Tổng Hợp

TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

(TUẦN LỄ TỪ 16.11 ĐẾN 22.11.2009 - CUỐI TUẦN)

 

TGM CANTERBURY CẦN ĐƯỢC ĐOAN CHẮC LẦN NỮA VỀ KẾ HOẠCH CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG

(CWNews 18.11) ĐHY Walter Kasper,chủ tịch Hội Đồng Gaío hiàng (HĐGH) về Hiệp Nhất Kitô Giáo, đã tiết lộ rằng ngài đã nhận một cuộc điện đàm trễ ban đêm từ TGM Canterbury, người khẩn cấp yêu cầu được đoan chắc lần nữa khi TGM nghe về kế hoạch của Đức Thánh Cha công bố một tông hiến để lo liệu cho các tín đồ Anh giáo muốn gia nhập Hội Thánh Công giáo. ĐHY Kasper nói rằng ngài đã đưa ra lời đoan chắc lại nầy và TGM Rowan Williams ‘trả lời với tôi rằng với ngài, lời xác nhận nầy là một thông điệp rất quan trọng”. ĐHY Kasper, người bình thường có trách nhiệm đầu tiên về những vấn đề đại kết, cho tờ Osservatore Romano biết rằng khi những tín đồ Anh giáo tiếp xúc với ngài để hy vọng trở thành Công giáo, thì Ngài đã chuyển họ đến Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, vì các yêu cầu của họ liên quan đến các vấn đề tín lý. Vì thế Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin nghiên cứu saọn thảo tông hiến nầy và văn phòng của ngài thỉnh thoảng góp vào những gợi ý. Khi Vatican loan báo kế hoạch của Đức Thánh Cha ngày 20.10, ĐHY Kasper đã không tham dự cuộc họp báo. Khi ấy ngài đang ở đảo Chypre để thương thảo với các nhà lãnh đạo Chính thống. Đức Hồng Y nói ở Chypre cũng vậy, ngài đã được yêu cầu đưa ra những lời đoan chắc lại rằng tông hiến nầy không phải là một dấu chỉ “của một chủ nghĩa duy duy nhất” (Duy duy nhất – Uniatism – là một từ có nghĩa ‘xấu’được các nhà lãnh đạo Chính Thống dùng để mô tả tiến trình nhờ đó các thành viên của một số giáo hội Đông phương được chào đón về lại hiệp thông với Toà Thánh)

 

HOA KỲ : CÔNG BỐ THƯ MỤC VỤ VỀ HÔN NHÂN,LẾN ÁN NGỪA TRÁNH THAI, KẾT HỢP ĐỒNG TÍNH

(CPO Info 18.11) Các giám mục Hoa Kỳ đã công bố một thư mục vụ dày 60 trang về hôn nhân,đưa ra một cái nhìn tổng quan về giáo huấn Công giáo về bí tích nầy,đồng thời đề cập đến những thách thức đặt ra do việc ngừa tránh thai, kết hợp đồng giới, ly dị và sống chung [trước hôn nhân]. Bản thảo của văn kiện nầy được các nhà lãnh đạo phong trào bảo vệ sự sống ca ngợi, đã trải qua gần 100 thay đổi trước khi được thông qua với tỷ lệ phiếu bầu 180 trên 45. Chẳng hạn, trong lãnh vực ngừa tránh thai – trích dẫn tông thư Humanae Vitae bảy lần -  câu “đây là một hành động xấu nội tại” đã được đổi lại và khai triển để thành :”Điều nầy sai lầm về mặt khách quan trong và về chính nó và chủ yếu đối nghịch với kế hoạch của Thiên Chúa đối với hôn nhân và sự phát triển thích hợp của con người. Nó làm cho hành vi giao hợp có ý nghĩa, hoặc diễn đạt một điều gì đó í hơn là sự tự trao tặng không hạn chế được mong đợi trong những lời thề hứa hôn nhân.Câu chủ chốt của ab3n thảo lên án sự công nhận hợp pháp những kết hợp đồng tính vẫn không có gì thay đổi. Việc công nhận hợp pah1p những kết hợp đồng tính đặt ra một đe doạ đa diện cho chính cơ cấu xã hội, đánh mạnh vào nguồn từ nơi đó xã hội và văn hoá đến và vốn được xã hội và văn hoá phục vụ. Một sự công nhận như thế tác động đến mọi người, đã kết hôn hoặc chưa kết hôn, không chỉ ở mức độ căn bản của điều thiện cho các phối ngẫu, của con cái, phẩm giá tự bản chất của mỗi con người và công ích, mà còn ở mức độ giáo dục,khả năng sáng tạo và ảnh hưởng của văn hoá và tự do tôn giáo.

