Tổng Hợp

TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

TUẦN LỄ TỪ 16.11 ĐẾN 22.11.2009

 

ĐỨC THÁNH CHA BIỂN ĐỨC XVI TẠI HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH : CÓ THỂ CHIẾN THẮNG NẠN ĐÓI

(H2O News 16.11) Giáo Hội nhắc lại với các quốc gia trên thế giới rằng vấn nạn an ninh lương thực chỉ có thể đề cập và giải quyết bằng sự hợp tác và tương trợ. Đó là con đường được Đức Biển-Đức XVI đề xuất,khi người đến trụ sở F.A.O và phát niểu với những người tham dự hội nghị thượng đỉnh thế giới về an ninh lương thực. Con số những người chịu đói không ngừng tăng và tuy trái đất đủ sức để nuôi tất cà cư dân địa cầu.  Dù hoà nhập vào kinh tế thế giới, các quốc gia nghèo bị thương tổn nhất. Nhìn nhận giá trị siêu việy của mọi người nam và nữ vẫn là bước đi đầu tiên để tạo thuận lợi cho sự hoán cải của tâm hồn vốn có thể khẳng định sự dấn thân nhổ tận gốc lầm than,đói khát và nghèo túng dưới tất cả mọi hình thức. Về kế hoạch cụ thể, Đức Thánh Cha đã đề nghị con đường liên đới và tương trợ giữa các quớc gia. Người đã nhấn mạnh sự cần thiết một sự phát triển nông nghiệp tôn trọng môi trường,những nhu cầu và những mong đợi của các cộng đồng địa phương, trong một bối cảnh kinh tế và tài chính thế giới khởi hứng từ cái lô-gic sự phát triển chứ không theo lô-gíc lợi nhuận cho chính mình. Đức Thánh Cha lên án dầu cơ và khuynh hướng đặt thực phẩm, nhất là ngũ cốc, trên cùng những bình diện với tất cả những hàng hoá khác. Người tin chắc nạn đói có thể và phải bị đánh bại.

 

VIỆC LÀM TỪ THIỆN CÔNG GIÁO KHÔNG CHỈ LÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI

(CNA 16.11) Hội Đồng (HĐ) giáo hoàng Cor Unum,cơ quan Vatican chịu trách nhiệm điều phồi các tổ chức từ thiện Công giáo trên khắp thế giới, đã đưa ra một tuyên bố ngày 14.11 nhắc lại rằng việc từ thiện Công giáo không chỉ là công tác xã hội và những người làm việc trong các tổ chức Công iáo cần phải được canh tân trong đức tin của họ. Kết thúc đại hội khoáng đại lần thứ 28 diễn ra ở Vatican từ 12 – 14.11, chủ tịch Cor Unum,ĐHY Paul Joseph Cordes,noí rằng “ hai nguyên tắc chỉ đạo chủ chốt đã nỗi lên từ những người chịu trách nhiệm về hoạt động từ thiện của Giáo Hội : một là,mục tiêu tối hậu của công việc chúng ta là làm chứng nhân Kitô hữu bằng cách giúp đỡ người nghèo,nhưng để làm chứng cho Chúa Kitô thì phải trước hết gặp được Người. Hai là, để rao giảng Tin Mừng đòi hỏi trước tiên phải được giáo dục liên tục, bằng không, cùng với công việc của những người thực hiện việc từ thiện, có nguy cơ nhận về mình những ưu tiên được các tổ chức quốc tế khác thiết lập trái với Giáo Hội.Giáo Hội không thể câm nín nền móng trong đức tin riêng mình”.

 

CHÚA GIÊSU LÀ MỘT NGƯỜI TÌM NƠI NƯƠNG NÁU

(CathNews 16.11) ĐGM giáo phận Port Pirie,Greg O’Kelly,đang nêu lên một viễn cảnh thích hợp về vấn đề những người tìm nơi ẩn náu,bằng việc chỉ ra rằng Đức Maria,Thánh Cả Giuse và Chúa Giêsu đã ‘là những người tìm nơi ẩn náu khi trốn sang Ai Cập trái phép xét về mặt luật pháp”. Theo tờ Port Pirie Recorder, Ngài cho biết :” Cần phải chấm dứt việc biến những người tỵ nạn nầy thành qủy. Họ là những người cố gắng thoát khỏi những tình trạng mà chính chúng ta cũng không hề muốn rơi vào. Tiếng trống gieo sợ hãi đã được đánh và cần chấm dứt ngay điều nầy”. Ngài nói :”Hãy nhìn xem chúng ta giang rộng đôi tay cho người Việt-Nam thế nào và nay chúng ta cự tuyệt những dân làng và nông dân ra saohúng ta không được để cho bài học Woomera và Baxter rời bỏ chúng ta, nhất là nay cáng nhiều người tìm chỗ ẩn náu đang liều mạng sống trong những con tàu cũ kỹ để đến được nơi đây”. Ngài cổ vũ người dân Port Pirie cảm thông với những người tỵ nạn,như họ đã từng như thế trong quá khứ và “hãy tiếp tục cho thấy những giá trị tích cực của nước Úc”. Theo nữ tu Carmel Wauchope, người thăm viếng dân tỵ nạn ở Trại Cải Tạo Baxter,gần Port Augusta :”Giống như thăm một nhà tù, chỉ có điều là tệ hại hơn”. Soeur đồng ý với ĐGM rằng “một số trong họ có thể là những kẻ lường gạt, nhưng một số trong chúng ta cũng như thế mà!”.

