ANH GIÁO – lịch sử và một số điều khác biệt với Công giáo

I. LỊCH SỬ:

Danh xưng Anh giáo có nghĩa là “thuộc về Anh quốc”, nhưng Giáo hội Anh giáo hiện diện khắp năm châu. Giáo hội này được bắt đầu từ thế kỷ thứ 6 ở Anh quốc, khi Đức Giáo hoàng Gregoriô Cả sai thánh Augustinô sang thuyết phục các tín hữu vùng Celtic tùng phục quyền bính người kế vị các tông đồ... Anh giáo đã lan tràn ra cả thế giới trong các nước thuộc địa của Anh và các nơi mà những nhà truyền giáo nói tiếng Anh đặt chân tới.

Mặc dù tách ly khỏi Giáo hội Roma nhưng giáo hội Anh giáo là do Giáo hội được lưu truyền từ các tông đồ cho tới năm 1054, Anh giáo ly khai khỏi quyền cai quản của Roma cùng thời với Giáo hội Chính Thống Đông Phương. Đặc biệt dưới thời hoàng đế Henry VIII khi đức vua giải án và đóng cửa các tu viện Công giáo vào năm 1536.

Có một đồng thuận, đặc biệt tại Hoa Kỳ rằng vua henry VIII là người thành hình ra Anh giáo khi đức vua giận dữ vói Đức thánh cha vì ngài từ khước cho phép vua ly dị với hoàng hậu Catherine thành Aragon mà tái hôn lại.

Kèm theo những dồn nén khác như chính trị tôn giáo và nhiều yếu tố khác trước những lời giảng dậy của Đức Kitô cũng như các truyền thống tập tục mà nảy sinh ra nhiều giáo phái khác nhau ngay trong hàng ngũ Anh giáo.

Phong trào ‘Cải cách’ của Anh giáo được đặt căn trên hai nguyên tắc.

Trước hết, các nhà cải cách nhìn nhận mỗi giáo hội tại mỗi quốc gia được độc lập và lệ thuộc vào luật dân sự. Hoàng gia Anh là ‘vị cầm đầu tối cao của Giáo hội’ và giáo hội phủ nhận quyền bính của Đức giáo hoàng. Giáo hội Anh giáo tự trị về mọi hình thức phụng tự. Ngôn ngữ được xử dụng trong phụng vụ là ngôn ngữ bình dân để mọi người có thể hiểu. ĐTGM thành Canterbury, là giáo chủ cai quản như vị cầm đầu giữa các vị giám mục có quyền ngang hành với ngài trong các giáo hội địa phương, nên vai trò của giáo chủ Canterbury không giống như vai trò của ĐTC, chỉ tương tự ‘thượng phụ’ trong giáo hội Đông phương.

Điều thứ hai là dù giáo hội đã cải cách, nhưng vẫn giữ một sự liên tục từ các thánh tông đồ, nên giáo hội vẫn tin vào một kinh thánh, một kinh tin kính, tin có ba thánh chức là giám mục, linh mục và phó tế; tin vào bí tích Thanh Tẩy và Thánh Thể. Các bí tích là những dấu chỉ hiển hiện giúp người tín hữu hiểu được sự tác động vô hình nhưng rất thực của Thiện Chúa. Chỉ những điều nào nghịch với Thánh kinh thì bị giáo hội Anh giáo khước từ. Giáo hội Anh giáo xưa được cải tổ thành Anh giáo nhưng vẫn tự hào là Tông Truyền, Công Giáo, Cải Cách và Tin Lành.

Hiện nay theo số thống kê thì Anh giáo có khoảng 80 triệu tín đồ chia thành 44 miền và trải dài trên 160 quốc gia.

ĐTG Anh giáo John Hepworth đứng đầu giáo hội Anh giáo truyền thống với khoảng 400,000 tín hữu Anh giáo - Công giáo sẽ về hiệp nhất với Giáo hội Công giáo. Ngài cho hay lý do chính Anh giáo truyền thống tách ra khỏi Anh giáo vì lý do Anh giáo đã truyền chức cho nữ giới.