 

GIÁO HỘI HÀN QUỐC : ĐỂ CHẤM DỨT NẠO PHÁ THAI,CHÚNG TA PHẢI THAY ĐỔI XÃ HỘI

(AsiaNews 18.11) Uỷ Ban Đạo Đức Sinh Học thuộc HĐGM Hàn quốc đã ra một tuyên bố ủng hộ một chiến dịch chống nạo phá thai do một nhóm bác sĩ dũng cảm tung ra,do họ chống lại việc làm như vậy. ĐGM Gabriel Chang Bong-hun, giáo phận Cheongju,chủ tịch uỷ ban,cho biết : Tuyên bố nầy  kêu gọi dân chúng tham gia vào các nỗ lực nhằm chấm dứt một trong những tai hoạ xấu xa nhất thời đại chúng ta : “Chúng tôi hy vọng rằng quyết định của họ sẽ đem đến cho xã hội chúng ta một cơ hội để xây dựng một nền văn hoá sự sống và vượt thắng một khuynh hướng xem nhẹ sự sống con người”. Quan ngại về sự lạnh nhạt hờ hững như thế lá hết sức quan trọng liên hệ đến nạo phá thai bất hợp pháp, một thực ảnh tác động mọi nhóm xã hội (nhưng đặc biệt có tỷ lệ cao trong các cộng đồng nông thôn). Dưới luật hiện hành, việc nạo phá thai tuyển chọn giới tín là bất hớp pháp,nhưng tục lệ luôn muốn có con trai đầu. Chính vì thế mà nhiều đôi vợ chồng sử dụng việc nạo phá bất hợp pháp những thai nữ khoẻ mạnh. Theo những con số gần đây do chính quyền đưa ra, con số nạo phá thai nằm vào khoảng từ 342.000 đến 440.000 vào năm 2005. Một tổ chức phi chính phủ Kitô giáo cho biết năm nay con số nạo phá thai vào khoảng 380.000. Nhằm chấm dứt nạn sát sinh nầy, Uỷ ban Đạo Đức Sinh Học muốn chính quyền bảo vệ sự sồng của công dân. Mọi luật lệ tạo dễ dãi cho nạo phá thai phải bị hủy bỏ. Chính phủ cũng phải giúp đỡ các bác sĩ chống đối nạo phá thai và chăm sóc các trẻ chưa sinh hơn là hành động ngược lương tâm của họ. Tuy nhiên,tất cả những điều nầy sẽ thành số không nếu không có thay đổi não trạng trong xã hội. Vì lý do nầy, “những nhóm người có trình độ phải trau đồi một ý thức bảo vệ sự sống trong thế hệ trẻ nầy”.  Đây là một cơ hội quan trọng và có lẽ là độc nhất ‘để đem gia đình về lại trung tâm mọi sự và loại bỏ thực tạị nạo phá thai nầy”.

 

GIA NHẬP CUỘC BIỂU TÌNH NGỒI ĐỂ CHẤM DỨT PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ CHỐNG TIỆN DÂN KITÔ HỮU

(CWNews 18.11) Hơn một tá giám mục Công giáo Ấn Độ, gồm cà tổng thư ký HĐGM, đã gia nhập với 3.000 nhà hoạt động tầng lớp tiện dân (dalit) Kitô hữu trong một cuộc biểu tình ngồi gần quốc hội toàn Ấn ở New Delhi vào ngày 18.11, yêu cầu chấm dứt ngay việc phân biệt đối xử chống lại nhũng người thuộc tầng lớp dalit Kitô hữu. [ Dalit, từ ngữ có nghĩa đen là ‘bị chà đạp,khinh rẻ - ám chỉ những đẳng cấp thấp nhất trong xã hội Ấn Độ truyền thống, còn được gọi là ‘tiện dân’, vì đụng vào họ sẽ ra ô uế]. Trong quá khứ, những người nầy – ‘tiện dân’- bị buộc phải kiến sống bằng làm những việc thấp hèn nhất. Gần đây hơn,chính phủ đã cho được giáo dục miễn phí và ấn định số ghế trong chính phủ cho người dalits trong một nỗ lực nhằm cải thiện tình trạng kinh tế xã hội của họ. Tuy vậy, trong khi những chương trình nầy có hiệu lực với người dalits theo Ấn giáo, Sikh và Phật giáo, thì người dalits Kitộ giáo không được hưởng gì, mặc dù tất cả mọi người dalits đề chịu chung một lịch sử bị làm dụng và bị phân biệt đối xử như nhau và dalit  Kitô hữu chiếm khoảng hai phần ba dân số dalit Ấn Độ. Cuộc biểu tình ngồi hôm nay, kéo dài 4 giờ, là nhằm gợi chút ý đến lời phản đối nầy. Các bộ trưởng lên bang đã đưa ra “lời bảo đảm tích cực” với các nhà hoạt động dalit.