 

ĐỨC THÁNH CHA TIẾP KIẾN THỔNG THỐNG SERBIA

(ZENIT 16.11) Theo một thông cáo báo chí do văn phòng báo chí Tòa Thánh đưa ra : “Những thách đố chính trong khu vực” nước Serbia và con đường nước nầy ‘tiến tới hoà nhập trọn vẹn tron g Liên Minh Châu Âu” là những đề tài được đề cập đến trong cuộc hội kiến giữa Đức Thánh Cha Buin-Đức XVI với tổng thống Serbia, Boris Tadic. Vị nguyên thủ quốc gia nước Serbia nầy sau đó đã hội kiến với ĐHY Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone và thư ký Toà Thánh vè6 đối ngoại,ĐGM Dominique Mamberti.  Các cuộc gặp gỡ diện ra trong một bầu khí thân mật và mức độ quan hệ song phương tốt đẹp. Ngoài ra, “sự đóng góp mà Giáo hội Công giáo mong ước cống hiến cho xã hội Serbia,đã được nhấn mạnh” và “những yếu tố thích hợp để bảo đảm một cách thích đáng sự hiện diện và hoạt động của nó” đã được nhắc lại. Cuối cùng,”đối thoại tích cực với Giáo hội Chúnh thống” trong viễn cảnh kỷ niệm Chiếu Chỉ Milan,năm 2013, công trình của hoàng đé6 Constantinô,sinh ở Nis (Serbia)” cũng đã được nhắc đến. Chiếu Chỉ Milan hay là Chiếu Chỉ Constantinô,vị hoàng đến La Mã đầu tiên trở lại Đạo, đã thiết lập tự do thờ phượng cho tất cả mọi tôn giáo. Nước Serbia có 85% dân số theo Chính Thống;5,5% trong 7 triều dân là Công giáo và 3,2 % theo Tin Lành.

 

ĐỨC THÁNH CHA BIỂN ĐỨC XVI TIẾP KIẾN THỦ TƯỚNG SÉC

(ZENIT 16.11) Gần hai tháng sau chuyền tông du đến nước cộng hoà Séc ( 26 – 28.09), Đức Thánh Cha đã triều yết ngaì thủ tướng cộng hoà Séc,Jan Fischer vào ngày 14.11 tại Vatican. Sau đó nhà chính trị người Séc đã trao đổi với ĐHY Quốc Vụ Khanh Bertone và ĐGM thư ký đối ngoại Mamberti.  Các trao đổi ‘đã cho phép tiếp tục những đàm luận đã thực hiện trong chuyến tông du vừa qua của Đức Thánh Cha’. “Những quan hệ tốt đẹp giữa Toà Thánh và nước cộng hoà Séc “ đã được đặt lên phía trước, cũng như là “mong ước chung của hai bên tiếp tục theo đuổi một cuộc đối thoại mang tính xây dựng về những chủ đề song phương dính liền với các quan hệ giữa cộng đồng giáo hội và cộng đồng dân sự”. “Cuối cùng, đã có một trao đổi quan điểm về các vấn đề thời sự trong quan hệ quốc tế,nhất là Hiệp Ước Lisbonne có hiệu lực”. Serbia có 10 triệu dân,với 2% là Công giáo và 2% là Tin Lành.

 

ĐỨC HỒNG Y TOMKO,ĐẶC PHÁI VIÊN CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG Ở ĐÀI LOAN

(ZENIT 16.11) ĐHY Josef Tomko,nguyên tổng trưởng Thánh Bộ Rao Giảng Phúc Âm,đã được bổ nhiệm làm đặc phái viên của Đức Thánh Cha trong dịp mừng kỷ niệm 150 năm truyền giáo Đài Loan,sẽ diễn ra ở Đài Bắc ngày 22.11. Tháp tùng Ngài là một phái bộ gồm ĐGM John-Baptist Tseng Chien-tsi, GM phụ tá giáo phận Hwailien và Cha Rubén Martinez,OP, linh mục nhà thờ chính toà Vô Nhiễm ở Wanchin,trong giáo phận Kaohsiung. Việc loan báo Tin Mừng ở Đài Loan – như Đức Biển-Đức XVI nhắc lại trong một bức thư bằng tiếng la-tinh gửi cho ĐHY Josef Tomko – đã mang ‘một hậu duệ thiêng liêng phong phú và dồi dào hoa trái” trong những dân chúng nầy. Đức giáo hoàng nói tiếp :” Vì thế phải – và rất quan trọng - phải nhắc lại là kỷ niệm một cách đúng đắn biến cố nầy, hầu thúc đẩy thật sự trong tâm hồn mộtntâm tình đạo đức sốt sắng hơn, một đức tin mạnh mẽ hơn và những quyết tâm vững vàng hơn”. Năm 1582, các Cha Dòng Tên bị đắm tàu trên đảo Đài Loan,nhưng quyết định rời đảo chỉ sau mấy tháng. Khởi đầu Đạo Công giáo có niên đại 1626,nhờ công trình của Cha Bartôlômêô Martinez và năm tu sĩ Dòng Đa Minh người Tây Ban Nha khác, mà các điểm truyền giáo bị hủy sau khi bị nhà Minh trục xuất. Năm 1859, ba linh mục người Tây Ban Nha đến từ Phi Luật Tân và năm giáo lý viên giáo dân người Hoa đổ bộ ở Kaohsiung. Hiện giáo hội Đài Loan co khoảng 300.000 tín hữu.

