TỔNG HỢP

TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

(TUẦN TỪ 12.09 ĐẾN 18.10.2009) - ĐẦU TUẦN

 

TỔNG THỐNG OBAMA CHỈ TRÍCH KHÁI NIỆM “GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG”

(CNA 13.10) Ngày 10.10 vừa qua, Ông Obama trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên xuất hiện tại Cuộc Vận Động Quyền Con Người, tổ chức bênh vực ‘hôn phối’ đồng tính nam lớn nhất nước. Ông đã có bài nói sôi nỗi trong đó ông chỉ trích khái niệm gia đình truyền thông và loan báo rằng chính quyền của ông sẽ làm việc để hủy bỏ Đạo Luật Bảo Vệ Hôn Nhân (DOMA). Ông quả quyết rằng các cặp đồng tính “đã chứng tỏ trước thế giới rằng những loại gia đình khác nhau có thể cho thấy cùng lòng thương trong một thời gian cần” và ca ngợi Cuộc Vận Động Quyền Con Người (HRC) vì đã “giúp bầu những người ứng cử chia sẻ những giá trị của các bạn, giữ lập trường chống lại những kẻ cất giữ sự phân biệt đối xử vào trong Hiến Pháp của chúng ta, biện hộ nhân danh nhữnhg người đang sống với HIV/Aids và đấu tranh cho tiến bộ ở thủ độ chúng ta và trên khắp Hoa Kỳ. Ơng nói : “Cuộc đấu tranh nầy tiếp tục. Và tôi có mặt ở đây với một thông điệp đơn giản : tôi có mặt ở đây với các bạn trong cuộc chiến ấy”. Obama sau đó hứa với cử toạ rằng “các bạn sẽ thấy một thời kỳ trong đó chúng ta với tư cách quốc gia, cuối cùng sẽ công nhận các liên hệ giữa hai người đàn ông hoặc hai người đàm bà cũng thật tình và đáng ca ngợi như những liên hệ giữa một người nam và người nữ. Các bạn sẽ thấy một quớc gia đánh giá cao và yêu mến những gia đình nầy khi chúng ta xây dựng một sự kết hiệp hoàn hảo hơn - một kết hợp trong đó những người Mỹ đồng tính là một phần quan trọng”. Trong bài nói chuyện,ông Obama tiết lộ rằnh ông vừa gặp tại Phòng Bầu Dục với Dennis và Judy Dhepard,có con trai là Matthew, một sinh viên đồng tính bị giết ở Wyoming đã 11 năm.  Ông nói ông đã hứa với họ ‘rằng chúng tôi sẽ thông qua một dự luật bao gồm tội ác hận thù - một dự luật được đặt tên theo con trai bà, Ông nói :” Tôi có thể thông báo rằng sau hơn một thập kỷ, dự luật nầy sẽ được phê chuẩn và tôi sẽ đặt bút kỳ lên đó. Chung nhau, chúng ta đã tiến gần hơn đến ngày nầy, khi không ai còn sợ là người đồng tính ở Hoa Kỳ. Khi không ai còn sợ đi xuống phố nắm tay người mà họ yêu thương”. Ông quay lại vần đề hợp pháp hoá hôn phối đồng tính :” Tôi ủng hộ việc bảo đảm rằng các cặp đồng tính có quyền và bổn phận trao cho bất cứ cặp lấy nhau trong đất nước nầy”. Không nêu đích danh ra, nhưng ơng chỉ trích các tổ chức bảo bệ gia đình vì đã cố gắng đem vào và thông qua việc xây dựng luật để bảo vệ hôn nhân được định nghĩa là giữa một người nam và một người nữ. Ông buộc tội : Những tổ chức nầy đang đẩy các nỗ lực chia rẽ và đánh lừa đề nuôi dưỡng những mối sợ hãi kéo dài của dân chúng nhằm có được lợi lôc chính trị và ý thức hệ”.