 

CHUYẾN THĂM CỦA ĐỨC HỒNG Y ĐẾN MỄ-DU LÀM SỐNG LẠI CÂU HỎI VỀ GIÁO HỘI PHÊ CHUẨN

(CWNews 17.11) Những dự tính của ĐHY Christoph Schinborn thăm viếng Mễ-Du (Medjugorje) vào tháng 12 đã làm dấy lên những câu hỏi về thái độ của các chức sắc Giáo Hội liên quan đến cái được cho là những lần Đức Mẹ hiện ra ở đó. Nhưng một phát ngôn nhân của ĐHY nhấn mạnh rằng Đức TGM giáo phận Vienne sẽ làm một chuyến viếng thăm “hoàn toàn có tính cách riêng tư’.Các đấng bản quyền Giáo Hội sở tại ở Bosnia-Herzegovina từ lâu đã bày tỏ nghi ngờ về tính công khai quanh những lần hiện ra của Đức Trinh Nữ Maria và năm nay ĐGM Ratko Peric của giáo phận Mostar đã đặt ra những giới hạn chặt chẽ về các sinh hoạt ở vùng nầy,cho rằng các báo cáo không “đáng tin”. Những người ủng hộ các  “thị nhân” đã trích dẫn cuộc viếng thăm được dự tính của ĐHY Schonborn – nguyên là sinh viên và đồng minh thân cận của Đức Biển- Đức XVI và biên tập chính cuốn Giáo Lý Hội Thánh Công giáo – như là bằng chứng rằng các chức sắn hàng đầu của Giáo Hội có cái nhìn khác. Phát ngôn nhân của ĐHY nhấn mạnh rằng không hề có một thông điệp như thế ngụ ý trong chuyến viếng thăm nầy. ĐHY Vinko Puljic giáo phận Sarajevo đã nói ngài hy vọng Vatican sẽ có một tuyên bố về ‘hiện tượng Mễ-Du” trong tương lai gần. Các giới chức Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin được đưa tin là đã chỉ ra rằng Vatican ủng hộ mạnh mẽ những tuyên bố của các giám mục địa phương

 

SẮC LỆNH PHONG ‘ĐẤNG ĐÁNG KÍNH” CHO ĐỨC GIOAN PHAOLÔ II ĐỆ TRÌNH ĐỨC THÁNH CHA

(CathNews 19.11) Những tin tức nói Thánh Bộ Phong Thánh đã thông qua một bản thảo sắc lệnh để đệ trình Đức giáo hoàng Biển-Đức xin công nhận ‘các nhân đức anh hùng” của Cố giáo hoàng Gioan-Phaolô II và tuyên bố Người là “Đấng Đáng Kính”. ABC News đưa tin : Các quyết định của Thánh Bộ không được loan báo công khai theo lệ thường, nhưng các nguồn Vatican cho biết Thánh Bộ nầy đã chấp thuận tiến trình phong Chân phước để tiếp tục sau một ngày thảo luận và một cuộc bỏ phiếu nhất trí. Quyết định nầy của Thánh Bộ Phong Thánh sẽ được gửi cho Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI, người phải ký sắc lệnh xác nhận nầy.

 

ĐỨC THÁNH CHA TIẾP KIẾN BÀ THỦ TƯỚNG BANGLADESH

(ZENIT 18.11) Đức Thánh Cha đã tiếp kiến hôm nay,sau buổi triều yết chung, Bà Sheikh Hasina,thủ tướng cộng hoà nhân dân Bangladesh, người sau đó đã gặp ĐHY Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone và thư ký quan hệ đối ngoại,ĐGM Dominique Mamberti. Một thông cáo của Toà Thánh cho biết các cuộc đàm đạo rất thân mật, cho phép trao đổi các quan điểm về tình hình hiện tại ở Bangladesh, những thách đố chính đang chờ đợi đất nước nầy. Hai bên cũng đã đề cập đến những nỗ lực thúc đẩy một xã hội luôn cởi mở hơn và tôn trọng nhân quyền của mọi công dân”. Hai bên cũng đã gợi lại những tiếp xúc đều đặn giữa nhà cầm quyền dân sự và nhà cầm quyền Giáo Hội Công giáo và sự cống hiến tích cực và được đánh giá cao của GH Công giáo trong việc thăng tiến con người và đóng góp vào đời sống xã hội Bangladesh, qua các hoạt động ngành giáo dục, y tế và viện trợ”.{Bangladesh : 144 triệu dân;nưóc đông Hồi giáo thứ ba – 130 triệu; 400 ngàn Kitô hữu)

 