Ngoài ra cũng còn nhiều giáo hội Anh giáo địa phương khác sẽ về hiệp nhất với Công giáo. Chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện và chờ đợi...

II. NHỮNG KHÁC BIỆT GIỮA CÔNG GIÁO VÀ ANH GIÁO:

Trong thời gian sắp tới chắc chắn ĐTC và Thánh bộ Đức tin và Phụng tự phải làm việc song song với giáo hội Anh giáo Truyền thống để điều chỉnh những cốt lõi của niềm tin...

Sau đây chúng ta đề ta một số những điểm khác biệt mà với thời gian hai giáo hội đã có nhiều khác biệt về thần học. Trong thế kỷ 20, hai giáo hội cũng đưa ra những qui định khác nhau đặc biệt về vấn đề liên quan tới đời sống luân lý. Sau đây là một số những khác biệt:

Công giáo tin có luyện ngục để được thanh tảy sau khi chết, còn Anh giáo thì không.

Công giáo tin rằng bánh và rượu sau khi truyền phép trở thành mình máu Chúa thật trong Thánh Thể, còn Anh giáo thì không.

Công giáo tin tưởng ĐTC có quyền trên tòan Giáo hội, còn ĐTGM Anh giáo George Cary cho rằng ngài không có vấn đề với tư tưởng một quyền tối thượng “phổ cập”, nhưng quyền đó phải được xét lại về bản chất và năng quyền.

Chỉ có Giáo hội Công giáo tin vào ơn bất khả ngộ của ĐTC. Ngài không sai lầm khi Ngài giảng dậy nhân danh quyền kế vị và tuyên phàn từ ngai tòa thánh Phêrô về các lãnh vực đức tin và luân lý.

ĐTC có quyền tối cao trong Giáo hội Công giáo La mã. Còn trong Anh giáo thì những quyết định cần có sự đồng thuận của tín hữu, của giáo sĩ và các giám mục.

Anh giáo không tin vào tìn điều Đức Mẹ Vô nhiễm nguyên tội. Họ cũng không nhận là Đức Mẹ được đưa về trời cả hồn lẫn xác. Họ cũng không tin sự đồng công cứu chuộc của Đức Mẹ với Chúa Giêsu.

Trong Công giáo có rất ít các linh mục có gia đình, còn giám mục thì không được có gia đình.

Trong Công giáo phụ nữ không được quyền làm linh mục. ĐTC đã khẳng quyết về điều này và không còn bàn cãi nữa. Trái lại vào năm 2003, Anh giáo đã truyền chức cho hai linh mục nữ giới ở Hồng Kông và một trong hai vị đã được tấn phong giám mục. Sau đó nhiều giáo hội Anh giáo khác cũng đã truyền chức cho nữ giới.

Một số giáo hội Anh giáo đã chấp nhận cho nữ giới được tấn phong làm giám mục.

Công giáo thì không cho phép ly dị và tái hôn; nhưng Anh giáo thì được phép.

Trong Công giáo thì việc ngừa thai nhân tạo bị cấm, mặc dầu nhiều người xử dụng phương pháp này. Với Anh giáo thì đây là vấn đề riêng tư cá nhân chứ không còn là vấn đề của tôn giáo nữa.

Công giáo cấm phá thai còn Anh giáo thì cho với điều kiện...

Năm 2001, Giáo phận tân Westminster, ở Columbia thuộc giáo hội Anh giáo Canada bàu phiếu tán đồng cho phép làm đám cuới cho những người đồng tính luyến ái. Và tháng 1/2003-JAN, Rowan Williams được bàu làm TGM Canterbury, Ngài ủng hộ việc bình đẳng cho phép lập gia đình khác phái cũng như cùng phái. Cũng năm 2003 Đại hội của Giáo hội Episcopal ở Hoa kỳ tấn phong giám mục cho Gene Robinson làm GM giáo phận New Hampshire. Vị giám mục này đã ly dị vợ và hiện nay sống đồng tính luyến ái với một người đàn ông khác.

Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb (Viet Catholic News 23 Oct 2009 23:54)


Về Trang Mục Lục