Sự suy mòn khó tránh của Công Giáo Âu châu

 

 

Paris ngày 7/6/2006

 

Bản thống kê năm 2004 về tình hình hoạt động Công Giáo thế giới mới phát hành tại Rôma cho thấy rằng Phi châu đứng đầu về sự gia tăng con số những người Công Giáo. Qua 26 năm, sức nặng của Phi châu trong cộng đồng công giáo vượt lên từ 7% đến hơn 13.5%. Trong khi đó số người công giáo hơi giảm xuống trong dân số thế giới : 17.75% năm 1978 và 17.19% năm 2004. Theo nhịp này thì chỉ cần dưới 20 năm, Phi châu sẽ vượt lên trên Âu châu. Âu châu đã mất gần 10% kể từ năm 1978 đến 2004 với số phần trăm chỉ còn 25.4%. Hiện nay nửa số người Công Giáo sống tại Mỹ châu, hai quốc gia Công Giáo lớn nhất thế giới là Ba Tây và Mễ Tây Cơ.

 

Tính cách linh hoạt Bắc-Nam này rất rõ ràng trong hàng tu sĩ cũng như hàng giáo dân. Năm 1978, Âu châu bao gồm 60% tu sĩ thì ngày nay nó mất đi 10%. Trái lại, Phi châu và Á châu tăng từ 10% lên tới 19%.

 

Pháp, Ái Nhĩ Lan và Hà Lan là những quốc gia có tình trạng ơn gọi khủng hoảng nhất Âu châu. Tại Pháp, số người thực hành đạo (les pratiquants) đi xuống từ 37% năm 1945 đến 8% năm 2004. Số người Pháp thực hành đạo tính cho mỗi linh mục không thay đổi, nhưng số người được chịu phép thanh tẩy tăng gấp đôi : 1120 người năm 1978 và 2073 người năm 2004. Ngoài sự kiện mỗi linh mục càng ngày càng có trách nhiệm với một số tín hữu đông hơn, tuổi trung bình tại Pháp của các ngài hiện nay gần với con số 70 tuổi. Năm 1948, 65% các linh mục có dưới 60 tuổi. Năm 2001, tuổi trung bình của các ngài là 67 tuổi và năm 2015, tuổi trung bình sẽ khoảng 72-73 tuổi. Hàng giám mục trên thế giới cũng có tuổi già hơn : trung bình 62 tuổi năm 1978 và 67.4 tuổi năm 2004.

 

Tuy nhiên, sự khủng hoảng tại Âu châu chỉ là tương đối so với mức độ thế giới. Tại Cuba, một linh mục có trách nhiệm đến 19000 giáo dân thay vì khoảng 2000 tại Pháp. Tại Phi châu, con số là 4761 giáo dân cho một linh mục. Tại lục địa này, số các thầy phó tế gần như không có (368 năm 2004) trong khi tại Âu châu, con số đang phát triển mạnh : 8813 năm 2000 và 10528 năm 2004.

 

 

Nhật báo Le Figaro

Lang Biang dịch

 

 


Về Trang Mục Lục