ĐỨC THÁNH CHA TIẾP KIẾN TỔNG THỐNG NƯỚC BURUNDI

(ZENIT 18.11). Văn phòng báo chí Toà Thánh đã loan tin trong một thông cáo : Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI đã triều yết tổng thống cộng hoà Burundi,Pierre Nkurunziza,45 tuổi, ngày 17.11 ở Vatican. Trong cuộc hội kiến diễn ra trong bầu khí thân tình, nhiều chủ đề hai bên cùng quan tâm đã được đề cập,như là tầm quan trọng của đối thoại và tôn trọnh nhân quyền như những yếu tố nền tảng để xây dựng một xã hội vũng chắc và hướng tới hạnh phúc cho mọi công dân”. Ngoài ra,thông cáo nhắc lại rằng hai bên cùng nói tới sự dấn thân của Giáo Hội trong việc đóng góp vào  sự phát triển toàn diện đất nước Burundi,trong lãnh vực tinh thần cũng như trong lãnh vực giáo dục,ý tế, nhân bản xã hội. Vì thế “một hiệp ước được mong đợi,sẽ xác định và bải đảm quy chế pháp lý của Giáo Hội và hoạt động của Giáo Hội trong đất nước nầy”. Sau buổi triều yết, tổng thống Burundi đã hội kiến với ĐHY Quốc Vụ Khanh Bertone và ĐGM Mamberti [Burundi có 9 triệu dân; 62% là Công giáo]

 

NHẬT BÁO VATICAN NHẮC LẠI KỶ NIỆM 50 PHIM BEN HUR

(CNA 18.11) Tờ Osservatore Romano đã đăng nhiều bài viết trong số ra ngày 17.11 để kỷ niệm 50 năm bộ phim Ben Hur được công chiếu ngày 18.11.1959,với diễn viên Charlton Heston thủ vai Ben Hur,do đạo diễn William Wyler,người đã tạo ra một kịch bản thoát khỏi sự thô vụng nặng nề của bản gốc do Lew Wallace viết năm 1880 và là phim đầu tiên nhận được 11 Oscar. Tờ Osservatore Romano nói bộ phim nầy cũng sẽ được nhớ đến vì sử dụng những hiệu ứng và kỹ xảo điện ảnh đặc biệt tiên tiến nhất thời ấy và sách của Lew Wallace cũng trở thánh best-seller trên toàn thế giới trong nhiều năm liền,làm cho tác giả có được tiếng tăm mà rất ít tác giả có được. Wallace không chỉ dừng lại ở tiểu thuyết lịch sử hiện đại,mà ông làm mọi người ngạc nhiên khi cũng nghiên cứu sâu về nhân chủng học văn hoá. Osservatore Romano cũng ca ngợi diễn viên Heston,người đã kết hôn 64 năm,- một kỷ lục đối với Hollywood, - với Marie Clarke và họ có hai con.

NHỮNG NGUYÊN TẮC CHỈ ĐẠO THIẾT LẬP CHO CÁC BỆNH NHÂN SỐNG TÌNH TRẠNG THỰC VẬT.

(CNA 18.11) Trong Đại Hội Đồng Mùa Thu tuần nầy, HĐGM Hoa kỳ đã phr6 chuẩn ac1c nghuyên tắc chỉ đạo được duyệt lại đối với việc trợ giúp y khoa trong nuôi ăn và cho thở, nhất là đối với những bệnh nhân sống trong tình trạng thực vật. Việc duyệt xét Các Các Chỉ thị Đạo Đức Học và Tôn giáo đối với các dịch vụ y tế Công giáo được thông qua với 219 phiếu thuận và 4 phiếu chống,cùng một phiếu trắng. Chỉ thị đã được duyệt xét lại lưu ý tới các giáo huấn của Cố giáo hoàng Gioan-Phaolô II và của Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin và nhận định bằng những từ ngữ mạnh mẽ về sự cần thiết phải cung cấp thức ăn và nước uống cho các bệnh nhân trong tình trạng đời sống thực vật dai dẳng, kể cả với sự trợ giúp của y khoa cho những ai không thể dùng thức ăn bằng miệng. Hội nghị cũng đã nêu lại trường hợp của Terry Schiavo qua đời năm 2005 vì bị cất ống ăn.

 

CÁC NHÀ THỜ CHÍNH TOÀ LỚN THỜI TRUNG CỔ LÀ  “NHỮNG PHO KINH THÁNH BẰNG ĐÁ”

(CWNews 18.11) Trong buổi triều yết đều đặn hằng tuần vào ngày 18.11, Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI đã nói về sự nở rộ rộng lớn của nghệ thuật Kitô giáo trong thời Trung Cổ và nhất là những sáng tạo nghệ thuật cao thượng nhất của toàn thể nền văn minh : các nhà thờ chính toà”. Phát biểu với khoảng 8.000 người trong đại sảnh Phaolô VI,Đức Thánh Cha nói rằng sự lớn mạnh của phong trào sống tu viện đã giúp phát động một thời kỳ kiến trúc Kitô giáo vĩ đại, mà đỉnh điểm là việc xây dựng những nhà thờ theo phong cách Gô-tíc ở Châu Âu vào thế kỷ 12 và 13. Những tòa nhà nầy ‘cho thấy một tổng hợp giữa đức tin và nghệ thuật,được diễn đạt một cách hài hoà qua ngôn ngữ Thẩm Mỹ phổ quát và quyến rũ. Chúng là những ‘pho Kinh Thánh bằng đá”. Người nói lên hy vọng rằng Kitô hữu thế kỷ 21 có thể ‘tái khám phá con đường Cái Đẹp nầy như một trong những lối đi – có thể là hấp dẫn và quyến rủ nhất - để gặp được Thiên chúa và yêu mến Người”.