 

GIÁO HỘI MỪNG LỄ VỊ BÁC SĨ Y KHOA HIỆN ĐẠI ĐẦU TIÊN

(CNA 16.11) Vào ngày 16.11,Giáo Hội mừng lễ Thánh Joseph Moscati, bác sĩ y khoa hiện đại đầu tiên được tôn phong hiển thánh. Sinh ngày 25.07.1880 tại Ý,thánh nhân đã sống Tin Mừng qua chức vụ bác sĩ và giáo sư. Có nhiều chuyện kể về bác sĩ Moscati luôn chú ý đến tình trạng linh hồn của bệnh nhân chẳng kém thân thể,thỉnh thoảng còn đem bệnh nhân về lại với các bí tích. Sự hiểu biết Công gaío về thân xác và linh hồn giúp cho ông biết rõ ràng về bệnh tật và y học. Ông xem Xưng Tội và Rước Lễ như là ‘phương thuốc đầu tiên”. Người ta kể một lần nọ thánh nhân đã nói :” Hãy nhớ rằng các bạn phải giải quyết không chỉ với các thân xác,mà còn với các linh hồn than van đang đến với các bạn’. Sự thánh thiện và tận tâm kh6ong chỉ dừng lại ở việc thực hành. Để giúp người nghèo, ngài thường làm các dịch vụ y tế miễn phí hoặc trả tiền các toa mthuốc cho bệnh nhân của ngài. Thánh Joseph Moscati cũng cảm thấy phải nâng đỡ các linh mục và những người sống đời tu trì bằng lời cầu nguyện của ngài, ví như ngài nói :”Các linh mục dễ dàng bị bỏ quân bởi người sống, vì các Kitô hữu thường cho rằng các Vị không cần đến lời cầu nguyện”. Thánh nhân luôn giữ một chuỗi hạt Mân Côi trong túi để nhắc nhở ngài suốt ngày và như một cách để lôi kéo ngài đến với Đức Bà và qua Mẹ Maria, đến với Chúa Giêsu – khi ngài cần đưa ra những quyết định quan trọng. Thánh Joseph Moscati qua đời ngày 12.04.1927 tại nơi làm việc và được Đức Phaolô VI phong Chân Phước ngày 16.11.1975. Ngài được Đức Gioan Phaolô II tôn vinh hiển thánh ngày 25.10.1987.

 

CÁC LINH MỤC ĐÁ BANH VÌ HOÀ BÌNH GIỮA COLOMBIA VÀ VENEZUELA

(CNA 15.11) Tiếp sau những lời đe doạ chiến tranh do tổng thống Venezuela Hugo Chavez chống lại Colombia, tờ báo giáo phận ở Cucuta,Colombia đưa tin tuần qua về một trấn bóng đá vì hoà bình,mà các linh mục Venezuela và Colombia chơi ở một sân bóng ở biên giới giữa hai quốc gia. ĐGM Jaime Prieto Amaya giáo phận Cacuta cho biết mục đích trận bóng là để kết thân những người Colombia và Venezuela, “như những quốc gia chị em”,chia sẻ với nhau cầu nguyện và thể thao và một bầu khí lễ hội để lập lại với thế giới rằng ở đây chúng tôi là anh chị em của nhau, rằng không gì và không một ai có thể tách rời chúng tôi khỏi tình thương yêu mà chúng tôi có đối với nhau”. Những cầu thủ nầy sẽ những áo thun jersey trắng như “một dấu chỉ sự thanh khiết và phẩm giá của con cái Chúa, để khẳng định rằng không có chỗ cho sự đối đầu vũ trang trong tâm hồn những người yêu chuộng hoà bình”.

 

ÚC : GIỚI TRẺ VÀ TƯƠNG LAI GIÁO HỘI : HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC MỤC VỤ GIỚI TRẺ 2010

(Fides 16.11) Giới Trẻ và Tương lai Giáo Hội ở Châu Úc : để vạch ra những thách đố và những viễn cảnh ‘hậu JMJ” (Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới – Sydney 2008), các nhà lãnh đạo và các chức trách Mục Vụ Giới Trẻ ở Úc sẽ tụ họp ở Melbourne vào năm 2010,từ ngày 01 đến 03.10 trong một hội nghị toàn quốc do HĐGM Úc tổ chức. Đó sẽ là một biến cố nhằm quy tụ những thanh thiếu niên và những vị chóp bu trong Giáo Hội [Úc] cho một hành trình đối thoại,trao đổi ý tưởng,xã hội hoá và mạng lưới.  Hội nghị sẽ khởi đi từ chủ đề đã được chọn trước cho “đại hội giới trẻ thế giới” 2010, trích từ một đoạn trong Phúc Âm theo Thánh Mác-cô “Lạy Thầy nhân lành,tôi phải làm gì để được sự sống đời đời?” (Mc 10,17). Hội nghị sẽ gồm những hội thảo và sân khấu với những trình diễn và biểu diễn của giới trẻ. ĐGM Joseph Grech,đại diện các GM với giới trẻ nhấn mạnh :” Do chỗ chúng tôi đã trải nghiệm ân phúc và sự nhiệt tình của Đại Hội Thế Giới Giới Trẻ Sydney, chúng tôi phải tiếp tục gặp lại nhau,chia sẻ suy tư về những hình thức và những phương thế để công bố thông điệp Chúa Kitô”.

 

CHÁU BÉ RB S B AN T

(Génétique 16.11) Toà án tối cao nước Anhj đã cho phép kết thúc chuỗi ngày sống trên đời của “Cháu Bé RB”, một bé trai 13 tháng. Người mẹ và các bác sĩ cho rằng sẽ tốt hơn cho bé nếu người ta ngưng các chăm sóc trợ sinh. Cha cháu,ngược lại, đấu tranh để người ta để cho cháu sống. Trong một bài báo số ngày 03.11.2009 , LifeNews đưa tin ông bố đã đưa các băng hình cho thấy rằng Cháu Bé RB chơi đùa với các món đồ chơi, nghe nhạc và phản ứng tương tác với cha mẹ cháu. Ông cũng đã đề ra trước sự kiện là Cháu có thể được phẫu thuật mở khí quản vốn sẽ cho phép Cháu tự thở và ra viện,nơi Cháu ở từ khi sinh ra. Ông hẳn đã đổi ý sau hội ý khi nghe các bác sĩ tuyên bố rằng không gì có thể làm được cho con trai ông nữa. Máy thở cho “Cháu Bé RB” do vậy sẽ bị tháo ra.