 

HOA KỲ : BẢN THẢO THƯ MỤC VỤ BẢO VỆ HÔN NHẤN CHỐNG LẠI CÁC TẤN CÔNG

(CWNews 13.10) Trong hội nghi mùa thu thường niên, các GM Hoa Kỳ sẽ thảo luận về bản thảo thư mục vụ về hôn nhân. Bản thào nầy – đã được đăng trọn vẹn trong NCR - nhấn mạnh rằng Hôn nhân Kitô giáo đích thực là một thực tại Bí Tích hơn là một “kế hoạch cá nhân chủ nghĩa”. Với tựa đề “ HÔN NHÂN : TÌNH YÊU và SỰ SỐNG TRONG KẾ HOẠCH CỦA THIÊN CHÚA”, bản thảo nầy đưa ra giáo huấn Công giáo rằng hôn nhân Kitô giáo được sắp xếp hướng tới hai cứu cánh liên hệ : thiện ích của vợ chồng và nuôi dạy con cái. Bản thảo lưu ý : ngày nay, sự hiểu biết nầy về hôn nhân đang bị tấn công. Bản thảo thư mục vụ của các giám mục liệt kê bốn thử thách quan trọng cho hôn nhân Kitô giáo ngày nay : việc sử dụng phương tiện ngừa tránh thai, sự phát triển của hôn phối đồng tính, sự thịnh hành của ly dị và chấp nhận rộng rãi việc sốnh chúng trước hôn nhân. Mỗi một khuynh hướng nầy góp phần vào việc làm xói mòn hôn nhân và từ đó hủy hoại nền tảng căn bản của một xã hội lành mạnh. Bản thảo thư mục vụ hiện đang được lưu hành trong các giám mục Hoa Kỳ.

 

VỤ DÀN XẾP LỊCH SỬ BAN LÃNH ĐẠO HỘI DÒNG

(CathNews 12.10) Sr Anne Derwin, cho tới nay là Lãnh Đạo Dòng Nữ Tu Thánh Giuse (CJS), cũng sẽ nắm quyền lãnh đạo Dòng Nữ Tu [Thánh Clare Hèn Mọn]Hằng Tôn Kính (P.C.P.A). Điều nầy đã được thông báo tuần qua. Dòng Hằng Tôn Kính là một dòng địa phận dưới sự coi sóc của Đức TGM Brisbane, với mục tiêu chúnh yếu là cầu nguyện và chăm sóc người cao tuổi và người bệnh. Do phần đông trong số 18 nữ tu còn lại đều đã cao tuổi, tại Tổng tu nghị gần đây nhất, các nữ tu Dòng Hằng Tôn Kính [Perpetuel Adoration] quyết định yêu cầu Lãnh đạo một Dòng khác dẫn dắt các Chị.Trong một bức thư gửi Sr.Anne Derwin do từng nừ tu Dòng Hằng Tôn Kính ký tên, các nữ tu nêu bật sự kiện rằng đã 135 năm qua, Cha sáng lập Julian Tenison Woods đã gửi các tập sinh của Dòng tới ở với các nữ tu Dòng thaáh Giuse để học hỏi về đời sống tu trì.

 

LINH MỤC NGƯỜI ÁI-NHĨ-LAN BỊ BẮT CÓC Ở PHI LUẬT TÂN

(Cathnews 12.10) Thứ bảy 10.10,Sáu tay súng đột nhập vào Nhà Dòng Columban ở thành phố Pagadian miền nam Phi Luật Tân và bắt cóc Cha Dòng người Ái nhĩ lan 78 tuổi.Michael Sinnott. Viên chỉ huy cảnh sát vùng Sunglao, cho biết : Những người nầy lôi Cha Sinnott vào một chiếc tải nhỏ trước sự sợ hãi của các phụ tá của ngài.Ông nói :” Họ đã chẳng thể làm gì,vì bọn bắt cóc có vũ khí tối tân”. Chiếc xe tải sau đó đã tìm thầy bỏ lại và bị đốt. Theo lời các ngư dân chứng kiến, bọn bắt cóc đem vị linh mục đi bằng đường biển trên một chiếc ca nô máy hướng về một thành phố gọi là Tukuran. Chưa có nhóm nào đứng ra nhận trách nhiệm vụ bắt cóc nầy.

 