 

‘ÁN TỬ HÌNH BỊ CẤM Ở NGA”

(ZENIT 19.11) Đó là tựa đề của tờ Osservatore Romano số ra ngày 20.09.2009,chào mừng quyết định nầy trong bản in tiếng Ý. Toà Án hiến pháp Moscou quả thật đã phán quyết rằng án tử hình sẽ không còn được áp dụng, ngay sau khi hết thời hạn tạm ngưng,vào ngày 01.01.2010. Nước Nga đã ký năm 1996 một nghị định thư ( NĐT số 6) của Hiệp Định Châu Âu về các quyền con người liên quan tới việc bãi bỏ án tử hình. Toà Thánh biện hộ một cách đều đặn chống lại án tử hình và đức Thánh Cha biển-Đức XVI cũng như Đức Gioan-Phaolô II, thường xuyên đều đặn xin ân xá án tử,qua đường ngoại giao. Ở Roma, hí trường Colisée được tắp sáng sực suốt đêm khi có một quốc gia từ bỏ án tử hình hoặc quyết định tạm hoãn các vụ hành quyết.

 

BỔ NHIỆM MỚI

(VIS 19.11) Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm :

+ Làm cố vấn Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin : ĐGM Manuel Monteiro de castro, thư ký Thánh Bộ Các Giám mục, và ĐGM Jean Louis Bruguès, thư ký Thánh Bộ Giáo

    Dục Công giáo.

+ Làm ủy viên Uỷ Ban thần học quốc tế, ngài John C.Cvadini, giáo sư tại Đại Học Notre Dame ở South Bend,Hoa kỳ.

 

HÀN QUỐC : VẤN ĐỀ HÔN NHÂN LÔI KÉO CÁC LINH MỤC CÔNG GIÁO GIA NHẬP ANH GIÁO

(UCAN 19.11) Giáo Hội Công giáo ở Hàn quốc đã mất 4 linh mục cho Anh giáo trong những năm vừa qua,và hôn nhân được kể ra là lý do quan trọng nhất. LM Anh giáo Peter Lee Kyong-nae, bản thân cũng từng la 2một chủng sinh Công giáo, nói :” Họ muốn vừa được kết hôn đồng thời phụ vụ với tư cách mục tử”. Ông nói : Hai linh mục Công giáo nữa cũng đang chuẩn bị để trở thành linh mục Anh giáo. Trong khi tiếng ồn trong Giáo Hội khắp thế giới liện quan đến quyết định của Đức Giáo Hoàng tạo điều kiện cho tín đồ Anh giáo trở lại Công giáo, thì ở Hàn quốc có một phong trào làm ngược lại. UCAN đã tiếp xúc với hai cựu linh mục Công giáo nầy, nhưng họ không muốn bình luận về quyết định của họ. Không khó cho các linh mục Công giáo gia nhập hàng giáo sĩ Anh giáo, cho dù họ phải trải qua một tiến trình kiểm tra và nghiên cứu thần học trong một năm. Luật độc thân linh mục là một chủ đề thảo luật nóng, sau khi Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI gần đây đã tạo điều kiện dễ dàng cho tín đồ Anh giáo gia nhập Giáo Hội Công giáo. Trong tông huấn “Anglicamorum Coetibus” (Với các nhóm tín đồ Anh giáo) do Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin công bố ngày 09.11, thì các linh mục Anh giáo đã có gia đình được phép thụ phong linh mục công giáo ‘xét từng trường hợp một”. Nhưng chỉ có các giám mục độc thân mới được phép tấn phong làm Giám mục Công giáo. Theo “Các tiêu chí bổ sung’ kèm theo tông huấn nầy, các linh mục Công giáo đã trở thành tín đồ Anh giáo, sẽ không còn được gia nhập ‘các hạt tòng nhân” - những pháp nhân mới của Giáo Hội dành cho các tín đồ Anh giáo muốn gia nhập vào Hội Thánh Công giáo - với tư cách là các linh mục. Anh giáo Hàn quốc tương đối tự do về những vấn đề như thế, nhất là việc truyền chức nữ giới và đã có 14 nữ linh mục tính từ năm 2001.Hiện nay Anh giáo Hàn quốc có 195 linh mục và 3 giám mục coi sóc 50.000 tín đồ trong ba địa phận.