 

ĐỨC THÁNH CHA THĂM MALTA VÀO NĂM 2010

(ZENIT 16.11) Đức Thánh Cha Benedict XVI sẽ đến Malta các ngày 17 và 18 năm 2010, sau ngày kỷ niệm sinh nhật 83 tuổi của Người. Hãy nhờ là Người sẽ có mặt ở Fatima vào tháng 05.2010.Đức Thánh Cha đã tích cực đáp trả lời mời của các giám mục Malta, nhân dịp kỷ niệm năm thứ 1950 vụ đắm tầu của Thánh Phaolô trên bờ biển Malta (khoảng năm 60 sau Thiên Chúa) đang lúc ngài bị nhà cầm quyền đế quốc giải về Rôma (Cv 28,2). Tại nơi đây ngài bị rắn cắn và phải ở trên đảo này trong 3 năm.  Một thông cáo ngày 14 tháng 11, của Đức Tổng Giám Mục Paul Cremona giáo phận La Valette, cho biết “Đức Thánh Cha Biển-Đức sẽ viếng thăm Malta và sẽ ở đó cầu nguyện tại hang Thánh Phaolô.”  Ngày 18.04 Người sẽ chủ tế Thánh Lễ ngoài trời, tại quảng trường Granaries, ở Floriana, tại ngoại ô La Valette, sau đó sẽ gặp gỡ giới trẻ trước bãi biển La Valette.  Đây là lần thứ ba một Vị giáo hoàng đến thăm viếng Malta, sau hai chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II năm 1990 và 2001.  Malta có khoảng 410.000 dân cư, với 98 % người Công Giáo.

 

THƯ ĐỨC HỒNG Y BERTONE GỬI CÁC LINH MỤC TRUNG QUỐC

 (AsiaNews 16.11) Văn kiện nầy,được công bố hôm nay, tiếp theo thư Đức giáo hoàng gửi tín hữu Công giáo Trung Hoa và bức thư khai mạc Năm Thánh Linh Mục, khẳng định các giá trị của hoà giải và giáo dục. Bức thư dài nầ là một lời mời hy vọng cho toàn thể Giáo Hội trung Quốc đang gặp những khó khăn bên trong và bên ngoài. Với rất nhiều trích dẫn từ thư Đức giáo hoàng gửi tìn hữu Trung Quốc (2007) và là thư công bố Năm Linh Mục, ĐHY Bertone nhấn mạnh tầm quan trọng của hoà giải giữa tất cả các tín hữu (những cộng đoàn ‘công khai” hoặc cộng đoàn “chui”), Bí Tích Thánh Thể,việc đào tạo các linh mục trẻ và chăm sóc các linh mục cao tuổi. Bố cục nội dung bức thư gồm các điểm chính sau đây:

1.      Một lời mời hy vọng           2. Công bố Chúa Kitô       3. Các nhân đức linh mục     4. Bí Tích Thánh Thể      5.Lời Chúa

6.    Nhiệm vụ các giám mục     7. Hoạt động mục vụ cổ vũ ơn thiên triệu                      8. Việc đào tạo hiện hành

9.      Thờ phương Thánh Thể   10. Hoà giải trong tinh thần các tâm hồn                       11. Những cơ quan hiệp thông

        (BTGH sẽ cố gắng chuyển ngữ thư nầy và kính gửi phục vụ)

 

BANGALDESH : CHƯƠNG TRÌNH GIÚP GIỚI TRẺ ĐỐI MẮT VỚI NHỮNG THỬ THÁCH CUỘC SỐNG

(UCAN 16.11) Uỷ Ban Giám mục đặc trách Giới Trẻ (ECY) đã đăng cai tổ chức cuộc họp mặt toàn quốc thường niên lớn nhất các tín hữu trẻ Công giáo,nhằm củng cố đức tin của họ và nâng đỡ họ khi đối mặt với những áp lực cuộc sống. Chủ tịch ECY ĐGM Dòng Thánh Giá Moses M.Costa giáo phận Dinajpur nói với những người họp mặt :”Giáo Hội tin tưởng vào sức mạnh của giới trẻ và muốn giúp họ sát cánh bên nhau để vượt qua các thách thức. Hãy coi cuộc tụ họp toàn quốc nầy như một cuộc hành hương canh tân, một thời gian để được đầy tràn hy vọng và  tìm ra động cơ phục vụ xã hội,đất nước và Giáo Hội”. Ngày Giới Trẻ Tiàn Quốc lầnt hứ 24 nầy diễn ra ở Giáo Xứ St Elizabeth,Biroidakuni,trong giáo phận vùng đông bắc Mymensingh, từ 05 đến 09.11 và lấy chủ đề của Đức Biển đức XVI cho Ngày Thế giới Giới Trẻ năm nay :”Chúng tôi đặt hy vọng vào Thiên Chúa hằng sống” ( I Tm 4,10). Khoảng 300 thanh niên Công giáo tham dự từ sáu giáo phận của cả nước. Họ cho biết nói rằng những cuộc thảo luận với các giám mục,các linh mục nữ tu giúp họ có được sự tin tưởng để vượt qua các thử thách cuả họ, gồm những vấn đề như giáo dục, công ăn việc làm, sự bất ổn tài chính và những khó khăn để tìm một người bạn kết hôn thích hợp.

