang dịch



 


Về Trang Mục Lục