THỦ TƯỚNG PHÁP FILLON NHÌN THẤY GIẢI ĐÁP CHO KHỦNG HOẢNG TRONG TÔNG THƯ

(ZENIT 11.10) Trong cuộc tiếp kiến với Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI ngày 10.11, thủ tướng Pháp,ngài Francois Fillon,đến Roma để tham dự lễ phong thánh cho JEANNE JUGAN vào Chúa Nhật 11.10, đã  nhìn nhận ông đã tìm thấy những giải đáp cho cuộc khủng hoảng toàn cầu trong tông thư “Tình Thương trong Chân Lý” của Đức Thánh Cha. Ông cũng được ĐHY Quốc Vụ Khanh và ĐGM Dominique mamberti, thư ký phụ trách quan hệ với các quốc gia ( = bộ trưởng bộ ngoại giao) tiếp đón. Đức Thánh Cha tiếp ngài thủ tướng tại thư viện khoảng 20 phút. Một thông cáo của văn phòng báo chí Toà Thánh xác nhậb rằng trong những trao đổi chân tình nầy, sau khi đã nhắc lại cuộc tông du paris và lộ Đức của Đức Thánh Cha và tầm quan trọng của việc phong thánh cho Chân Phước Jeanne Jugan,một số đề tài hai bên cùng quan tâm, với ý hướng theo đuổi con đường đối thoại và cộng tác giữa Tòa Thánh và nước Pháp. Có cả trao đổi quan điểm về một số vấn đề quốc tế, nhất là tình hình ở Trung Đông và trong một số quốc gia Châu Phi, có nhắc đến Thượng hộ đồng giám mục, đối thoại liên tôn và biến đổi khí hậu. Hai bên cũng lưu ý ảnh hưởng tích cực của tông thư ‘Tình Thương Trong Chân Lý” về những gì liên quan đến cuộc khủng hoảng thế giới và những quy tắc phải lập ra để kinh tế đi theo con đường tốt đẹp lợi ích,nhất là với các quốc gia nghèo nhất. Thủ tướng Fillon đã giới thiệu với Đức Thánh Cha phu nhân Penélope, gốc Xứ Galles, trở lại Công giáo, và hai trong năm người con.

 

ĐỨC THÁNH CHA TIẾP VUA VÀ HOÀNG HẬU NƯỚC BỈ

(H2O News 12.10) Ngày 10.11,Đức Biển Đức XVI đã tiếp kiến Vua Albert II và hoàng hậu Paola. Trong ac1c cuộc trao đổi, được cho là nồng thắm, nhiều vần đề được đề cập, nhất là liên quan đến Châu Phi [tuy là một quốc gia nhỏ bé ở Châu Â, nhưng Bỉ có rất nhiều đất thuộc địa ở Châu Phi.ND] và chính trị quốc tế,sự tôn trọng các quyền con người và sự phảt triển của các dân tộc. Sau  khi lướt qua lịch sử về đời sống Giáo Hội ở Bỉ, Đức Thánh Cha đã gợi lên tầm qaun trọng của việc tôn phong hiển thánh Chân Phước Jozef De Veuster (Cha Đamianô ở Molokhai,Tông đồ người cùi) và gương Ngài đem cho nước Bỉ và thế giới.

 

CHÂU PHI : CÁC GIÁM MỤC TỐ CÁO TÍNH HIẾU CHIẾN CÁC PHONG TRÀO PHÚC ÂM

(ZENIT 11.10)  ĐGM Alfred Adewale Martins giáo phận Aneokuta (Nigeria) nói trong phiên họp thứ 6,ngày 08.10 : “Các nhóm tân ngũ tuần thường rất hiếu chiến và giữ một quan điểm lôi kéo theo đạo trong quan hệ của họ với Giáo Hội Công giáo. Dường như họ muốn hạ Giáo Hội Công giáo cả về mặt ảnh hưởng lẫn con số tín đồ. Quan điểm nầy nhận thấy được theo cách mà một số trong họ nói về GH Công giáo như về GH đã chết”. Cũng vậy, ĐGM Adriano Langa,OFM,giám mục giáo phận Inhambane (Mozambique) đã nói lên sự tăng trưởng các phong trào phúc âm., trong phiên họp thứ 5,ngày 07.10 :”Mỗi ngày chúng tôi chứng kiến người Công giáo ồ ạt đi sang các giáo hội và các phong trào nầy. Bằng chứng cho hiện tượng nầy là sự gia tăng chóng mặt của những tổ chức tôn giáo nầy cũng như sự tái sinh của Đạo Công giáo ‘có phong cách và ngôn ngữ lạ” nầy,một hiện tượng không nên coi như dính liền với phong trào đại kết, nhưng là một sự lệch lạc phát xuất từ sự thất bại của những kẻ cảm thấy bị thua thiệt”. Các lý do của hiện tượng nầy chủ yếu nằm trong sự GIÁO HỘI CÔNG GIÁO THIẾU HỘI NHẬP VĂN HOÁ. Với việc phân biệt đối xử, coi khinh và cả chống lại các nền văn hoá Phi Châu, -  với việc đánh giá thấp các ngôn ngữ địa phương - và tập trung việc rao giảng tin Mừng chủ yếu cho trẻ em,chứ không phải với người lớn - và không cho đọc Kinh Thánh (như trường hợp cách nay không lâu)-  hoặc không dịch Sách Thánh bằng các ngôn ngữ địa phương – Giáo Hội Công Giáo chưa đem được cho tín hữu Công giáo Châu Phi một ngôn ngữ và một phong cách riêng của họ”. Theo Đức Cha, chính vì thế mà người Công giáo Châu Phi đã phát huy một mặc cảm tự ti và một sự tha hoá nhật định so với tín đồ các tôn giáo khác. Để đương đầu với hiện tượng nầy, GH ở Châu Phi cần phải làm sao để không quên sót một ai. Thanh thiếu niên là những bia nhắm của các phong trào nầy.

