Opus Dei bên kia những huyền thoại ( phần 2)

 

 

Rôma ngày 6/1/2006

 

Zenit : Tiền bạc, quyền hành, sự hành xác, « cá mực » hay « con bạch tuột »... phần lớn cuốn sách của ông nhằm « làm sáng tỏ » bí mật chung quanh Opus Dei. Ông có nghĩ là ông đã thành công không ? 

 

J. Allen : Tôi không khờ khạo đến nỗi tin rằng với cuốn sách tôi viết thì những thành kiến và những ý tưởng cho rằng có mưu đồ từ 70 năm qua sẽ xụp đổ ngay. Tuy nhiên tôi hy vọng là thông tin khách quan mà một phần lớn được xuất bản lần đầu tiên sẽ là khởi điểm cho những tranh luận trong tương lai.

 

Sự tranh luận chính đáng phải lưu ý tới những khía cạnh về văn hoá nội bộ và về đời sống thực hành của Opus Dei và tôi biết rõ rằng câu hỏi này đã là đề tài tranh luận ngay trong tổ chức Opus Dei.

 

Làm thế nào Opus Dei có thể minh bạch hơn mà không mất bản chất của mình, đó là câu hỏi phải đối diện một cách hợp lý. Opus Dei phải càng ngày càng hiểu là họ không chỉ có trách nhiệm đối với riêng họ và đối với thánh Josémaria, nhưng còn đối với Giáo Hội công giáo một cách rộng rãi hơn nữa. Do đó họ phải làm những gì có thể để trả lời cho những câu hỏi và đối diện với những nghi ngờ chính đáng.

 

Nhưng đồng thời theo thời gian, Opus Dei cũng bị lên án và gây nhiều ngờ vực vô lý nhất. Tôi hy vọng cuốn sách này giúp sửa đổi lại những tránh né lơ mơ này để tạo nên một sự tranh luận có hiệu quả hơn.

 

Zenit : Khi đọc cuốn sách của ông, người ta có cảm tưởng là Opus Dei không có nhiều quyền lực và ảnh hưởng đến thế trong khi có những bàn cãi và vẻ huyền bí của tổ chức này ?

 

J. Allen : Theo tôi câu hỏi duy nhất quan trọng phải đặt ra về Opus Dei là một tổ chức tương đối nhỏ với một gia sản và một ảnh hưởng khiêm tốn đã làm gì để trở nên một con chó sói lớn độc ác trong trí tưởng tượng công giáo ? Tôi nghĩ câu trả lời thì phức tạp và ít nhất dựa trên 4 yếu tố :

 

1-    Opus Dei đã lớn lên trong nước Tây Ban Nha thời Franco và do đó được gắn liền với chủ nghĩa phát xít của nước này.

2-    Opus Dei và Dòng Tên đã có một « cuộc chiến ranh giới » gay gắt về vấn đề ơn gọi của giới trẻ trong nước Tây Ban Nha những năm 30. Điều đó đã gây ra một cuộc tranh đua ở mọi nơi có Opus Dei, bởi vì hệ thống Dòng Tên rất rộng rãi trên thế giới.

3-    Sau Công Đồng Vatican II, Opus Dei trở nên biểu tượng trong những giằng co giữa cánh tả và cánh hữu của đạo công giáo.

4-    Dưới thời ĐGH Gioan Phaolô II, Opus Dei đã được nhiều cảm tình của ngài và do đó gây ra sự ghen tị của một số cơ quan và sự chống đối mang tính cách ý thức hệ của những nhóm khác. Nói cách khác, Opus Dei là « con mắt bão hoàn hảo », nơi mà những yếu tố lịch sử và chính trị va chạm nhau. Điều đó làm cho người ta gán cho nhóm này một quy chế hoang đường mà khuôn mặt xã hội thực sự của nó không minh chứng được.

 

Zenit : Nếu tôi thuộc tổ chức Opus Dei thì tôi sẽ biết ơn ông. Ông có nhận được những ý kiến như vậy không ?

 

J. Allen : Nhiều thành viên của Opus Dei đã cám ơn tôi vì đã đề cập đến đề tài này một cách tương đối quân bình. Có những người không hài lòng vì học ho rằng tôi đã chỉ chú trọng đến những tranh cãi. Opus Dei là gia đình của họ và họ không thích người khác đặt lại nghi vấn về những người thân yêu của họ, mặc dù công việc đã được làm một cách khách quan nhất trong mức độ có thể.

 

Về phía chỉ trích Opus Dei cũng có những phản ứng tương tự. Một số cho là cuốn sách có một lời nói đúng đắn phù hợp với những ưu tư của họ, trong khi một số chắc chắn rằng Opus Dei là một nguy hiểm, cho nên họ nghĩ rằng tôi chưa đi xa đủ trong việc làm rõ ràng những sai lầm của tổ chức này.

 

Đáng tiếc thay những phản ứng này cho thấy là một phần lớn của sự tranh luận về Opus Dei bị phân ra hai thái cực.

 

Zenit : Ông nghĩ rằng cơ cấu của Opus Dei không phù hợp với cá nhân ông, ông biết điều đó hay ông nhận ra điều đó sau khi đã tìm tòi ? 

 

J. Allen : Với tư cách là một nhà báo và tôi tôn trọng nguyên tắc này, tôi không thuộc nhóm nào trong Giáo Hội bởi vì tôi phải giữ thái độ không thiên vị. Đó là lý do tại sao tôi chưa bao giờ tự đặt câu hỏi trở thành thành viên của Opus Dei hay một nhóm nào khác. Hơn 300 giờ nói chuyện và những cuộc thăm viếng tại 8 nước để viết cuốn sách này cho tôi hiểu rằng nếu tôi muốn nhập vào một nhóm công giáo nào thì chắc chắn sẽ không phải là nhóm Opus Dei.

 

Tôi tôn trọng Opus Dei và tôi không sợ nó. Trái lại, tôi lại ngưỡng mộ phần lớn những người mà tôi gặp, sống với họ thật là sống động và vui vẻ. Tuy nhiên « chương trình hằng ngày » của những thành viên Opus Dei và sự thái độ âm thầm sau những biến cố... làm tôi ngạt thở.

 

Tôi đi một mình và tôi thích tự dùng thời gian và không gian của mình. Tôi không thích người khác bắt có giờ giấc, nói khi nào tôi phải cầu nguyện và làm sao.

 

Nói thực với ông, đó là vấn đề sở thích riêng tư. Tôi ngưỡng mộ những thành viên của Opus Dei và tôi nhận thấy phần đông họ rất hài lòng với đời sống như thế.  



Thông tấn Zenit

Lang Biang dịch

 


Về Trang Mục Lục