ĐGH Mừng lễ Phục sinh, ngài nhấn mạnh Dân chúng, và Các quốc gia hãy tránh xa tội lỗi.



VATICAN CITY – 17-04-2006 (CNS) – Trong khi cử hành nghi lễ Tuần Thánh và Phục sinh lần thứ nhất trong triều đại giáo hoàng của ngài, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã kêu gọi từng người và các quốc gia tránh xa tội lỗi của mình và chấp nhận tình thương, chân lý và hòa bình mà Đức Kitô đã trao tặng cho chúng ta qua cái chết trên thập gía và sự phục sinh của Ngài.


Sau khi chủ lễ Phục sinh sáng ngày 16 tháng 4 ở giữa hàng ngàn bông hoa   và cây cối nảy mầm tại Công Trường Thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI  đã ban phép lành trọng thể “urbi et orbi” (cho thành Roma và cho toàn thế giới) và Ngài đã cầu nguyện cho hòa bình và chân lý đến cho những nơi trên thế giới đang gặp những khó khăn.


Trong Thánh lễ buổi sáng có một số giáo dân cầm biểu hiệu chúc mừng sinh nhật thứ 79 của ngài, với số tín hữu tham dự Thánh lễ Vọng Phục sinh lúc 1 giờ sáng qúa đông đã nói lên tâm tình biết ơn và mừng sinh nhật ngài.


Trong lúc chúc lành vào giữ ngày, Đức Giáo Hoàng kêu gọi “Sự thương lượng nghiêm trọng và trung thực” để tìm một “giải pháp chính trực” cho sự bất đồng giữ nước Iran và cộng đồng thế giới về chương trình hạt nhân tại Iran. Ngài cũng cầu nguyện “sự hòa bình tại nước Iraq, chống lại bạo lực bi thảm đã và đang tiếp tục gây thảm thương cho rất nhiều nạn nhân.”


Đức Giáo Hoàng kêu gọi cộng đồng thế giới đến để giải thoát nguy cho những đồng bào thuộc vùng Darfur thuộc quốc gia Sudan đang bị sự diệt chủng đe dọa và họ đang phải đương đầu với nhiều khủng bố và nạn đói kém.


Ngài cũng cầu nguyện cho Đất Thánh và cho “cuộc đối thoại kiên nhẫn và bền chí” giữa hai chính quyền Do thái và Palestin.


“Cầu mong cộng đồng thế giới xác nhận lại lần nữa quyền lợi của dân Do thái sống trong hòa bình, giúp đỡ dân Palestine trải qua cuộc sống hiểm nghèo mà họ đang đương đầu,” ĐGH nói tiếp.



Với hơn 80.000 người quy tụ tại Công Trường Thánh Phêrô để nhận phép lành, Đức Giáo Hoàng Benedict đã nói, sự phục sinh từ cõi chết của Đức Kitô đã cứu thoát nhân loại ra khỏi sức mạnh của tội lỗi và sự chết đã làm mãn nguyện lời giao ước của Thiên Chúa.


“Những ai đang còn bị áp bức bởi xiềng xích của sự đau khổ và sự chết, đôi khi chính họ cũng chẳng nhận ra điều đó, giờ đây họ thấu hiểu được ơn cứu độ từ sự phục sinh của Đức Kitô,” ĐGH nói.


“Cầu mong sự phục sinh của Đức Kitô, và sức mạnh sinh khí của Ngài ban cho muôn dân khắp mọi nơi được hòa bình và tự do,” ĐGH nói sau khi ngài ngỏ lời chào mừng Phục sinh với 62 thứ tiếng khác nhau, trong số đó có tiếng Etperantô, Maori, A-rập và tiếng Hê-brơ.


Ngài ngỏ lời bằng tiếng Anh, “Nguyện xin ân sủng và niềm vui Chúa phục sinh ở cùng tất cả các con.”


Nói bằng tiếng Hà-lan, ĐGH cám ơn văn phòng Bloemen, nước Hà-lan, Trung Tâm sản xuất Thế giới các loại củ hoa, với 20 người cắm hoa Hà-lan tạo khung cảnh mùa xuân cho những bậc thang tại Công trường Thánh Phêrô.


Trong Lễ Vọng Phục Sinh ngày 15 tháng 4, Đức Giáo Hoàng dùng một mảnh vỏ xò bằng vàng rỏ nước thánh trên đầu các tân tòng, đã rửa tội và nghi thức thêm sức cho 7 người đàn ông và phụ nữ tới từ 6 quốc gia.