  

CÔNG NHẬN PHÉP LẠ GÁN CHO LỜI CHUYỀN CẦU CỦA MỘT NHÀ BÁO

(ZENIT 12.10) Ngày 29.09,  Uỷ ban Hồng Y Thánh Bộ Phương Tự đã công nhận một phép lạ được gán cho là nhờ lời bầu cử của Manuel Lozano Garrido, được gọi là Lolo (1820 – 1971), thành viên Công Giào Tiến hành Tây Ban Nha, nhà báo mặc dù liệt hai chân và về cuối đời còn bị mù. Chính Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI ngày 07.12.2007,đã công nhận ‘các nhân đức anh hùng” bằng việc công bố sắc lệnh tôn vinh Ngài làm “Đấng Đáng Kính”. Người đứng đơn thỉnh nguyện là Cha Raphael Higueras. Phép lạ là trường hợp một em bé hai tuổi, bị bệnh sởi bị biến chứng viêm phúc mạc. Khi cháu sắp chết, người ta đặt cây thập giá của Lolo dưới gối nằm của Cháu và cháu lập tức được lành bệnh. Trường hợp nầy đã được uỷ ban y khoa của Thánh Bộ Phong Thánh xem xét và tán thành và một tháng sau đến lượt Uỷ ban các nhà thần học Thánh Bộ nầy cũng làm tương tự. LOLO sống dính với chiếc xe lăn suốt hơn 28 năm. Chín năm cuối đời bị mù. Cha Higueras nói rằng “chỉ có một người sống trong Chúa và nhờ Chúa mới có thể để lại những dòng chữ qúy gía nầy của một nhà văn say mê như Ngài, trẻ trung và đầy nhiệt huyết, tác động bởi đức tin và Phúc Âm Chúa Kitô.

 

CHUYÊN GIA NGƯỜI MEXICO VỀ TẤM KHĂN LIỆM PHẢN BÁC ‘BẢN SAO”

(CNA 13.10) Chủ tịch Trung Tâm Khăn Liệm Turin người Mexico, Adolfo Orozco, tuần qua cho biết rằng việc loan báo tạo ra một bản sao được khẳng định là y hệt Khăm Liệm Turin chẳng có gì hơn là ‘một mưu tian tấn công Tấm Khăn Liệm nầy” (x. BTGH số 153 : nhà khoa học người Ý Luigi Garlaschelli nói ông đã tạo được một bản sao Khăn Liệm với vật liệu và kỹ thuật giống như vào các năm 1.300. Dự an thực hiện nhờ sự tài trợ cùa uỷ ban Ý về Các Hiện Tượng Huyền Bí và Hiệp Hội các Nhà duy Lý,Vô Thần và Theo Thuyết Bất Khả Tri). Orozco cũng chỉ ra những chi tiết đa dạng cho thấy những thiếu sót của thí nghiệm. Tuy vậy, Orozco giải thích rằng trong trường hợp Khăn Liệm nầy, “máu hiện diện trên tấm vải trước khi có hình ảnh chứ không phải ngược lại,như người được giả đinh là ‘người mô phỏng’ làm.Điều nầy đã được các nhà khoa học chứng minh vào năm 1978. Có những phần của tấm vải có hình và không tiếp xúc với thân thể”. Các bác sĩ cũng đã chỉ cho thấy rằng máu trên tấm vải xuất hiện ở những chỗ chính xác xét về mặt lâm sàng và bệnh lý học, với những chi tiết mà ở thế kỷ 13 không biết đến được. Vị chuyên gia người Mexico lập luận : Thật lố bịch khi cố gằng mô phỏng các dấu bị cháy tử vụ hoả hoạn năm 1532 và các vết nước, vốn chẳng dính dáng gì với hình ảnh nguyên thủy. Đây là một mưu toan khác nhằm tấn công Tấm Khăn Liệm. Chính Garlaschelli đã thừa nhận rằng ông được một tổ chức vô thần và theo thuyết bất tri,tài trợ”.

