ĐGH giải thích tại sao Đức Giêsu làm phép lạ

 

 

Rôma ngay 27/1/2008

 

ĐGH Bênêđictô XVI đã chú thích Phúc Âm chủ nhật hôm nay nói về lúc Đức Giêsu bắt đầu đời sống rao giảng, loan báo Nước Trời, chữa lành bệnh tật.

 

ĐGH giải thích : « Vào thời Đức Giêsu, danh từ « phúc âm » được dùng bởi các hoàng đế La Mã để loan báo lời của mình. Ngoài vấn đề nội dung, danh từ này được định nghĩa như « tin mừng », nghĩa là những lời loan báo cứu độ, bởi vì hoàng đế được coi như vị chúa của thế giới và mỗi lời loan báo của họ là những lời loan báo điều lành. Sự kiện áp dụng danh từ này cho những lời rao giảng của Đức Giêsu do đó có một ý nghĩa rất chỉ trích như thể là muốn nói : Vị chúa của thế giới là Thiên Chúa chứ không phải là hoàng đế, và tin mừng thật sự là Tin Mừng của Đức Giêsu ».

 

ĐGH giải thích rằng « tin mừng » mà Đức Giêsu tuyên bố đươc tóm tắt như sau : « Nước Trời đã gần đến ». Ngài nói thêm : « Điều mới mẻ trong sứ điệp của Đức Giêsu là qua Ngài Thiên Chúa đã đến gần, Ngài ngự trị giữa chúng ta như những phép lạ mà Đức Giêsu đã thực hiện. Thiên Chúa ngự trị trong thế giới qua Con Ngài đã nhập thể và với Thần Linh được gọi là « ngón tay của Thiên Chúa ». Nơi nào Đức Giêsu đến thì Thần Linh sáng tạo mang sự sống tới và con người được chữa lành khỏi những bệnh tật thể xác và tinh thần. Sự ngự trị của Thiên Chúa được biểu lộ trong sự chữa lành hoàn toàn con người ».

  

ĐGH nhấn mạnh : « Như thế Đức Giêsu muốn mặc khải khuôn mặt của Thiên Chúa chân thật, Thiên Chúa gần gũi đầy lòng nhân ái đối với mọi người, Thiên Chúa cho chúng ta sự sống, sự sống của Ngài. Triều đại của Thiên Chúa là sự sống chiến thắng sự chết, ánh sáng của chân lý xoá tan bóng tối của dốt nát và điêu ngoa ».

 

ĐGH kết luận bằng sự thôi thúc Giáo Hội hãy luôn có đam mê đối với Nuớc Trời như sứ điệp của Đức Giêsu : « Đam mê đối với Thiên Chúa cho triều đại của tình yêu và của sự sống của Ngài ; đam mê đối với con người qua sự gặp gỡ trong chân lý với ước mong cống hiến cho họ kho tàng quý giá nhất : tình yêu của Thiên Chúa, vị Sáng Thế và Cha của Ngài ».

 

 

Thông tấn Zenit

Lang Biang dịch    

 

 

 

 


Về Trang Mục Lục