Chi tiêu quân sự thế giới gia tăng

Phần 2

 

 

Rôma ngày 29/7/2007

 

Tình trạng vũ khí nguyên tử

 

Tình trạng liên quan đến các vũ khí nguyên tử là điều đáng lo ngại. Vào tháng 10/2006, Bắc Triều Tiên đã thử vũ khí nguyên tử lần đầu tiên. Trong những năm trước, nước này đã nhiều lần thử tên lửa. Iran đã huỷ bỏ việc ngừng chương trình lọc chất uranium.

 

Liên quan đến các vũ khí hoá học, điểm chốt năm 2012 ấn định bởi hiệp ước nhằm huỷ bỏ hoàn toàn các loại vũ khí đang dự trữ có nguy cơ không được các nước tôn trọng. Về các vũ khí sinh học, bản tường trình cho thấy một sự dấn thân không ngừng để hoàn thiện sự kiểm soát và sự tiếp tục thương lượng về những biện pháp ngăn ngừa sự lan tràn và huỷ bỏ các vũ khí này. Tuy nhiên, quần chúng rất khó có những tin tức đáng tin tưởng về những chương trình mua bán, phát triển và sử dụng loại vũ khí này.

 

Bản tường trình SIPRI 2007 cũng cho thấy sự tiếp tục của các thương lượng về sự kiểm soát và sự suy giảm các vũ khí thông thường, nhưng chưa có tiến bộ đáng kể nào. Tuy nhiên số các quốc gia tham gia vào Hiệp Định 1997 về mìn chống cá nhân gia tăng, bản tường trình phấn khởi vì thấy các nước càng ngày càng quan tâm đến nỗ lực của các hội nhân đạo nhằm dẹp bỏ những hậu quả của loại vũ khí bất nhân này.

 

Tiếp tục những nỗ lực

 

Năm vừa qua, các đại diện của Toà Thánh nhiều lần can thiệp tại LHQ để cho thấy quan điểm của Giáo Hội về các loại vũ khí.

 

Ngày 6/10, ĐC Celestino Migliore, Quan sát viên thường trực của Toà Thánh, đã nói trước Uỷ ban của Đại hội có trách nhiệm về vấn đề từ bỏ vũ khí và an ninh quốc tế. Theo ngài, nhiều cố gắng để bảo đảm việc kiểm soát vũ khí đã thất bại trong khi kinh phí quân sự gia tăng ; những cuộc tranh luận thì quá trừu tượng và không cho thấy có thiện chí. Tuy nhiên ngài quan sát thấy những tranh chấp giữa các quốc gia suy giảm và sự can thiệp hữu hiệu của các lực lượng bảo vệ hoà bình tại nhiều nơi có tranh chấp. Ngài yêu cầu LHQ tiếp tục những cố gắng đàm phán về vũ khí, nhất là sự khẩn cấp có những biện pháp nhằm kiểm soát sự lan tràn của vũ khí nguyên tử.

 

Sau đó mấy ngày, Uỷ Ban Công Lý Hoà Bình đã ra thông cáo ủng hộ giải đáp của LHQ về sự kiểm soát quốc tế về thương mại và vận chuyển vũ khí thông thường. Bản thông cáo khẳng định : « Các loại vũ khí không thể được xem như một sản phẩm thông thường có thể trao đổi trên các thị trường quốc tế, vùng hay quốc gia. Việc sở hữu, sản xuất và thương mại vũ khí liên quan sâu xa đến đạo đức và xã hội. Chúng phải được xuyên qua luật lệ dựa trên luân lý và lập pháp ».

 

Về vấn đề vũ khí nguyên tử, ĐC Michael W. Banach đã biểu lộ lập trường tại cuộc gặp gỡ LHQ tại Vienne (Áo quốc) về đề tài xem xét lại hiệp ước không bành trướng vũ khí nguyên tử ngày 1/5. Ngài nói : « Chân lý về hoà bình đòi hỏi rằng tất cả - những nước đã công khai hay bí mật có vũ khí nguyên tử và những nước đang có chương trình mua chúng - quyết định một cách rõ ràng và nhất quyết thay đổi đường hướng và đấu tranh cho sự tước bỏ từ từ loại vũ khí này ». Theo những kết quả mới đây về sự buôn bán vũ khí, đạt tới chân lý hoà bình này là điều rất khó, nhưng phải ráng đạt tới là điều khẩn cấp. 

   

 

Thông tấn Zenit

Lang Biang dịch

 




Về Trang Mục Lục