 

TỔNG GIÁM MỤC NGƯỜI SYRI LẦN RA DẤU VẾT VIỆC BÁCH HẠI CÁC KITÔ HỮU IRAQ TRONG KINH CORAN

(CWNews 20.11) Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Roma, Đức TGM Công giáo người Syri Jules Mikhael Al-Jamil, giám mục phụ tá giáo phận Antiôkia, đã cho các phóng viên biết rằng việc bách hại và phân biệt đối xử mà các Kitô hữu Iraq gánh chịu rút cuộc có nguồn gốc không phải trong các hành động của chính phủ,nhưng là trong một nền văn hoá được Coran truyền cảm hứng. Ngài nói thêm rằng Ngài chống lại việc thành lập một vùng lõm quanh Ninivê và rằng “Giáo hội phải là sự hiện diện của Chúa Kitô trên đất nước Iraq. Nếu chúng ta, các Kitô hữu, chạy trốn khi gặp thời buổi khó khăn nầy, chúng ta không làm những chứng nân cần thiết cho đức tin. Và nếu các thế hệ nầy bị mất gốc, thì rồi chúng sẽ chẳng bao giờ còn quay lại nữa”.

 

ANH : LUẬT ‘BÌNH ĐẲNG’ CÓ THỂ THÚC ĐẨY CÁC QUAN CHỨC NGƯNG CÁC LỄ MỪNG GIÁNG SINH

(CWNews 20.11) Trong một thông điệp gửi các thành viên quốc hội, tổng thư ký HĐGM Anh và xứ Wales đã cảnh báo một ‘đạo luật Bình đẳng’ chưa đệ trình,sẽ có thể dẫn đến việc bãi bỏ các lễ mừng Kitô giáo, gồm cả các lễ hội Giáng Sinh. ĐGM Andrew Summersgill lưu ý rằng ngay luật lệ hiện có cũng đã thúc đẩy một số quan chức ngưng một số lễ mừng Giáng Sinh. Ngài đưa ra lý lẽ rằng “ chúng ta đã thấy sự phát triển của một nền văn hoá ẩn nguy cơ chống đối với những kết quả là những báo cáo kỳ cục của một chức trách địa phương ra chỉ thị cho các củ nhà phải hạ xuống những chiếc đèn Giáng Sinh trong trường hợp chúng làm phiền các hàng xóm theo đạo Hồi hoặc như các nhà chức trách tháo bỏ chữ Giáng Sinh,để không còn ai ngoài các Kitô hữu bị nhạy cảm nữa”.

 

CÁC GIÁM MỤC ĐÀI LOAN KÊU TOÀN ĐẢO QUỐC TRỞ LẠI ĐỨC TIN CÔNG GIÁO

(CWNews 20.11) Nhân dịp Đài Loan kỷ niệm 150 năm truyền giáo, một Giám Mục lỗi lạc đã kêu gọi toàn đảo quốc trở lại đức tin Công giáo. ĐGM Peter Liu Cheng-chung giáo phận Kaohsiung - vị tiền nhiệm là một hồng y và giáo phận ngài có bề dày lịch sử nhất nước – nói rằng “ sau 150 năm nỗ lực, chúng ta đã có vụ mùa tương đương 1,3 % và nhìn trước có dòng lũ 23 triệu đồng hương để thoả cơn khát của Chùa Kitô… Vì vật chúng ta phải ‘vững vàng trong cùng một tinh thần” và đồng tâm nhất teí chiến đấu vì đức tin của Tin Mừng”. Đức giáo hoàng Piô XII đã thiết lập hàng Giáo Phẩm Đài Loan năm 1952;Hiện có 691 linh mục,84 chủng sinh và 1065 nữ tu, với tất cả chỉ có 306.000 tín hữu Công giáo.

 

HÒM ĐỰNG “THÁNH GIÁ THẬT” ĐƯỢC PHỤC CHẾ

(CathNews 20.11) Một hòm đựng thánh tích thế kỷ VI vừa được phục chế được cho là đã đựng những nhỏ của cây Thâp Tự Giá trên đó Chúa Giêsu đã bị đóng đinh, đang được trưng bày tại Đền thờ thánh Phêrô.AP đưa tin : Ngày 19.11,Vatican cho thấy Crux Vaticana (Thập Giá Vatican) đã được phục chế. Đó là một viên ngọc khảm thập giá bằng vàng cao khoảng 30 cm, quà tặng của hoàng đề Byzantin,Justin II cho dân Roma vào thế kỷ thứ VI, chứa đựng những cái mà truyền thống cho là những mảnh vỡ bên trong Thánh gía Chúa Giêsu. Việc phục chế nầy sử lại công việc vá víu vụng về vào thế kỷ 19,đe doạ làm gặm mòn tác phẩm nầy, khi thay thế những viên ngọc màu sáng lấp lành bằng những viên ngọc to và không hoàn hảo. Hiện nay một vòng 12 viên ngọc bao quanh thánh tích và những viên ngọc quanh trên đầu thập giá nay xen lẫn cách quảng với những viên ngọc lục bảo và ngọc bích.Tờ Telegraph nói : Dù có những mảnh thập giá Chúa Kitô trong các thánh đường khắp trên thế giới, Crux Vaticana được coi là thánh tích cổ nhất.

