Tổng Hợp

TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

(TUẦN LỄ TỪ 23.11 ĐẾN 29.11.2009 - ĐẦU TUẦN)

 

ĐÊM DI       ỄN NGUYỆN MỪNG NĂM THÁNH 2010 TẠI SỞ KIỆN

(Vietcatholic 23.11.2009) – Chiều tối 23-11-2009, ngay trước lễ Khai mạc Năm Thánh 2010, đại gia đình gồm 10 giáo phận thuộc giáo tỉnh Hà Nội đã tổ chức Đêm Diễn nguyện mừng Khai mạc Năm Thánh. Buổi diễn nguyện được tổ chức tại quảng trường trước phế tích Nhà  nguyện Đại chủng viện Kẻ Sở, cũng là nơi sẽ diễn ra lễ Khai mạc Năm Thánh được cử hành vào sáng hôm sau. Đồng chủ tọa buổi diễn nguyện là ĐHY GB Phạm Minh Mẫn, Chủ tịch Ủy ban Năm Thánh, ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt, trưởng giáo tỉnh Hà Nội. Đặc biệt tham dự canh thức còn có các vị khách quý đến từ các Giáo Hội bạn: ĐHY André Vingt-Trois, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Pháp, ĐHY Etchégaray, nguyên Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về Công lý và Hòa bình, đương kim Phó chủ tịch Hội đồng Hồng y, ĐHY Bernard Law, nguyên Tổng giám mục Boston (Hoa Kỳ), đương kim Tổng quản Đền thờ Đức Bà Cả Rôma, ĐGM Tod Brown, giám mục giáo phận Orange County (Hoa Kỳ), LM Jean-Baptiste Etcharen, Bề trên Tổng quyền Hội Thừa sai Paris (Pháp).Hội đồng Giám mục Việt Nam tham dự Đêm diễn nguyện có 1 Hồng y, 2 Tổng giám mục và 26 giám mục của 3 giáo tỉnh Hà Nội, Huế và TP.HCM. Khoảng 250 linh mục đến từ 26 giáo phận trên cả nước, 600 tu sĩ nam nữ của các hội dòng, hơn 30.000 giáo dân khắp nơi về tham dự đêm canh thức diễn nguyện.  Nội dung Đêm diễn nguyện hướng vào chủ đề “HẠT GIỐNG MỤC NÁT VÀ NẨY MẦM”, như một cách đọc lịch sử của Giáo Hội tại Việt Nam, nhân kỷ niệm 350 năm thành lập hai giáo phận tiên khởi Đàng Ngoài, Đàng Trong và 50 năm thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam.

 

GIÁO DỤC : TOÀ THÁNH MỜI GỌI ĐỪNG ĐỐT GIAI ĐOẠN

(ZENIT 22.10) ĐGM Patrick Chauvet,tổng đại diện giáo phận Paris, trong một bài thuyết trình tại Unesco vào tháng 10 vừa qua, về đào tạo lương tâm và tâm hồn, đã nói: Toà Thánh ước ao “lôi kéo sự chú ý về sự việc chương trình giáo dục cho tất cả bỏ qua mọi giai đoạn có tác dụng giáo dục vốn dẫn tới một sự trưởng thành như mong ước”. ĐGM Chauvet đã mời gọi ‘không đốt giai đoạn’ : “Tuổi thơ và tuổi thiếu niên là hai giai đoạn chủ yếu dẫn tới tuổi trưởng thành” và hai giai đoạn nầy “phải được cơ cấu để người thanh niên nên một hữu thể tự do”. “Nếu tuổi thơ là giai đoạn kỹ luật (discipline), - có nghĩa là trở nên môn đệ,người có kỹ luật - thời gian tập sự các quy tắc bảo vệ kho tàng tình yêu mà mọi em nhỏ mang trong mình, thì tuổi niên thiếu lại giả định thời kỳ phát triển,đặc biệt là từ các nhân đức chủ yếu với sự khám phá luật mới,luật tự do”. Việc đào tạo nầy dẫn đến sự trưởng thành,biểu hiện bằng một sự quân bình giữa nội tâm và ngoại tại, nhân cách và sự cởi mở với tha nhân, cái cho mình và cái cho tha nhân”. Vị giáo phẩm cao cấp người Pháp cũng nhấn mạnh ‘giáo dục lương tâm thông qua việc giảng dạy các nhân đức”, gợi ra sự phân biệt giữ ‘đạo đức học về xây dựng chính bản thân” và “đạo đức học bộ luật”….Cuối cùng, “như Đức Biển Đức XVI nhắc lại với các nhà giáo dục của giáo phận Roma, cứu cánh giáo dục là sự quân bình nầy giữa việc đào tạo khả năng hiểu biết,về tâm hồn và về lương tâm”. “Sẽ tốt hơn có được một cái đầu tốt hơn là một cái đầu đầy”.