 

ĐỨC HỒNG Y THẢO LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA CÁC LINH MỤC, HIỆP NHẤT BÊN TRONG GIÁO HỘI

(CNS 16.11) Phản ánh về việc Giáo Hội sẽ ra sao nếu không có bí tích truyền chức thánh, ĐHY giáo phận Chicago Francis E.George,chủ tịch HĐGM Hoa Kỳ kêu gọi các giám mục đồng sự suy tư về các quan với các linh mục của các Vị và giúp đỡ họ tăng triển trong sự thánh thiện và hiệp nhất với họ quanh Chúa Giêsu. Trong phát biểu ngày 16.11 khai mạc khoá họp chung mùa thu ở Baltimore, ĐHY George cũng đề cập đến những cách thức củng cố sự hiệp nhất Giáo Hội,nhất là liên quan đến các đại học Công giáo,”với các phương tiện truyền thông khẳng định quyền là một tiếng nói trong giáo hội” và với các tổ chức thực hiện nhiều công việc khác nhau dưới danh nghĩa Công giáo”. Ngài cũng nói về những thách thức của Giáo Hội khi là “men để biến đổi thế giới”, chẳng ah5n như trong cuộc tranh luận toàn quốc về cải tổ y tế.Trong bài phát biểu truyền thống chủ tịch HĐGM khởi đầu hội nghị từ 16 – 19.11 nầy, ĐHY trình bày các suy nghĩ của ngài về vai trò thừa tác vụ linh mục như một phần của Năm Thánh Linh Mục. Ngài cũng lưu ý rằng không có linh mục, thì vai trò cố vấn tinh thần sẽ chỉ còn là những bác sĩ trị liệu – “dành cho bệnh nhân và có tài trong quan sát những động lực của nhân cách con người,nhưng không xem xét được ảnh hường của ơn Chúa”. Cuối cùng,nếu không có linh mục, “Giáo Hội sẽ không có Thánh Thể và việc thờ phượng chỉ còn là ca tụng và tạ ơn”.


GIÁO HỘI PHẢI GIÚP XÃ HỘI HIỂU BIẾT NHỮNG VẤN ĐỀ SỰ SỐNG

(CWNews 16.11) “Thái độ duy nhất đúng đắn và đạo đức” đối với sự sống con người là ‘một thái độ tôn kính sâu xa”. Đức Thánh Cha lưu ý trong diễn văm ngày 16.11 của Người cho một nhóm giám mục từ Brasil viếng Ad Limina, rằng các nhà lãnh đạo Giào Hội đừng bao giờ để mất hết hăng hái trong lời kêu gọi của chúng ta với lương tâm dân chúng” để bảo vệ và bênh vực sự sống con người. Trong một diễn văn đặc biệt dành cho các nỗ lực của các giám mục nhằm cổ vũ phẩm giá sự sống con người ở xã hội Brasil, Đức Thánh Cha nói rằng Giáo Hội phải làm việc để đào tạo lương tâm của các tín hữu. Vượt trên những điều đó, - Người nói – các nhà lãnh đạo Giáo Hội phải cố gắng để nên những nhà lãnh đạo tinh thần và đạo đức cho toàn bộ các xã hội của họ. Do vậy Giáo Hội hy vọng ảnh toàn thể các quốc gia, cổ vũ “nền văn minh nhân loại tốt đẹp đích thực”. Đức giáo tông nhận xét : “Vần đề sự sống, việc bảo vệ và cỗ vũ nó, không phải là  một đặc quyền của Kitô hữu. Phẩm giá sự sống là một nguyên lý nền tảng của luận lý con người,được khắc ghi vào tâm hồn con người như một luật tự nhiên. Vì thế  các nhà lảnh đạo Giáo hội phải nói “với tâm hồn dân chúng”, giúp họ nhận thức những đòi hỏi của một lương tâm được đào tạo tốt.

 

CÁC GIÁM MỤC ẤN ĐỘ ĐỀ NGHỊ KỶ NIỆM HẰNG NĂM CUỘC TÀN SÁT KITÔ HỮU Ở BANG ORISSA

(CWNews 16.11) Uỷ Ban đại kết HĐGM Ấn Độ đã đề nghị một Ngày Toàn Quốc cho những người dân Ấn Độ tử vì đạo để tưởng nhớ những Kitô hữu bị sát hại trong năm 2008 trong những vụ bạo lực ở bang Orissa miền đông Ấn Độ. Nếu được thông qua, việc tưởng niệm đại kết nầy sẽ diễn ra mỗi năm vào Chúa Nhật cuối cùng của tháng Tám.

 

DÂN BIỂU HOA KỲ THÚC GIỤC ÔNG OBAMA NÊU VẤN ĐỀ PHÁ THAI CƯỠNG BỨC Ở TRUNG QUỐC

(CNS 16.11) Một dân biểu Hạ Viện Hoa Kỳ đảng Cộng hoà, Cris Smith, bang New Jersey, đã thúc giục ông Obama nêu ra vấn đề nạo phá thai cưỡng bách với các nhà lãnh đạo Trung Quốc và không để vấn đề nhân quyền ở phía sau các vấn đề kinh tế. Tổng thống Obama có kế hoạch công du Trung Quốc từ 15 đến 18.11,sau chặng dừng chân ở Tokyo ngày 13.11 và ở Singapore (họp thượng đỉnh các nước Châu Á – Thái Bình Dương -APEC.ND]. ít NGƯỜI DÂN BÊN NGOÀI Trung Quốc hiểu những gì chính sách một con gây ra một hệ thống kiểm soát xã hội quy mô và tàn ác thế nào…Hệ thống nầy  bị đánh dấu bởi tuyên truyền tận hang sâu ngõ hẻm, phải có phép sinh đẻ,trong một số trường hợp bị buộc đình sản,triệt sản và nạo phá thai. Ông nói : “tôi tin rằng chính phủ Trung Quốc sẽ trả lời cho tổng thống nếu ông dẫn đầu trong việc nói thẳng để bảo vệ nhân quyền ở Trung Quốc, vốn rất nhạy cảm về việc thế giới còn lại nhìn họ ra sao”.