 

VIỆT NAM : HƠN BA THẾ LỶ THƠ CÔNG GIÁO

(UCAN 13.10) Ông Lê-Đình-Bảng,67 tuổi,một thi sĩ Công giáo, đã tung ra cuốn “Ở Thượng Nguồn Thi Ca Công Gaío Việt-Nam” vào ngày 04.10 tại Trung tâm Mục Vụ DCCT ở thành phố Hồ Chí Minh. Khoảng 400 linh mục, tu sĩ, giáo dân và các nhà thơ,nhà văn khác đã tham dự sự kiện nầy. Bộ sách khoảng 4.000 trang chia làm 6 tập bằng tiếng Việt liệt kê các bài thơ đạo do hơn 100 hồng y,giám mục, tu sĩ,giáo dân và cả một số người ngoài Công giáo sáng tác. Những bài thờ nầh được viết giữa các thế kỷ 17 và 20. ông Bảng cho biết cùng với việc biên soạn về thơ phú nầy, ông hy vọng gìn giữ được một pohần văn hoá Công giáo địa phương cho các thế hệ mai sau, để họ có thể học biết cha ông họ đã sống đức tin nhự thế nào và đã đem các giá trị Tin Mừng vào trong các truyền thống đất nước Việt Nam ra sao. Là thành viên ủy ban giám mục về phụng vụ của HĐGM Việt-Nam, ông cho biết sách của ông cũng nhắm tới mừng kỷ niệm Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Việt-Nam.

 

GIÁM MỤC GUMBLETON ĐƯỢC YÊU CẦU KHÔNG PHÁT BIỂU TRONG GIÁO PHẬN MICHIGAN

( CWNews 12.10) ĐGM Thomas Gumbleton,một GM tự do gây tranh cãi đã có dự định diễn thuyết tại một hội nghị do Các CÔng Dân Vì Hoà Bình và Công Lý ở Marquette tổ chức. Nhưng ngài đã rút lui sau khi ĐGM Alexander Sample giáo phận Marquette yêu cầu ngài đừng xuất hiện. Trong một giải thích công khai về đòi hỏi của mình, ĐGM Sample nói :”Bởi vì lập trường công khai của GM Gumbleton về một số vấn đề quan trọng về giáo huấn Giáo Hội, nhất là những gì liên quan đến đồng tính và truyền chức linh mục cho nữ giới, tôi xét rằng sự hiện diện của ngài ở Marquette sẽ không có ích cho tôi để chu toàn bổn phận của tôi”. Ngài nói thêm quyết định của Ngài ngăn ĐGN Gumbleton xuất hiện “tuyệt đối không dính dáng gì đến nhóm đã mời ngài thuyết trình”. ĐGM Sample chỉ rõ ra rằng “xã giao thông thường” với bất kỳ giám mục nào định xuất hiện nơi công ở trong một giáo phận khác là báo với giám mục sở tại trước. Ngài cho biết ĐGM Gumbleton đã không hề cho ngài biết cho tới ngay sát sự kiện – vì thế không cho ngài có lựa chọn nào khác,mà phải nhưng chương trình

 

CÁC NỮ TU PHI CHÂU ĐÒI PHẢI CÓ ẢNH HƯỞNG HƠN.

(CathNews 13.10) Cho biết họ có những tài năng đặc biệt và không nên bị bắt lau chùi nhà và vá víu đồ lễ, các nữ tu đã nói với Thượng hội đồng giám mục ở Roma rằng các Chị muốn có được một tiếng nói trong việc điều hành Giáo Hội. Sr Pauline Odia Bukasa ở Congo cho biết : Phụ nữ cũng có một vai trò quan trọng trong việc rèn giũa hoà giải trong nhiều vụ xung đột bộ tộc và nhóm thiểu số ở Phi Châu. “Chúng tôi,những người mẹ và chị em nữ tu của các Vị, yêu cầu các Vị, những ngưòi Cha và giám mục của chúng tôi trong gia đình Giáo Hội nầy, nâng cao phẩm giá phụ nữ”, Soeur nói,đòi hỏi đặc biệt sự nhấn mạnh hơn trong giáo dục các thiếu nữ. Seour Felicia Harry ở Ghana nói các nữ tu Phi Châu không muốn tiếm quyền các linh mục,nhưng muốn tham gia vào các tiến trình quyết định của Giáo Hội. Ngoài các việc vẫn làm như là dạy giáo lý cho trẻ em, trang hoàng thánh đường giáo xứ, dọn dẹp vệ sinh,may vá đồ lễ, chúng tôi các nữ tu Phi Châu muốn tham gia các hội đồng khác nhau trong giáo xứ”. Vai trò phụ nữ trong Giáo Hội đã là một đề tài thảo luận lập lại trong 300 giám mục dự hội nghị ở Roma