 

ĐỨC THÁNH CHA TIẾP KIẾN NHÀ LÃNH ĐẠO ANH GIÁO

(CathNews 23.11)  Tờ Sydney Morning Herald đưa tin : Đức Thánh Cha và TGM Cnaterbury, Rowan Williams, đồng ý tăng cường các quan hệ gần gũi hơn giữa các tín hữu Công giáo và Anh giáo. AP đưa tin : Một cuộc hội kiến nagy 21.11 là cuộc gặp đầu tiên của hai Vị từ khi Vatican loan báo sẽ tạo dễ dàng cho các tín đồ Anh giáo bối rối vì việc truyền chức cho nữ giới và việc các giám mục đồng tính trở lại Công giáo. Một tuyên bố ngắn của Vatican cho biết các thảo luận giữa hai Vị ‘thân mật” và “cũng tập chú vào những sự kiện giữa Giáo Hội Công giáo và giáo hội Anh giáo”. Tuyên bố nói rằng các cuộc toạ đàm nầy lập lại “nguyện vọng chung” để hướng tới các quan hệgần gũi chặt chẽ hơn.

 

CHÁU TỔNG THỐNG KENNEDY (JFK) BỊ CẤM RƯỚC LỄ

(CathNews 23.11) Theo một tin của AFP : Đại biểu Patrick Kennedy,con trai cố thượng nghị sĩ Edward Kennedy và là cháu của cố tổng thống John F.Kennedy, đã bị cấm rước lễ tại giáo xứ Công giáo,do ông ủng hộ quyền nạo phá thai. Kennedy cho biết ông bị Đức giám mục Thomas Tobin ngăn không cho rước lễ. “Đức giám mục ra chỉ thị cho tôi không được rước lễ và nói rằng ngài đã ra chỉ thị cho các linh mục giáo phận không cho tôi rước lễ”. Kennedy cho biết Đức giám mục đã giải thích hình phạt nầy khi cho ông biết rằng ông không phải là một tín hữu Công giáo giữ đạo tốt, vì các lập trường của ông với tư cách là một quan chức nhà nước, nhất là về vấn đề nạo phá thai. Nhưng văn phòng Đức giám mục đã mau chóng bác bỏ nghi ngờ về khẳng định của Kennedy có liên quan về những chỉ thị cho các linh mục ở Rhode Island. Kennedy đại diện cho một hạt ở Rhoede Island trong hạ viện Hoa Kỳ. Phát ngôn nhân của Đức giám mục,Michael Guilfoyle,được trích dẫn: “ĐGM Tobin không bao giờ đề cập các vấn đề liên quan đến các quan chức nhà nước rước lễ với các linh mục quản xứ trong giáo phận nầy”.

 

ĐỨC THÁNH CHA TIẾP KIẾN THỦ TƯỚNG NƯỚC KOWEIT

 (VIS 23.11) Văn phòng báo chí Toà Thánh đã xác nhận Đức Thánh Cha đã tiếp kiến ngài sheikh Naser Al-Mohammad Al-Ahmah Al-Sabah, thủ tướng nước Koweit. Sau đó thủ tướng đã hội đàm với ĐHY Quốc Vụ Khanh và ĐGM đặc trách đối ngoại. “Các trao đổi đã cho phép nhận mạnh các quan hệ hết sức tốt đẹp hơn 40 năm qua,nhưng cũng có những trao đổi quan điểm về những vấn đề cả hai bên cùng quan tâm,như là phát triển hoà bình hoặc đối thoại liên tôn ở Trung Đông. Hai bên nhấn mạnh sự cống hiến quan trọng mà thiểu số Kitô giáo đã đem đến cho xã hội Koweit và sự cần thiết bảo đảm cho cộng đồng nầy một trợ giúp mục vụ”.