 

VATICAN HY VỌNG HOA KỲ SẼ BỎ LỆNH CẤM VẬN ĐỐI VỚI CUBA

(CNS 16.11) Một giới chức Vatican, Đức TGM Claudio Maria Celli, chủ tịch HĐ Giáo hoàng về truyw62n thông xã hội, người đã thăm viếng Cuba ngày 04 – 08.11, cho biết : Vatican không ngừng chỉ trích lệnh cấm vận Hia kỳ chống lại Cuba và hy vọng chính quyền Obama sẽ giỡ bỏ ac1c hạn chế, với việc thừa nhận việc họ gây đau khổ khôn cùng cho nhân dân Cuba. Trong chuyến thăm,Ngài đã gặp các giám mục và tín hữu Công giáo địa phương trong công tác truyền thông,nhưng cũng gặp các quan chức chính phủ.Ngài nói với Radio Vatican ngày 13.11: Lệnh cấm vận nầy “không thể chối cãi được là có một ảnh hưởng tiêu cực trên đời sống dân chúng Cuba”. Được hỏi ngài có mong đợi tổng thống Obama thay đổi chính sách chăng, Đức TGM Celli nói :”tôi hy vọng điều đó có thể xảy đến, bì rõ ràng chính người dân chịu đau khổ nhiều nhất”.. Ngài nói rằng trong khi Giáo Hội Côg giáo ở Cuba có rất ít nguồn lợi và tiếp cận hết sức giới hạn với các phương tiện truyền thông, thì các nỗ lực truyền thông đang có một ảnh hưởng”.

 

CÁC LINH MỤC LẬP GIA ĐÌNH? VỚI VATICAN,VẪN CÒN LÀ MỘT BIỆT LỆ ĐỐI VỚI QUY LUẬT

(CNS 16.11) Vấn đề luật độc thân linh mục là một vấn đề tiếp tục nỗi lên bề mặt tại Vatican, thông thường nhất là trong những thảo luận lý thuyết của các thượng hội đồng giám mục,nhưng cụ thể hơn trong một văn kiện mới của Đức giáo hoàng về những người Anh giáo gia nhập Giáo Hội Công giáo. Sự việc các cựu linh mục Anh giáo có thể được truyền chức làm linh mục Công giáo dưới sự dàn xếp mới nầy – mặc dù chi xét theo từng trường hợp một – đã làm dấy lên suy đoán lan rộng rằng điều nầy tượng trưng một ước hướng tới vứt bỏ luật chung về độc thân.”Hy vọng với các linh mục sẽ có thể lập gia đình” đã là một đầu đề đặc trưng trong những ngày nầy tiếp theo sau loan báo của Vatican về khế hoạch cho Anh giáo. Nhưng cũng như ở nhiều dịp trước đây, Vatican mau chóng xua tan khái niệm nầy. Vatican đã nói trong một tuyên bố ngày 09.11 kèm theo văn kiện của Đức giáo hoàng về tín đồ Anh giáo :”Khả năng được hình dung do tông hiến cho một số giáo sĩ có gia đình…không báo hiệu bất cứ thay đổi nào trong kỹ luật của Giáo Hội về luạt độc thân linh mục. Theo Công Đồng Vatican II, luật độc thân linh mục là một dấu chỉ và là một tác nhân kích thích cho bác ái mục vụ và công bố Nước Chúa môt cách rạng ngời. Quả thật, dường như mỗi vấn đề luật độc thân bị thúc đẩy, thì có một sức cản mau lẹ bảo vệ luật lệ hiện hành.

 

CHÂU PHI CẦN NƯỚC CHỨ KHÔNG CẦN CÁC CƠ QUAN BIẾN ĐỎI GIEN

(Fides 16.11) ĐHY Wilfrid Fox Napier,TGM giáo phận Durban,Nam Phi,đang có mặt tại Vaican để tham dự hội nghị khoáng đại Thánh Bộ Phúc Âm Hoá Các Dân Tộc, bình luận trong một tuyên bố Hội nghị thượng đỉnh của F.A.O khai mạc ngày 16.11 ở Roma: “Từ những thông tin mà tôi đọc được sáng nay về hội nghị thượng đỉnh F.A.O, tôi có cảm tưởng rằng tổ chức nầy không biết rõ những vấn nạn thật sự về việc nuôi sống ở Châu Phi. Không phãi là những cơ quan biến đổi gien phục vụ người dân Phi Châu,mà là nước. Chúng tôi có những nền văn hoá tăng trưởng rất tốt,không cần những biến đổi gien,với điểu kiện người ta cho chúng đủ nước. tóm lại, hãy giúp chúng tôi xây những giếng nước,những con đập và những đườmg dẫn nước. Cơ quan biến đổi gien ư? Chúng tôi không cần”. Ngài bày tỏ lo lắng liên quan đến World Cup 2010 tổ chức tại Nam Phi ;” mối ưu tư lớn nhất đến từ sự bùng phát hiện tượng mại dâm. Tôi thấy dường như FIFA làm áp lực lên chính phủ Nam Phi để không phạt mại dâm. Nếu điều đó xảy ra, thì phải chờ virus HIV/Aids lan truyền mạnh mẽ”. Giáo Hội Nam Phi đã đưa ra một chương trình giúp người dân nhạy bén ý thức về nạn mại dâm và nạn buôn bán người liên quan với Giải Bóng Đá Thế Giới 2010.

