Hàng trăm giáo sĩ Anh giáo họp hội nghị để nghiên cứu điều khoản mới của Đức Giáo hoàng

(Vietcatholic News 23 Oct 2009 23:46) – London, Anh quốc, ngày 23 tháng 10 năm 2009 / 12:22 (CNA). - Hàng trăm giáo sĩ Anh giáo truyền thống sẽ gặp nhau cuối tuần này tại London để thảo luận về việc hợp nhất với Giáo Hội Công Giáo trong khuôn khổ các ‘Hạt Tòng Nhân’ đã được ĐGH Benedict XVI hứa hẹn.

Theo báo Times Online thì khoảng 500 thành viên của nhóm Forward in Faith (Tiến tới trong Đức tin) sẽ tham dự cuộc họp. Nhiều người trong số họ đang chờ đợi một Tiến Trình rõ ràng(Code of Practice) từ Vatican để hiểu hơn về cấu trúc cuả tổ chức sẽ được thành lập theo Tông Hiến mới.

Chủ tịch nhóm Forward in Faith, Đức Giám mục giáo phận Fulham Anh quốc là John Broadhurst, đã tuyên bố ngày Thứ ba là người Công giáo Anh giáo (Anglican Catholics) đã "thường xuyên bày tỏ hy vọng và mong muốn nhiêt thành" để được hiệp thông đầy đủ với Roma trong khi vẫn được giữ lại "mọi khía cạnh thừa kế từ Anh giáo của họ (những khiá cạnh không trái với những giảng dạy của Giáo Hội Công Giáo.)"

"Chúng tôi hân hoan rằng Đức Thánh Cha đã quyết định thiết lập một cấu trúc bên trong Giáo Hội để trả lời cho sự khao khát chân thành này. Forward in Faith luôn luôn cam kết tìm kiếm sự thống nhất trong sự thật và do đó nhiệt liệt hoan nghênh sáng kiến như là một điểm quyết định trong lịch sử của Phong trào Công giáo trong Giáo hội Anh."

ĐGM kết thúc thông điệp với cụm từ Latin "Ut sint unum", là lời cuả Chúa Giêsu trong Tin Mừng của thánh Gioan có nghĩa là "Xin cho chúng nên một", cụm từ này cũng là tiêu đề của ĐGH John Paul II trong tông thư về hiệp nhất năm 1995.

Một giám mục Episcopal ở Ft. Worth, Texas, là Jack Leo Iker, cũng bình luận về cấu trúc mới trong một thông báo hôm thứ ba.

"Nhiều người Công giáo Anh Giáo sẽ đón nhận biến cố này là một biến cố rất rộng lượng và sẽ chào mừng các điều khoản nhằm nâng cao việc mục vụ cho những người tìm kiếm tái hợp với Roma, những người Anh giáo muốn hiệp thông đầy đủ với toà Phêrô ước ao hàng giáo phẩm cuả họ được công nhận hợp lệ và có những điều khoản qui định sự liên hệ giữa người Công giáo La Mã và Anh giáo."

Tuy nhiên vị GM này nói thêm rằng mặc dù ưu điểm của đề xuất là việc duy trì "một số khía cạnh" của Anh giáo, nhưng không phải tất cả giáo dân Anh giáo tin rằng họ phải "trở về Roma" và chấp nhận lời dạy cuả Công giáo thì mới thực sự là Kitô hữu.

Đề xuất này được đưa ra đúng vào một thời gian khó khăn, Giám Mục Iker nói tiếp, cho biết rằng giáo phận của ngài đang bị kiện bởi giáo phái Episcopal tại Hoa Kỳ.

Giáo phận của ngài đã bỏ phiếu rời khỏi Giáo Hội Episcopal HK trong Tháng Mười Một 2008, và lựa chọn sát nhập vào một giáo phận tại Anh quốc, miền Nam cuả tỉnh Cone.

"Giáo phận cuả tôi rất có tinh thần chính thống, và chúng tôi càng ngày càng thấy khác biệt với lời dạy (mang tính cách xét lại) của giới lãnh đạo chính thức của Giáo hội Episcopal khi cuộc bỏ phiếu xảy ra".

Vị giám mục kết thúc tuyên bố bằng lời cảnh giác là không nên "vội vã" và cam kết sẽ tiếp tục đối thoại và cầu nguyện cho sự thống nhất Kitô giáo.

Cũng nên biết rằng người tiền nhiệm cuả giám mục Iker là GM Clarence C. Pope, Jr, đã trở về với Công giáo vào năm 2007.

Báo Times London cho biết đã có hơn 440 giáo sĩ đã bỏ Anh Giáo sau khi Hội Đồng tối cao Anh Giáo bỏ phiếu năm 1992 để chuyền chức linh mục cho phụ nữ. Một số sau đó đã quay trở lại.

Đề xướng cuả Đức Giáo hoàng Benedict sẽ làm cho việc trớ lại của họ dễ dàng hơn bằng cách cho phép Anh giáo giữ lại nhiều khía cạnh quan trọng của bản sắc của họ và cho phép họ thiết lập chủng viện.

Tuy nhiên, một số có thể đối mặt với những khó khăn tài chính. Tờ London Times cho biết rằng các linh mục Công giáo ở Anh chỉ kiếm được một phần ba số lương của giáo sĩ Anh giáo.

Những giáo sĩ Anh giáo đã bỏ Giáo hội Anh vào lúc hôi nghị1992 đã nhận được một khoản bồi hoàn để bù đắp phần thiệt thòi, nhưng tổng giám mục Canterbury (Công Giáo) cho biết là chưa có khoản bồi thường tương tự như thế trong thời gian này.

Các Giám mục Công Giáo Andrew Burnham và Keith Newton, là hai vị được bổ nhiệm bởi Tổng giám mục Canterbury để cai quản các linh mục Anh giáo trong giai đoạn đó, cũng khuyên không nên có những "quyết định vội vã."

Họ nói rằng có nhiều những người Anh giáo muốn được ở bên trong một Cộng đồng Anh giáo, trong khi có những người khác muốn "thu xếp một cách cá nhân".

"Và còn một nhóm nữa, họ tổ chức thành đoàn lữ hành, giống như dân Israel xưa, vượt sa mạc để tìm đất hứa". Hai giám mục đề nghị lấy ngày lễ thánh Phêrô, ngày 22 tháng 2, làm một ngày thích hợp để khởi sự việc "khám phá thêm" đề xướng của Đức Giáo hoàng Benedict cho các linh mục và giáo dân Anh giáo.

Trần Mạnh Trác

 


Về Trang Mục Lục