 

PHỤNG VỤ CÒN HƠN LÀ NHỮNG LỜI NÓI

(CathNews 13.10) người Công Giáo thờ phượng không chỉ với cái đầu, mà bằng những sự thuộc trái đất nầy: bánh và rượu,nước và dầu,đi rước, đứng, ngồi, thắp nến và cả khói và tro nữa. Lời cầu phụng vụ là lời cầu nguyện với thân xác, với trái đất, nghi thức, bài hát và lễ hội. Biểu tượng là chính ngôn ngữ phụng vụ. Các biểu tượng làm những gì mà lý thuyết không làm được. Các biểu tượng đem làm cho chúng ta liên lạc với những thực tại vừa quen thuốc lại vừa mầu nhiệm. Chúng ta sử dụng các biểu tượng để đem vào trong tâm trí và tâm hồn chúng ta các thực tại mật thiết với chúng ta, nhưng luôn nằm ngoài quyền lực của tâm trí chúng ta để gác lại hoặc để mãi mê đắm chìm trong các ý tưởng trừu tượng.  Thánh Augustin nói về những hình thức hữu hình của ân sủng vô hình. Cùng ý tưởng ấy có thể được đặt theo một cách đương thời hơn : các biểu tượng thì sờ mó được, và khi chúng ta đụng vào chúng, chúng ta chạm vào một mầu nhiệ, vừa quen thuộc lại vừa khó nắm bắt. Một biểu tượng ‘nói nhiều’ hơn là nhưng lời có thể nói được. Một biểu tượng là một hành động hoặc sự việc hoặc một phối hợp cả hai hoàn tất những gì phép ẩn dụ làm bằng những lời nói.

 

HAI NGƯỜI MỸ - GỒM CẢ GIÁM ĐỐC NIH - ĐƯỢC BỔ NHIỆM VÀO VIỆN HÀN LÂM GIÁO HOÀNG

(CWNews 12.10) Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI đã bổ nhiệm hai nhà khoa học lỗi lạc người Mỹ - gồm cả một người hàng đầu được Nhà Trắng bổ nhiệm – vào Viện Hàn lâm Khoa Học Giáo Hoàng. Họ là Francis Collins,Giám đốc dự án mã gen con người (Director of Human Genome Project from 1993-2008),  giám đốc NIH - Viện Quốc Gia về Y Tế vừa được tổng thống Barack Obama bổ nhiệm và là tác giả cuốn :Ngôn Ngữ của Chúa (The Language of God - bản dịch Việt ngữ Tin Lành của Lê-thụ Thanh Thủy.ND);  và Edward De Robertis, giáo sự sinh hóa tại Viện Y Khoa Howard Hughes ờ UCLA.

 

VATICAN : ĐỨC THÁNH CHA THĂM F.A.O VÀ HI ĐƯỜNG DO-THÁI

(VIS 13.10) Văn phòng báo chí Toà Thánh thông báo Đức thánh Cha sẽ thăm trụ sở FAO ngày 16.11 để dự lễ khai mạc kỳ họp thượng đỉnh về an ninh lương thực (đại hội toàn thể thứ 36 ở Roma từ 18 đến 23.11). Ngày 17.01.2010, Đức Biển-Đức XVI sẽ thăm hội đường Do-Thái để gặp gỡ cộng đồng người Do Thái ở Roma,nhân lần thứ 21 ngày đào sâu đối thoại giữa người Do Thái giáo và Công giáo. Ngày đó là ngày lễ Mo’èd chì, kỷ niệm một biến cố có niên đại 1793 khi các cư dân khu nhà người Do Thái thoát khỏi một cuộc tàn sát [thời Nga hoàng] nhờ một cơn bão đã giúp dập tắt đám cháy các cửa