 

ĐỨC HỒNG Y CORDES Ở ÚC

(VIS 23.11) ĐHY Paul Josef Cordes,chủ tịch HĐ Gaío Hoàng Cor Unum,phụ trách các cơ quan từ thiện Công iáo, sẽ đi Úc theo lời mời của HĐGM Úc,để hội kiến với các GM họp khoáng đại tại Sydney từ 22 đến 29.11. Mục tiêu của chuyến viếng thăm,theo sự xác định của một thống cáo, là “nhằm củng cố chứng từ của Giáo Hội Công giáo trong lãnh vực bác ái từ thiện. Đức Biển Đức XVI đã làm cho sứ mệnh việc phục vụ (Diakonia) của Gaío Hội thành một tâm điểm huấn quyền của Người. Một việc phục vụ như thế nối liền với việc loan báo Lời Chúa và cử hành các Bí Tích biểu lộ bản chất sâu xa nhất của Giáo Hội. ĐHY Cordes sẽ cùng suy tư với các Mục tử về những lời giảng dạy của tông thư Deus Caritas Est (Thiên Chúa là Tình Yêu),dưới ánh sáng những kinh nghiệm khác nhau của các Giáo Hội địa phương”. Trong cuộc du hành của ngài,ĐHY cũng sẽ tranh luận về những chiều kích khác biệt của bác ái,trong những cuộc gặp gỡ của ngài với các linh mục, chủng sinh,những người giúp việc các tổ chức từ thiện và một số đại diện các hội giáo dân. Ngài cũng sẽ nói chuyện về tông thư Caritas in Veritate tại Đại học Công giáo Úc.

 

KHOẢNG 2.000 THANH NIÊN CHÂU Á HỌP MẶT ĐỂ MANG CHÚA KITÔ CHO CHÂU LÚC NẦY

(AsiaNews 23.11) Hơn 2.000 thanh niên từ 22 quốc gia Châu Á tụ họp nhau ngày 23.11 tại Cavite,Manila để tham dự Ngày Giới Trẻ Châu Á lần thứ 5 ( Asian Youth Day – AYD) kéo dài đến ngày 27.11. Cha Ramon Licuanan, một trong các nhà tổ chức,nói : Cuộc họp mặt nầy nhằm “ canh tân đức tin của giới trẻ Châu Á trong Tình yêu mến đối với Lời Chúa và Thánh Thể, giúp cho những thanh niên tham dự trong việc biến đổi các giáo phận ở Châu Á”. Lần họp năm nay diễn ra ở Phi Luật Tân,một trong hai quốc gia đông Công giáo nhất Châu Á (quốc gia còn lại là Đông Timor). Đây là một cơ hội tốt, nhất là cho giới trẻ sống trong các nước mà tự do tôn giáo bị phủ nhận như là lục địa Trung Quốc, Myanmar,Viet Nam hoặc Campuchia. Phái đoàn đông nhất (83 người) là từ Trung Quốc. Qua giáo lý,quà tặng, các cuộc hành hương cũng như ở với các gia đình Phi Luật Tân, giới trẻ sẽ có một dịp để trải nghiệm trực tiếp cuộc sống trong một cộng đồng Kitô giáo. ĐGM Baylon,chủ tịch Uỷ Ban Giới Trẻ thuộc HĐGM Phi Luật Tân, nói :”Chúng tôi muốn họ trải nghiệm cuộc sống trong các giáo xứ của chúng tôi”. Bằng cách nầy họ sẽ có thể chỉ cho giới trẻ Phi Luật Tân bộ mặt của Giáo Hội trong nhiều bối cảnh khác nhau của Châu Á. Được tổ chức lần đâu tại Thái Lan,AYD duễn ra ba năm một lần, gồm ba ngày gặp gỡ để giúp các người tham dự đào sâu sự hiểu biết đức tin về mặt tinh thần và văn hoá. Lấn họp mặt gần đây là ở Hong Kong năm 2006.

