Những lời nhắn nhủ của Đức Giáo Hoàng cùng với bài diễn văn của bà Cherie Blair (phu nhân thủ tướng Anh Quốc, Tony Blair) về giới trẻ ngày nay.




VATICAN CITY 28-04-2006 (CNS) -- Những lời nhắn nhủ tha thiết của Đức Giáo Hoàng Benedict XVI cùng với những lời khuyên thiết thực của người mẹ bốn con, Bà Cherie Blair, tòa thánh Vatican đã khai mạc một hội nghị đặc biệt dành riêng để thảo luận về những thử thách mà giới trẻ ngày nay đang đối phó.


Học viện Khoa Học Xã hội tại Tòa Thánh khai mạc phiên họp ngày hôm nay (28 tháng 4) và sẽ kết thúc vào mùng 2 tháng 5 với chủ đề: “Tuổi Xuân đang tàn mất? Sát cánh với con cái và Giới trẻ trong một Thời kỳ Náo động.”


Bà Blair, phu nhân của thủ tướng chính phủ Anh quốc, Tony Blair, là một người khách bất ngờ, trong bài mở đầu phiên họp Bà Blair đã phát biểu về kinh nghiệm của bà trong vai trò của một luật sư về nhân quyền, là một tín đồ Công giáo và là một người mẹ.


Một trong những điểm chính bà đã đề cập tới là ngày nay các phụ huynh cần cắt bớt thời giờ của những ngày bận rộn để đầu tư vào những buổi chuyện trò với con cái của họ.


Mối liên hệ giữa phụ huynh và con em không phải dựa trên sự “phán quyết độc đoán” nhưng trên tình thương yêu và lắng nghe, bà Blair nói. Vai trò của Giáo hội, bà nói tiếp, không phải chỉ quy định một số luật lệ, nhưng là để khuyến khích giới trẻ biết lắng nghe lương tâm mình và nhìn vào thực tại của xã hội với con mắt am tường vấn đề.


Sau buổi thuyết trình, bà Blair gặp riêng Đức Giáo Hoàng vì ngài không có mặt trong buổi hội nghị.


Trong bức điện gửi cho những thành phần tham dự buổi hội nghị này, Đức Giáo Hoàng nói, theo bản chất, giới trẻ là những người dễ lãnh hội, rộng lượng, duy tâm (idealistic) và phóng khoáng siêu nghiệm (open to transcendence). Nhưng ngày nay, có rất nhiều bạn trẻ lớn lên trong một xã hội mà “Thiên Chúa đã bị lãng quên” và bị lèo lái bởi ảo tượng duy vật (materialistic vision) và sự vui chơi của cuộc sống.


Ngài nói tiếp, thiếu xót sự cởi mở trong tình thương yêu đã gây ra rất nhiều đỗ vỡ trong đời sống hôn nhân và mức độ dân số sinh sản giảm xuống một cách rõ ràng.

 

“Thường là trẻ em và thanh niên là những người chịu hậu qủa của sự thiếu tình thương và bất hạnh này. Đôi khi, thay vì cảm thấy đời đầy tình yêu và thương mến, thì hình như họ bị chịu đựng một cách đơn côi,” Ngài nói tiếp.


Đồng thời Đức Giáo Hoàng cũng đề cập tới một trong những đề tài đã được chọn cho buổi hội nghị -- gọi là “nhân khẩu học tuổi già” trong những quốc gia đã phát triển.


Thống kê về dân số gia tăng là điều được đề cập và bàn tán, ĐGH nói, có một điều mọi người đồng ý là nhân loại đang chứng kiến hai khuynh hướng quan trọng và liên hệ với nhau, đó là: gia tăng tuổi thọ và giảm xuất về mức sinh sản.


“Trong khi xã hội đang lớn lên với lớp người cao niên, rất nhiều quốc gia cần thêm lớp người trẻ tuổi để hồi phục lại dân số của họ,” Đức Giáo Hoàng nói.


Phiên họp được Bà Mary Ann Glendon, giáo sư và là viện trưởng trường Đại Học Harvard chủ tọa, bà Glendon nhấn mạnh rằng những người trẻ được mời tham dự trong buổi hội thảo và mọi người có cơ hội phát biểu ý kiến của mình vào cuối buổi họp.


Mở đầu buổi hội nghị là giới thiệu chương trình nghị sự, Ông Pierpaolo Donati,  thành viên của học viện đã phát biểu, sự thay đổi về kinh tế và kỹ thuật liên quan tới toàn cầu đã đưa trẻ em vào tình trạng nguy hiểm trên mọi khía cạnh. Ông trích dẫn một vài điểm chính gây tai hại cho giới trẻ như sau:

 

n      Sự vận dụng về vấn đề sinh sản của nhân loại.

 

n      Giảm bớt việc truyền bá những giá trị về văn hóa.

 

n      Sự lũng đoạn của gia đình hủy bỏ nhiều chương trình quan trọng đã được đề xướng để bảo vệ cho trẻ em.

 

n      Một đường hướng mới về kinh tế đã chi phối việc năng xuất có khuynh hướng khước từ tuổi qúa trẻ, hoặc nếu có nhận thực họ, thì khai khác họ một cách bất hợp pháp.

 

 

Cao Nguyên Chuyển ngữ

 

 


Về Trang Mục Lục