 

1.600 NĂM QUA, IRAQ LÀ MỘT “QUỐC GIA CÁC ĐẤNG TỬ VÌ ĐẠO”

(AsiaNews 13.10) Đất nước nầy đã luôn tìm được nơi Chúa Thánh Linh và Thánh Thể,sức mạnh để làm chứng cho đức tin. Đó là lời của Đức TGM Louis Sako giáo phận Kirkuk, hôm trước tuần lễ mừng kỷ niệm 1.600 năm cuộc thảm sát các Đấng tử vì đạo Iraq. Một loạt kèo dài bạo lực quá khứ và hiện tại. Năm 409, hàng trăm Kitô hữu bị xử trảm vì đức tin. Khoảng năm 470, để tưởng nhớ cuộc tàn sát nầy, ĐGM giáo phận Kirkuk Maruta đã xây một thánh đường trên ngọn đồi nơi các Đấng tử vì đạo đã được mai táng. “Nhà Thờ Đỏ” – như tên gọi – hợp nhất Kitô hữu và tín đồ Hồi giáo và nay là nghĩa trang của người [ Công giáo] Can-đê. Để kỷ niệm cuộc tử đạo nầy, giáo phận Kirkuk đã tổ chức một loạt những sự kiện : Thứ tư (ngày ăn chay vì hoà bình); Thứ Năm (thánh ca các Đấng tử vì đạo và một hội nghị ở thánh đường vừa được trùng tu);Thứ Sáu: Thánh Lễ; thứ Bảy : trình diễn kịch do hai ca đoàn giáo xứ Chính Toà và giáo xứ Thánh Giuse. 

 

XIN BỆNH NHÂN CẦU NGUYỆN CHO LINH MỤC & VIỆC PHONG CHÂN PHƯỚC ĐỨC GIOAN-PHAOLÔ II

(CNA 13.10) Trong bối cảnh Năm Thánh Linh Mục, Đức TGM Zygmunt Zimowski,chủ tịch HĐ Giáo Hoàng đặc trách những người làm công tác y tế, đã gửi một bức thư tới những ai đang bệnh tật và chịu đau đốn, xin họ cầu nguyện cho các linh mục và cho việc phong Chân Phước Đức Gioan-Phaolô II. Đức TGM nhắc với những người đau ốm trong thư ngày 01.10 của Ngài, rằng các linh mục giữ một vai trò quan trọng trong đời sống của họ :” Một linh mục ở bên giường bệnh của người đau ốm đại diện cho chính Chúa Kitô, thầy Thuốc Thiêng liêng, đấng không vô tình hững hở với số phận của những ai đang chịu đau khổ. Quả thật qua các bí tích của Giáo Hội do các linh mục ban, Chúa Giêsu Kitô ban cho sự chữa kành người bệnh qua việc hoà giải và tha thứ tội lỗi, qua việc xức dầu vớu dầu thánh và cuối cùng trong bí tích Thánh Thể, trong của ăn đàng qua đó Chúa Kitô trở thành – như Giovanni Leonardo thường nói – ‘là phương thuốc trường sinh bất tử” nhờ đó chúng ta được an ủi, nuôi sống, biến đổi thành Thiên Chúa”. Đức TGM cũng chỉ ra rằng bế mạc Năm Thánh Linh Mục trùng với kỷ niệm 25 năm thành lập HĐ Giáo Hoàng nầy do Đức Gioan-Phaolô II ghi nhớ Đức Mẹ Lộ Đức để chứng tỏ quan tâm của Giáo Hội đối với bệnh nhân.

 

ÚC : DƯỢC SĨ CÔNG GIÁO BỊ CHỈ TRÍCH VÌ GẮN BÓ VỚI GUÁO HUẤN CÔNG GIÁO

(CNA 13.10) Tờ Sydney Morning Herald đưa tin : Một dược sĩ ở Úc,Trevor Dal Broi, có vợ và bốn con,đang điều hành Hiệu Thuốc Đông Griffith ở New South Wales đã bị chỉ trích vì ông quyết định nhưng bán các loại ngừa tránh thai và bao cao su và nay trao một tờ rơi cho phụ nữ với những quy định đối với viên ngừa tránh thai. Các tờ rơi bói ông chấp nhận các giáo huấn của Giáo Hội Công giáo về thụ thai nhân tạo và ông có bổn phận lương tâm phản đối việc phân phát chúng. Ông không giải thích quyết định của ông với báo chí. Ông cũng cấm bán viên tránh thai cấp cứu. Bà bộ trưởng y tế Bang New South Wales,Carmel Tebbutt nói với tờ Sydney Morning Herald rằng không có luật nào buộc một dược sĩ phải dự trữ và cung cấp bất cứ loại thuớc nào. Bà khẳng định rằng các chuyên gia tin rằng bao cao su giữ một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa ac1c bệnh lây truyền qua đường tình dục.