 

LẦN ĐẦU TIÊN, CHÍNH PHỦ VIỆT NAM CHO PHÉP PHÁT HÀNH TUYỂN TẬP THÁNH CA

(AsiaNews 23.11) Lần đầu tiên, các giám mục Việt Nam được phép của chính phủ cho phát hành một tuyển tập thánh ca. Sáng kiến nầy được giới thiệu trong tuần dành riêng cho hội nghị thánh nhạc do ĐGM Phaolô Nguyễn Văn Hoà, người đứng đầu ủy ban đặc biệt nầy của HĐGM ,tuần qua tại Tp HCM. Tập đầu của tuyển tập có 500 bài hát, - tuyển chọn trong 4.000 bài được ưa chuộng nhất - được nồng nhiệt chào đón từ các linh mục, nhạc sĩ và ca trưởng tuyển chọn các bài hát có niên đại từ khi khởi đầu nhạc đạo cho đến ngày thống nhất năm 1975. Tập Hai sẽ ra mắt trước khi kết thúc Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam tháng Giêng.2011.

 

CÁC CUỘC TRỞ LẠI CỦA TÍN ĐỒ ANH GIÁO LÀ HOA QUẢ CỦA PHONG TRÀO ĐẠI KẾT ĐÍCH THỰC

(CNA 23.11) ĐHY Walter Kasper, chủ tịch HĐ Giáo Hoàng về Hiệp Nhất Kitô giáo, giải thich tuần nầy rằng việc các tín đồ Anh giáo gia nhập Giáo Hội Công giáo là hoa trái của đại kết đích thức khởi nguồn từ Công Đồng Vatican II. Vào hôm trước ngày hội kiến giữa đức Thánh Cha vànhà lãnh đạo Anh giáo, tiến sĩ Rowan Williams, TGM Canterbury, ĐHY Kasper đã bình luận về sự cởi mở của GH Công giáo cho các tín đồ Anh giáo đề nghị được tiếp nhận vào hiệp thông trọn vẹn. Đại Kết không phải là một ‘sự lựa chọn” mà GH có thể  chấp nhận hoặc bác bỏ,nhưng đúng hơn đó là ‘một  nhiệm vụ thánh”. Đại Kết không phải là một phụ lục trong các bổn phận mục vụ của chúng tôi hoặc là một thứ xa xỉ. Các nguyên tắc của sắc lệnh “Unitatis Reintegratio”,tức là, đại kết trong chân lý và tình thương, cũng hiệu lực cho tương lai. Sắc lệnh nầy là  luật lệ căn bản của hành trình đại kết hướng về tương lai. Sắc lệnh “Unitatis Redintegratio” nhận định rằng “ xúc tiến việc phục hồi sự hiệp nhất giữa các Kitô hữu là một trong các cùng đích chính yếu do Thánh Công Đồng Vatican II đề ra. ĐHY nói thêm rằng nỗ lực đến được với tín đồ Anh Giáo hoàn toàn phù hợp với sắc lệnh nầy,”vốn phân biệt giữa trở lại và đại kết như lá đối thoại với các giáo hội khác vì mục đích hiệp thông trọn vẹn”. ĐHY lập lại rằng sắc lệnh nầy không đại diện cho ‘một phong trào đại kết mới”, nhưng là hoa trái của đối thoại có tính đại kết của những thập niên vừa qua”

 