 

TU SĨ Ở HÀN QUỚC : MEN BỘT TRONG XÃ HỘI

(Fides 16.11)  Hội Nghị Các Bề Trên Thượng Cấp các Dòng Tu Nam và các Tu Hội đời sống tông đồ,diễn ra ở séoul, đã bầu ở dịp nầy tân chủ tịch của mình ; đó là Cha Stephen Nam Song-woo, Bề trên giám tỉnh Dòng Thánh Grtancois de Sales. Giữa những thách đố và những sứ mệng mà vị tân chủ tịch đã đưa ra cho tương lại các tu sĩ ở Hàn Quốc, có một sự cấp thiết “tìm cho được những mô thức mới giới thiệu đặc sủng đời sống tận hiến trong thực tại Giáo hội Hàn quốc và trong xã hội nầy”. Đại hội Hiệp Hội các Bề Trên thượng cấp các Dòng Nữ cũng diễn ra những ngày qua tại Suwon, đã xem xét những thách đố của sứ mệnh đối với các nữ tu trên đất Hàn. Đại Hội đã chọn làm chủ tịch Nữ Tu Aquina youn Jeong-ok, bề trên giám tỉnh Dòng Nữ tu Đức Bà, người đã tuyên bố :” Với sứ mệnh chúng tôi,phải quay về lại bản chất nội tại của đời sống tu trì, bởi vì xã hội chúng ta từ nay phải đương đầu với những cám dỗ tục hoá mạnh mẽ”. Vị nữ tu nói tiếp :” Chúa Kitô đã trải qua cuộc đời của Người với những kẻ nghéo hkổ nhất trong những người nghèo: chúng ta cũng phải hướng chú ý tới những người bị bỏ rơi nhất trong những ngườoi bị bỏ rơi” Đại Hỗi đã thảo một thông cáo đúc kết mời gọi tất cả các nữ tu ở Hàn quốc sống trong nguồn cội của Chúa Kitô và cổ vũ các sáng kiến hành động có tính sáng tạo để tăng cường việc truyền giáo ở Châu Á và Châu Úc”.

 

INTERNET,”MIỀN ĐẤT TRUYỀN GIÁO” CHO GIÁO HỘI CHÂU ÂU

(H2O News 17.11) Từ 12 đến 15.11, khoảng một trăm thành viên Uỷ Ban giám mục Châu Âu về các Phương Tiện Truyền Thông đã gặp lại nhau ở Vatican để làm việc về chủ đề ‘Văn Hoá Mạng và truyền thông của Giáo Hội”, một chủ đề theo họ ngày càng quan trọng.Với ĐGM Jean-Michel di Falco, chủ tịch ủy ban nầy, các thành viên Giáo Hội được mời gọi thay đổi thật tình thái độ của họ trước văn hoá mới nầy. Suy tư về web 2.0, về sự thay đổi những thực hành đạo dưới ảnh hưởng của Internet, về vị trí cách thế truyển thông nầy chiếm giữ bên cạnh giới trẻ, là một số trong các chủ đề được đề cập. Nhưng biến cố ghi dấu mạnh nhất vẫn là thảo luận với những thành viên các trang điện tử Internet lớn,một cuộc thảo luận diễn ra ngay giữa lòng Vatican. Sau bốn ngày làm việc, các giám mục và những chuyên gia của các ngài đã tham dự Kinh Truyền Tin ở quảng trường Thánh Phêrô.Cuối giờ Kinh,Đức Thánh Cha đã chào và cám ơn các Vị vì sự cống hiến to lớn cho chủ đề mang tính thời sự vao nầy”.

 

MỤC VỤ CHO NGƯỜI KHIẾM THÍNH

(VIS 17.11) Gần cạnh văn phòng báo chí Toà Thánh,ngày 17.11 đã giới thiệu Hội Nghị Quốc Tế lần thứ XXIV “Effatà! Người khiếm thính trong đời sống Giáo Hội”, sẽ diễn ra từ 19 đến 21.11, do HĐ. Giáo hoàng về Mục Vụ Y Tế. Có 278 triệu người chịu khiếm khuyết thính giác nầy,trong đó 59 triệu người hoàn toàn điếc và 80% người khiếm thính là ở trong các vùng chậm phát triển. Giáo Hội có 1 triệu người điếc,gặp nhiều khó khăn trong việc tham dự đúng đắn việc thực hành đạo. Hội nghị nầy sẽ có 498 người tham dự,trong đó có 89 người khiếm thính, nhằm mục đích giúp người khiếm thính hội nhập tốt hơn. Ba ngày hội nghị được bố trí theo những khía cạnh khác nhau của vấn đề nầy,sẽ bàn về những người khiếm thính “giữa quá khứ và hiện tại”, về “thế giới tâm lý học của người khiếm thính”, về “những khiá cạnh y học tính vô thanh” và về “những kinh nghiệm của thế giới người khiếm thính”. Ngày 20.11,ngày bàn về “Gia đình và những người khiếm thính” và về ‘mục vụ cho người khiếm thính”, Đức Thánh Cha sẽ tiếp kiến họ. Công việc sẽ kết thúc ngày 21.11 bằng một tổng hợp những bài thuyết trình và thảo luận một báo cáo đúc kết. Trong những người tham dự, có linh mục Cyril Axelrod, bị khiếm thính lẫn khiếm thị. [Ngày 11.02.2010 sẽ kỷ niệm 25 năm thành lập HĐ Giáo Hoàng về y tế]

 

TƯƠNG LAI ANH GIÁO ‘HỖN ĐỘN VÀ BẤT ĐỊNH”.