 

ẤN ĐỘ SẼ KHÔNG GIAO THI HÀI CHÂN PHƯỚC TÊRÊXA CALCUTTA

(UCAN 13.10)Một phát ngôn nhân của chính phủ liên bang khẳng định ngày 12.10 : Ấn Độ sẽ không nhượng bộ đề nghị của Albanie chuyển giao thi hài Chân Phước Têrêxa Calcutta. Tờ nhật báo “Indian Express’ trích dẫn lời Vishnu Prakash, phát ngôn nhân bộ ngoại giao : “Vị nữ tu quá cố đã là “một cong dân Ấn Độ và Bà đang ở trên chính quê hương của Bà,chính đất nước của Bà”. Nhật báo nầy đưa tin vào nhày 13.10 : “Vấn đề hoàn thi hài của Bà lại không hề đặt ra”. Theo tin trong nước và qua các phương tiện truyền thông quốc tế, thủ tướng Albanie,Sali Berisha đã yêu cầu chính phủ Ấn Độ giao lại thi hài của vị Nữ tu nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh vào tháng tám năm tới (Mẹ Têrêxa Calcutta sinh năm 1910, đến Ấn Độ năm 1929 và trở thành công dân Ấn Độ năm 1947, sinh sống và làm việc tại Calcutta. Khi Mẹ qua đời năm 1997, Mẹ được mai táng ở Dòng Mẹ - Dòng Thừa Sai Bác Ái - do Mẹ sáng lập. Cha Babu Joseph, phát ngôn nhân HĐGM Ấn Độ cho biết rằng nếu các đàm phán giữa chính phủ Ấn độ và Albanie không có kết quả, thì quyết định cuối cùng thuộc về các nữ tu Dòng Thừa Sai Bác Ái. Dân chúng nơi chôn nhau cắt rún của Mẹ muốn có được thân thể của Mẹ. Đó là một ước muốn không thể hiễu được. Mẹ là một công dân Ấn Độ”.Linh mục Dòng Tên George Camillien vẫn đến dâng Thánh lễ và giải tội cho mẹ, nói rằng Các nữ tu Dòng Thừa sai Bác Ái sẽ không đồng ý.

 

YÊU CẦU THƯỢNG HỘI ĐỒNG HÀNH ĐỘNG CHỐNG LẠI NIỀM TIN VÀO  MA THUẬT

(CNS 13.10) Hai giám mục Nigeria yêu cầu THĐ giám mục về Châu Phi đưa ra lời cam kết rõ ràng về việc giáo dục tín hữu Công giáo về sự kiện nầy là, trong khi ma qủy hiện hữu, thì ma thuật không có. ĐGM Auguxtin Akubeze giáo phận Uromi nói với THĐ vào ngày 12.10 :”Những người bị nghi là phù thủu đạ bị bỏ rơi,cô lập,phân biệt đối xử và bị loại khỏi cộng đồng. Thỉnh thoảng họ bị bắt dẫn vào rừng và bị hạ sát hoặc bị làm nhục nơi công cộng và bị giết”. Hiển nhiên,theo ĐGM Akubeze, các phù thủy không hiện hữu và vì thế những lời tố cáo luôn sai. Tệ hơn nữa, Ngài nói, người ta biết có những người tố cáo một ai đó là phù thủy chỉ để giải quyết tư thù hoặc những xích mích cá nhân. “Phù thủy được cho là thủ đắc những quyền lực siêu nhiên mà họ dùng để phạm  sự dữ”, kể cả chống lại các thành viên gia đình chúng, là điều khiến chúng bị thù ghét và sợ hãi cách đặc biệt. Niềm tin vào phù thủy và lời nguyền của chúng có trước khi Kotô giáo có mặt ở vùng Hạ Sahara và tiếp tục đến ngày nay mặc cho việc truyền giáo và giáo dục ở các trình độ cao hơn.

 

do BTGH tổng hợp và chuyển ngữ

 

 

 


Về Trang Mục Lục