« Lòng từ thiện của ĐGH » hay « Tiền đóng góp của thánh Phêrô », nguồn gốc và ý nghĩa

 

 

Rôma ngày 26/6/2005

 

Điạ phận Rôma cử hành hôm nay, chủ nhật 26/06, ngày « lòng từ thiện của ĐGH » và nhắc nhở ý nghĩa của sự đóng góp của giáo dân cho các việc từ thiện của ĐGH qua « tiền đóng góp của thánh Phêrô ». ĐHY Camillo Ruini, phó địa phận Rôma và cũng là chủ tịch hội đồng giám mục Ý, đã kêu gọi đến lương tâm của những người công giáo. Cũng xin nhắc lại là tiền đóng góp của thánh Phêrô là sự giúp đỡ tài chánh của các giáo dân cho Toà Thánh như dấu chỉ của sự tham gia cùng với lòng ân cần của người kế vị thánh Phêrô cho nhiều điều cần thiết của Giáo Hội hoàn vũ và những công việc từ thiện bên những người nghèo khó nhất.

 

Việc đóng góp tài chánh để Giáo Hội có thể giúp đỡ những người cần giúp nhất đã bắt nguồn từ buổi ban đầu của Giáo Hội và tồn tại qua các thế kỷ. Hiện nay, sự quyên góp này diễn ra trên toàn thế giới, nhất là ngày 29/6 hay chủ nhật gần lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, quan thầy của Giáo Hội Rôma.

 

Ngay lúc đầu triều giáo hoàng của ngài, ĐGH Gioan Phaolô II đã gửi thư cho ĐHY quốc vụ khanh ngày 20/11/1982 trong đó ngài nêu ra tiêu chuẩn tổng quát của việc thực hành này : « Nền tảng của sự nâng đỡ Toà Thánh phải được dựa trên những cống hiến tự động của người công giáo trên toàn thế giới và có thể từ những người khác có thiện chí. Điều này phù hợp với truyền thống bắt nguồn từ Tin Mừng (Luc 10,7) và trong giáo huấn của các Tông Đồ (Corintô1 9,11). Tháng hai năm 2003, ĐGH Gioan Phaolô II lại nói : « Tiền đóng góp là một sự đóng góp thật sự vào hành vi Phúc Âm, nhất là nếu người ta coi ý nghĩa và tầm quan trọng của sự chia sẻ thực tế đối với sự ân cần của Giáo Hội phổ quát ».

 

Sự đóng góp của các tín hữu nhằm những công việc của các tu sĩ, những sáng kiến nhân đạo và sự thăng tiến xã hội cũng như việc ủng hộ những hoạt động của Toà Thánh. Đó là những điều cần của các Giáo Hội nghèo, những viện tôn giáo và những tín hữu trong hoàn cảnh khó khăn, nhất là những nạn nhân của chiến tranh và thiên tai, những người tỵ nạn, di dân, sự giáo dục, trẻ em, người già.  

 

 

Thông tấn Zenit

Lang Biang dịch

 


Về Trang Mục Lục