Vẫn còn 200 triệu người nô lệ trên thế giới  (phần1)

 

 

Rôma ngày 27/6/2005

 

Vẫn còn 200 triệu người trên thế giới còn trong tình trạng nô lệ, trong đó 30 triệu trẻ em bắt buộc phải lao động ngoài pháp luật, từ năm đến bẩy triệu trẻ em vị thành niên Á châu làm điếm. Những con số về tình trạng nô lệ trên thế giới được lấy từ cuộc điều tra của Giancarlo Giojelli trong cuốn sách với tựa đề « Gli schiavi invisibili » (những người nô lệ vô hình) được xuất bản bởi nhà xuất bản Piemme.

 

Trong cuộc nói chuyện với thông tấn Zenit, Giancarlo Giojelli giải thích.

 

Zenit : Bản Tuyên Ngôn Phổ Quát về Nhân Quyền đã có từ hơn 57 năm nay, nhưng tình trạng nô lệ vẫn còn là một hiện tuợng lan rộng. Còn bao nhiêu người nộ lệ trên thế giới ? Những nước nào còn nhiều nhất ?

 

Giancarlo Giojelli : Cách đây hơn nửa thế kỷ, Bản Tuyên Ngôn Phổ Quát về Nhân Quyền đánh dấu sự chấm dứt của sự nô lệ. Hai thế kỷ của những lời tuyên bố quốc tế, sự huỷ bỏ dần dần tình trạng nô lệ trong mọi nước... Thật phi lý còn nói đến sự nô lệ, tuy nhiên đó là những con số của LHQ ; trong lúc này, người ta ghi nhận 200 triệu người nô lệ trên thế giới. Vào đầu thế kỷ 19, con số là 15 triệu. Một bản tổng kết thật sửng sốt !

 

Đó là những người bắt buộc phải lao động trong những mỏ than Trung Hoa, những người đàn bà vùng Balkans, nước Nigeria, vùng Đông Nam Á bắt buộc phải làm điếm ngoài đường hay trong những nhà chứa của tất cả các nước tây phương và các nước kỹ nghệ hoá không trừ nước nào. Đó là những đứa trẻ người Rumani bị gia đình bán cho những kẻ buôn bán tình dục, cướp bóc, thuốc phiện hoành hành tại Âu châu, nhất là tại Ý, giữa Rôma, Milan và Turin. Hàng triệu triệu trẻ em bên Pakistan và Ấn Độ bắt buộc phải lao động trong những điều kiện vô nhân đạo trong những nhà máy dệt thảm. Biết bao đức trẻ lao động trong những xưởng bất hợp pháp của tổ chức mafia Trung Quốc tại Ý. Những đứa trẻ bị bắt cóc tại Ouganda, Soudan, khoảng 200 000. Tất cả mọi nước, mọi lục địa đều có những người nô lệ về lao động, tình dục, chiến tranh. Họ ở giữa chúng ta, nhưng chúng ta làm ra vẻ không thấy họ. Họ là những người vô hình...

 

Zenit : Trong cuốn sách, ông nói đến sự nô lệ cũ và mới. Ông muốn nói gì ?

 

Giancarlo Giojelli : Bất hạnh thay những cách thức đều giống nhau. Sự bất hợp pháp chỉ làm cho giá cả tăng lên thôi. Những đứa trẻ và những người đàn bà bị bắt cóc trong 200 cuộc chiến bị lãng quên trong thế giới của chúng ta, từ Đại Dương châu, Phi châu cho tới Nam Mỹ châu, được dùng như những món hàng cho chiến tranh và tình dục.

 

Những người đàn ông , đàn bà và trẻ em chạy trốn những khắc nghiệt của điều kiện sống tại Á châu trở thành con mồi cho những kẻ buôn người đem họ qua các nước tây phương một cách bất hợp pháp và thường bán họ cho những tổ chức tội ác ; những tổ chức này dùng họ như chân tay phạm tội ác, làm việc chui, thuốc phiện, làm điếm. Những tổ chức này gồm những tổ chức mafia người Sicile, mafia người Nga, mafia người Ukraine, những bộ tộc phi châu. Những tổ chức Trung Hoa hành động một mình và người ta có thể nói chúng có đến 80 nhóm khác nhau. Tại Ý, khoản luật 601 cấm các hình thức nô lệ vẫn có giá trị. Có đến 700 vụ bắt giữ trong nước và có 30 ngàn người nô lệ... Và đó chỉ là phần mắt thấy của iceberg.   

 

 

Thông tấn Zenit

Lang Biang dịch




Về Trang Mục Lục