 

 

PHÁN QUYẾT TOÀ ÁN CHÂU ÂU LÀM DẤY LÊN QUAN NGẠI VỀ TỰ DO TÔN GIÁO

(CWNews 20.11) Toà Án Châu Âu về Nhân Quyền - bị chỉ trích gay gắt vì phán quyết rằng nước Ý không được trưng bày các ảnh chuộc tội trong các toà nhà công cộng – cũng đã công bố một phán quyết gây tranh cãi về quyền  tín hữu các tôn giáo tuyên bố họ là những người phản đối theo lương tâm. Derek Brett đưa ra lý lẽ trong một bài bình luận cho Hãng tin Forum 18 News : Phủ nhận trường hợp một tín đồ phái Chứng Nhân Giêhovah từ chối nghĩa vụ quân sự ở Armenia, Toà án nầy không đếm xỉa đến những hàm ý tự do tôn giáo của trường hợp nầy. Phán quyết nầy cũng đẩy Toà án Châu Âu về Nhân Quyền vào thế xung đột với những tiêu chuẩn quốc tế có trước đó liên quan đến các quyền và bổn phận của những người phản đối lương tâm.

 

LẦN ĐẦU TIÊN TRONG LỊCH SỬ DÒNG THÁNH LINH, TỔNG TU NGHỊ DIỄN RA Ở PHI CHÂU

(Fides) Dòng được sáng lập năm 1703. Bề Trên Tổng Quyền,với sự đồng ý của ban cố vấn, đã quyết định tiếp đón ở Tanzania tổng tu ngị sắp tới sẽ diễn ra từ 24.06 đến 22.07.2012. Trong kỷkỳ họp Hội đồng mở rộng mùa hè 2008, người ta đã quyết định mừng biến cố trọng đại nầy tại Phi Châu. Sau đó,những khả năng khác nhau đã được xem xét : nơi chốn được chọn phải bảo đảm an ninh nhất định, có  những phương tiện truyền thông và chuyên chở tốt và khôn có những khó khăn đặc biệt với giấy thông hành. Sau khi đã gửi một bản câu hỏi tới 8 tình Dòng Phi Châu của các thừa sai Dòng Thánh Linh, quyết định tổ chức Tổng Công Nghị 2012 sẽ là tại Tanzania.Địa điểm chính xác sẽ thống báo vào tháng Giếng năm tới. Dòng Thánh Linh,mà thành viên được biết đến dưới tên Thừa Sai Dòng Thánh Linh, được thầy phó tế người Pháp Poullart des Places, qua đời năm 30 tuổi, hai năm sau khi thụ phong linh mục, sáng lập năm 1703. Từ 02.10.2009 đến  02.10.2010, Dòng sống một năm đặc biệt để tưởng nhớ 300 năm ngày mất của vị sáng lập. Theo Niên Giám Giáo Hoàng, Dòng hiện có 3.014 tu sĩ trong 720 cộng đoàn.

 

ĐỨC THÁNH CHA TIẾP KIẾN TỔNG THỐNG NƯỚC CỘNG HOÀ SURINAM

(H2O News 20.11) Đức Thánh Cha đã tiếp kiến tổng thống Runaldo Ronald Venetiaan tại Dinh tông đồ ở Vatican,sau đó tổng thống đã hội kiến với ĐHY Quốc Vụ Khanh Bertone. Các cuộc toạ đàm cho phép trao đổi quan điểm đầy kết quả về những chủ đề liên quan đến những sự kiện liên kết quốc tế và khu vực hiện nay. Hai bên cũng đã đề cập đến tình hình ở Surinam,nhất là những chính sách xã hội do chính phủ đưa ra, việc gìn giữ môi trường và những lãnh vực cộng tác giữa Giáo Hội và nhà nước Surinam.

 

HOA KỲ : KÊU GỌI DÂN MỸ ỦNG HỘ SỰ THÁNH THIỆN CỦA SỰ SỐNG,HÔN NHÂN ,TỰ DO TÔN GIÁO.