(CathNews 18.11)  TGM Canterbury Rowan Williams nói trong một bài giảng tuần qua,ngày lễ Các Thánh [là trung tâm nỗi bật của việc phượng tự Anh giáo ở nước Anh], nhân kỷ niệm 150 năm cung hiến thánh đường Luân Đôn rằng tương lai Anh giáo ‘hỗn độn và bất định”,khi có nhiều linh mục đã lập gia đình định rời bỏ để gia nhập GH Công giáo La Mã. Tớ Telegraph Liên Hiệp Anh trích dẫn lời ngài :”Thiên Chúa biết những gì tương lai nắm giữ”. Trong một cố gắng đến với các linh mục Anh giáo vốn chưa chắc chắn sẽ chọn theo đâu, TGM Williams cho biết vẫn có thể “ hướng dẫn cuộc sống sự thánh thiện Công giáo ngay cả trong cộng đồng Toà Canterbury…Thánh đường nầy, với vị thế rất đặc biệt của nó trong lịch sử GH nước Anh, là một mặt nhỏ nhưng đầy ý nghĩa của mầu nhiệm và quà tặng vĩ đại ấy. Và những khi tương lai dường như hỗn độn và bất định hơn bình thường, thì nó gây thương tổn chỉ đơn thuần để nói lời tạ ơn”.

 

ĐỨC HNG Y KASPER NÓI ĐIU KHON CHO TÍN ĐỒ ANH GIÁO KHÔNG PHN [TINH THN] ĐẠI KT.

(CNS 17.11) ĐHY Walter Kasper, chủ tịch HĐ Giáo Hoàng về Xúc Tiến Hiệp Nhất Kitô hữu, nói cuộc thăm viếng Vatican của TGM Rowan Williams,đứng đầu GH Anh giáo, vào các ngày 19 – 22.11, “chứng tỏ cho thấy rằng không có tuyệt giao nào và tái khẳng định ước ao chung của chúng ta đàm đạo với nhau ở vào thời khắc quan trọng về mặt lịch sử nầy”. Việc thiết lập các cơ cấu đặc biệt cho tín đồ Anh giáo muốn gia nhập hiệp thông trọn vẹn với GH Công giáo La Mã tuyệt đối không phải là một dấu chỉ kết thúc đối thoại đại kết với GH Anh giáo. TGM Williams dự tính phát biểu tại một hội nghị co văn phòng ĐHY Kasper tài trợ và sẽ gặp riêng Đức Thánh Cha ngày 21.11.  Trả lời cuộc phỏng vấn đăng trong Osservatore Romano số ra ngày 15.11, ĐHY Kaspr nói điều khoản do Đức giáo hoàng ban không hề phản đại kết. Ngài nói : “Cho rằng – như một số nhà bình luật đã nói - Đức Thánh Cha đưa ra quyết định nầy chính là để ‘mở rộng đế quốc của Người “ là kỳ cục. Ta hãy kết nối các sự việc. Một nhóm tín đồ Anh giáo tự do và hợp pháp yêu cầu được gia nhập Giáo Hội Công giáo.Đó không phải là sáng kiến hành động của chúng tôi”.

 

MẶC CHO ĐỨC THÁNH CHA KÊU GỌI , CÁC NƯỚC KHÔNG HỨA CHẤM DỨT NẠN ĐÓI VÀO NĂM 2025.

(CWNews 17.11) Mặc dù Đức Thaáh Cha biển-Đức XVI kêu gọi khẩn thiết ‘để chiến thắng cuộc chiến chống nạn đói và suy dinh dưỡng trên thế giới càng mau càng tốt’, những người tham dự hội nghị thượng đỉnh F.A.O đã đưa ra khỏi ngôn ngữ tuyên bố đúc kết những gì lẽ ra được hứa nhằm chấm dứt nạn đói vào năm 2025. Tổng giám đốc F.A.O Jacques Diuof chí trích mạnh mẽ các đại biểu vì đã thất bại cam kết 17% mọi viện trợ nước ngoài cho nông nghiệp [ Tổng Thư Ký LHQ Ban Kimoon và TGM F.A.O đã tuyệt thực 24 giờ để kêu gọi]

 

VATICAN GỢI Ý CẢI TỔ QUYỀN PHỦ QUYẾT (VETO) LIÊN HIỆP QUỐC

(CWNews 17.11) Vatican đã kêu gọi cải tổ việc sử dụng quyền phủ quyết tại LHQ. Phát biểu với Đại hội đồng trong quyền hạn quan sát viên thường trực của ngài, Đức TGM Celestino Migliore nói rằng quyền phủ quyết do 5 nước nắm giữ thường xuyên gây cản trở cho giải pháp “của những vấn đề chủ chốt cho hoà bình và an ninh quốc tế,do vậy đã kéo dài mãi những vi phạm tự do và nhân phẩm”. Thừa nhận rằng sẽ không thực tế khi trông chờ năm quốc gia từ bỏ quyền phủ quyết của họ, Đức TGM gợi ý một cuục cải tổ “tối cần vao một thời buổi mà chúng ta kinh nghiệm nghịch lý tỏ tường của sự đồng thuận đa phương tiếp tục gặp nguy cơ,vì nó vẫn bị thuộc vào quyết định của một số nhỏ”.

 

Do BTGH tổng hợp và chuyển ngữ

 

 

 


Về Trang Mục Lục