KHOA HC CHNG MINH T BÀO GC TRƯỞNG THÀNH HA HN HƠN T BÀO GC PHÔI

(CNA 23.11) Chủ tịch Viện Hàn Lâm Giáo hoàng về Sự Sống,Đức TGM rino Fisixhella, tuần nầy cho biết rằng công trình của hai nhà khoa học người Mỹ,James Thomson và người Nhật Shinya Yamanaka đã cho thấy các tế bào gốc trưởng thành đem lại nhiều hứa hẹn cho việc điều tri y khoa hơn là các tế bào gốc phôi. Việc sử dụng tế bào gốc trưởng thành không đặt ra các vấn đề đạo đức học và đã góp phần vào việc thúc đẩy các trị liệi đối với các bệnh thoái hoá như là bệnh liệt rung (Parkinson). Yamanaka đã có thể tạo ra tế bào gốc trưởng thành trong những con chuột và sau đó với việc sử dụng da người,mà ông gọi là những tế bào iPS (induced pluripotent stem = tế bào gốc nhân tạo đa năng),tạo thành một mở rộng khoa học quan trọng. Đức tgM Fisichella nhấn mạnh rằng “kỹ thuật sản xuất các tế bào iPS đã cho phép một điều gì đó xảy đến không thể tưởng tượng được trong lãnh vực sinh học tế bào : chuyển đổi những tế bào gốc trưởng thành phân hoá thành những tế bào chưa trưởng thành,chưa phân hoá của một típ phôi thai. Ngài nhấn mạnh “Hiện tại, gần 300 phòng thí nghiệm trên khắp thế giới đang nghiên cứu những tế bào nầy và điều co` ý nghĩa ấy là nhiều đội nghiên cứu đã chuyển từ nghuên cứu tế bào gốc phôi sang nghiên cứu tế bào iPS. Các tế bào gốc trưởng hành có giá trị hơn các tế bào gốc phôi trong ba cách : Cách thứ nhất là trong lãnh vực đạo đức học,do các tế bào iPS không có được qua việc huỷ diệt các phôi thai người. Khía cạnh thứ hai “là vê ứng dụng vào chữa trị : các tế bào iPS có lợi thế lớn lao là ta có được từ các tế bào lấy trực tiếp từ người bệnh. Điều nầy có nhgĩa là khi được tiêm vào, chúng tương thích với chính hệ miễn dịch của người bệnh và vì thế được chấp nhận hoàn toàn”,như trong các trường hợp các tế bào gốc được lấy từ cuống rốn. Khía cạnh thứ ba ấy là ‘các tế bào iPS cho phép tạo ra những mô hình bệnh lý học. Nhờ bác sĩ Yamanaka,chúng ta có thể nói về tương lai trước mắt của những thề hệ nô hình tế bào các bệnh tật, trong ống nghiệm, như là ứng dụng thực tiễn đầu tiên của công nghệ nầy”.

 

GIÁO HỘI MỪNG KÍNH LỄ VỊ THÁNH ĐƯỢC ĐỨC MARIA TRAO CHO ẢNH PHÉP LẠ

 (CNA 22.11) Ngày 28.11, Guáo hội sẽ mừng lễ kính Thánh Catarina Laburờ (Catherine Laboure), nữ tu khiê tốn Dòng Nữ Tử Bác Ái,mà Đức Maria đã hiện ra với, yêu cầu Ảnh Phép Lạ được chứng tõ sao cho tất cả những ai mang nó đều sẽ nhận được những ân huệ lớn lao. Thánh Nữ sinh ạti Pháp ngày 02.05.1806,là con thứ 9 trong gia đình có 11 người con. Khi thân mẫu qua đời,Thánh nữ mới lên tám nhưng gánh vác trách nhiệm coi sóc cả nhà. Khi Thánh Nữ trở thành nữ tu Dòng Nữ Tử Bác Ái và vào nhà tập năm 24 tuổi, thì Đức Trinh Nữ Maria đã hiện ra với Thánh nữ lần đầu tiên. Sau đó, Đức Maria còn hiện ra một lần nữa và yêu cầu Thánh Nữ đúc một huy chương mô tả Đức Maria đúng như khi mẹ hiện ra. Phải mất hai năm thì Catherine mới thuyết phục được cha linh hướng đúc cho một huy chương. Cuối cùng 2.000 ảnh đã được đúc. Sự lan truyền của chúng mau kẹ và hiệu qủa đến nỗi người ta nói chính việc đó đã là phép lạ rồi. Sau khi các thị kiến chấm dứt, Catherine rài qua cuộc đời còn lại làm gác cổng và làm việc với các bệnh nhân với thái độ phục vụ khiêm nhường và vâng lời,trong mộgt tu viện ở ngoại ô Paris. Thánh Nữ sống trong im lặng và không kể cho mẹ bề trên biết mình là người đượ Đức Mẹ hiện ra và ban cho ảnh phép lạ cho đến 45 năm sau sự kiện nầy. Thánh Nữ qua đời ở Paris ngày 31.12.1876 và được Đức gaío hoàng Piô XII tôn phong hiển thánh năm 1947. Thi hài không phân hủy của Thánh Nữ nằm trong hầm mộ của tu viện.