(CNA 20.11). Một liên minh chưa từng có hàng giáo sĩ, các nhà lãnh đạo cấp bộ và học giả Kitô giáo lỗi lạc đã thảo mộ tuyên ngôn dài 4.700 chữ đề cập đến sự thánh thiện của sự sống – hôn nhân – tự do tôn giáo. Tuyên bố nầy đưa ra ‘một lời kêu gọi vang dội” với các Kitô hữu,để họ trung thành gắn bó với những xác tín của họ và thông báo với các chức trách dân sự rằng những người ký tên vào tuyên ngôn sẽ không bao giờ ‘trong bất cứ hoàn cảnh nào”, rời bỏ lương tâm Kitô giáo của họ. Tuyên bố nầy, được gọi là “TUYÊN NGÔN MANHATTAN” đã được hơn 125 nhà lãnh đạo Công giáo, phái Truyển Giảng và Chính thống ký tên và sẽ được công bố đầy đủ tại một cuộc họp báo trưa nay tại Câu Lạc Bộ Báo Chí Quốc Gia ở Washington DC. Tuyên bố nói :”Chúng tôi là những Kitô hữu đã đến với  nhau vượt qua những dòng lịch sủ của những khác biệt về mặt giáo hội để khẳng định quyền của chúng tôi – và quan trọng hơn nữa,là để thấy chúng tôi buộc phải – nói và hành động bảo vệ những chân lý nầy. Chúng tôi đã hứa với nhau, và với những đồng đạo của chúng tôi, rằng không quyền lực nào trên thế gian, dù là văn hoá hay chính trị, có thể hăm doạ bắt ch1ung tôi im lặng hoặc phục tùng”. Họ giải thích : “ Chúng tôi nhìn nhận nhiệm vụ tuân theo luật pháp dù thích hay không, trừ khi những luật nầy bất cọng trầm trọng hoặc đòi buộc những ai lệ thuộc nó, phải làm điều gì đó bất công hoặc vô đạo đức…. Tuyên Ngôn Manhattan nầy là thành quả của nhiều tháng đối thoại giữa các nhà lãnh đạo Chính Thống,Công Giáo và Tin lành phái truyền Giảng Phúc Âm, mà cao điểm là một cuộc tụ họp của khoảng hơn 100 nhà lãnh đạo ở Thành phố new york ngày 28.09.2009. Những người tham dự đã xem xét một bản thảo ban đầu của “Tuyên Ngôn Manhattan, Một Lời Kêu Gọi Lương Tâm Kitô Giáo”, nhưng văn kiện nầy được giao cho một ủy ban soạn thảo gồm tiến sĩ Timothy George; tiến sĩ Robert P.George và nhà lãnh đại nỗi tiếng phái Truyền Giảng, Charles Colson. Những người kỳ tên giải thích rằng họ nói ra vì để ‘ bảo vệ những nguyên lý công bằng và công ích hiện đang bị tấn công” : “Chúng tôi sẽ trả cho César những gì thuộc về César một cách đầy đủ và hào phóng,nhưng sẽ không trả cho César những gì thuộc về Thiên Chúa trong bất kỳ hoàn cảnh nào’.

 

HÂN HOAN VUI CƯỜI LÀ YẾU TỐ CHỦ CHỐT CHO SỨC KHOẺ TINH THẦN LÀNH MẠNH

(CNS 21.11) Theo Cha Dòng Tên James Martin : HÂN HOAN là yếu tố chính cho sức khoẻ tinh thần lành mạnh và HÀI HƯỚC là một dụng cụ để rao giảng Tin Mừng, cho sự khiêm tốn,niềm nở và hoà giải. Bài nói chuyện của ngài :” Cười vui với Chúa : Hân Hoan – Hài Hước - Nụ Cười trong Đời sống Thiêng Liêng” đã khiến cho hơn 500 người cười toe toét và gật đầu thích thú vào ngày 15.11 tại Trung Tâm Truyền giáo Maryknoll. “Hân hoan có một tiếng xấu trong Giáo Hội và đó là một bi kịch. Bất cứ ai thật sự có liên hệ với Chúa đều hân hoan vui mừng”. Cha Martin,một tác giả đã minh hoạ cuộc nói chuyện của ngài bằng những chuyện vui đùa về các tu sĩ Dòng Tên,Dóng Phan Sinh,Dòng đa Minh,Dòng Khổ Tu và các tu sĩ dòng Maryknoll. Ngài nói dân chúng mất tính hài hước vốn có trong những câu chuyện Tin Mừng,vì họ quá quen thuộc,guống như một đồng xu cũ kỷ mà những gờ nhọn đã bị mòn nhẵn. Cha Martin nói rằng Chúa Giêsu có một khiếu hài hước và đánh giá cao tính hài hước nơi tha nhân. Cha Martin nói tính hài hước làm cho quan hệ của chúng ta với Chúa được sâu sắc,chính vì  quan hệ con người lành mạnh bao gồm tình hài hước. Ngài gợi ý rằng những thời khắc gây ngạc nhiên trong cuộc sống,chính là những dấu chỉ tính hay khôi hài vui đùa của Thiên Chúa”.

 

Do BTGH tổng hợp và chuyển ngữ

 


Về Trang Mục Lục