Đức Giáo Hoàng đã đón mời một bé gái người Nhật, một thiếu nữ người nước Peru, một cậu con trai người nước Colombia, một thiếu nữ người nước Cameroon, một thiếu niên người nước Albania và một thiếu niên người nước Belarus. Tất cả đều được đón nhận gia nhập Giáo hội Công giáo và nghi thức Rước lễ lần đầu.


Lễ rửa tội không những chỉ biểu trưng cho sự đón mời gia nhập vào đoàn chiên Chúa hay sự thanh tẩy tội lỗi bình dị, lời Đức Giáo Hoàng thuyết giảng trong lễ vọng phục sinh như thế. Lễ rửa tội có một ý nghĩa thâm sâu, đưa con người vào một giai đoạn hoàn toàn biến đổi cuộc sống của họ, do đó “không phải là tôi sống, nhưng Đức Kitô sống trong tôi,” ĐGH nói, trích thư Thánh Phaolô.

 

Sự thanh tẩy đã giải phóng con người ra khỏi sự hiện hữu cô lập và đưa con người hòa đồng một cách tích cực với nhiệm thể của Đức Kitô, ĐGH nói.

Đức Giáo Hoàng nói tiếp: “Chúng ta hãy níu chặt lấy Chúa phục sinh” Ngài sẽ giữ gìn chúng ta trong vòng tay âu yếm của Ngài, mặc dầu bàn tay chúng ta trở nên yếu đuối”.


Khi kết thúc nghi lễ Đàng Thánh Gía tại đại hí trường Rôm ngày 14 tháng 4, Đức Giáo Hoàng kêu gọi các Kitô hữu hãy dũng cảm và bền tâm trong việc bảo vệ đức tin của họ và tránh xa những cơ hội gây ra tai hại và tội lỗi bằng cách hy sinh cho tha nhân với tình thương yêu.


Đức Giáo Hoàng cũng thúc bách mọi người hãy tỏ lòng nhân từ và tham gia một cách tích cực trước những cảnh bất công trong xã hội. Đừng để như những cảnh đã xẩy ra cho các Kitô hữu bị đàn áp dưới thời La-mã ngày xưa.


“Chúng ta không thể chỉ là khánh bàng quang trong Chặng Đường Thánh Gía được,” chuyện đó không chỉ là trường hợp xẩy ra trong qúa khứ, nhưng thực ra là chuyện xẩy ra hằng ngày, ĐGH nói.



Chặng Đàng Thánh Gía phản chiếu lại “những đau khổ của nhân loại ngày nay,” sự đau đớn của các trẻ em bị ruồng bỏ hoặc bị hành hạ bất xứng, hăm dọa đến hạnh phúc đời sống gia đình, sự chia rẽ trên thế giới giữa người giầu, kẻ nghèo, những nỗi khốn khổ xẩy đến cho những người đang phải chịu cảnh nghèo đói và tướt đoạt, ĐGH nói.


Sáng sớm ngày 14 tháng 4, Đức Giáo Hoàng Benedict chủ tọa lễ Thứ Sáu Tuần Thánh, tưởng niệm Cuộc Khổ hình của Chúa, nghi thức bắt đầu bằng cách ngài nằm phủ phục mặt trên một chiếc gối đặt trước bàn thờ.


Vị giảng thuyết thuộc Giáo Hoàng đoàn là Linh mục Raniero Cantalamessa, dòng Capuchin, nói trong bài giảng như sau, nhân loại cần phải có lòng trắc ẩn hơn và rộng lòng tha thứ nếu gỉa sử thế giới “sa ngã vào vực thẳm bạo lực toàn cầu.”


Hình như ngài có ý ám chỉ tới sự tranh giành lãnh thổ giữa dân Do thái và Palestine, Linh mục dòng Capuchin nói rằng ngài lấy làm kinh ngạc và gỉa xử nếu, “vùng Cận Đông, dân chúng cả hai bên xung đột cả thập niên nay, thay vì khiển trách lẫn nhau thì hãy nghĩ đến những sự đau khổ của cả hai bên, thương hại lẫn cho nhau, thì việc xây “bức tường ngăn cách” nghĩ rằng là chuyện không cần thiết nữa.


Rất có nhiều điều đáng thương tâm trong thế giới ngày nay, “Chúng ta hãy tỏ lòng thương hại và đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau,” Cha nói tiếp.


Đức Giáo Hoàng rời Vatican sau trưa Phục sinh và đi nghỉ một vài ngày tại biệt thự của Đức Giáo Hoàng tại Castel Gandolfo, miền Nam của Rôm. Buồi trưa ngày 17 tháng 4, cùng với sự tụ họp đông đủ của các du khách bên sân trong biệt thự, ngài đọc kinh nguyện “Regina Coeli”.

 

 

Cao Nguyên Chuyển ngữ


Về Trang Mục Lục