 

GIÁO HỘI BANGLADESH ĐƯA RA VIỆC HUẤN LUYỆN TRUYỀN THÔNG CHO HÀNG GIÁO SĨ,TU SĨ

(UCAN 23.11) Giữa một đợt phát động của chính phú để số hoá toàn đất nước vào năm 2021, Giáo Hội đã quyết định cũng phải giúp hàng giáo sĩ và tu sĩ theo kịp công nghệ truyền thông đang thay đổi mau lẹ. GH Bangladesh, trong một hội thảo vừa qua, đã quyết định đưa chương trình huấn luyện các phương tiện truyền thông vào trong các nhà đào tạo của Giáo Hội, gồm các tiểu và đại chủng viện. Điều nầy sẽ được thực hiện qua Trung Tâm Truyền Thông Kitô giáo của các giám mục và có cả sự trợ giúp của những chuyên viên về các phương tiện truyền thông Công giáo và ngoài Kitô giáo. Tại hội thảochuyên đề nầy, những người tham dự cũng quyết định đầu tư vào một chiến dịch truyền thông để quảng cáo Giáo Hội và các dịch vụ thông qua báo chí,truyền hình cáp vào dịp Phục Sinh và Giáng Sinh. Uỷ Ban Giám mục về Truyền Thông Xã Hội hướng dẫn hội thảo ngày 14.11 với chủ đề “Các Khuynh Hướng Hiện Nay trong các phương tiện truyền thông đại chúng : Vai trò Giáo Hội Công giáo Bangladesh”. Mặc dù các linh mục đã tổ chức những hội nghị về đề tài nầy trước đó, nhưng hội thảo vừa qua là hội thảo chuyên đề đầu tiên như thế có các giám mục và những người đứng đầu các cộng đoàn dòng tu tham dự.

 

CÁC GIÁM MỤC HOA KỲ GỌI DỰ LUẬT Y TẾ Ở THƯỢNG VIỆN LÀ ‘MỘT NỖI THẤT VỌNG TO LỚN”

(CWNews 23.11) ĐHY Daniel DiNardo giáo phận Galveston-Houston, ĐGM William Murphy giáo phận Rockville Centre và ĐGM John Wester giáo phận Salt Lake City đang thúc giục các thượng nghị sĩ Hoa kỳ thay đổi điều khoản việc đưa ra  luật cải tổ chăm sóc y tế của Thượng Viện ,sao cho những người nôp thuế và các cơ sở tôn giáo không phải buộc trả chi phí cho nạo phá thai. Thương Viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu 60 – 38 vào ngày 21.11 cho phép đưa vấn đề ra tranh luận. Dự luật nầy cung cấp cho ngân sách liên bang chl các chương trình bao gồm nạo phá thai và tạo ra một ‘gánh nặng nạo phá thai’ có tính chất bắt buộc chưa từng có trong những chương trình như thế, vốn sẽ bắt những người bảo vệ sự sống phải chi trả trực tiếp và minh nhiên cho việc nạo phá thai của những người khác”.

 

ÚC : TÁI KHẲNG ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH TỰ NHIÊN

(CathNews 24.11) Ủy Ban vì Sự Sống HĐGM Úc đã khẳng định việc sử dụng các phương pháp sinh sản tự nhiên cho các cặp hôn nhân trong một đợt phát hành mới của một thư mục vụ đươợc công bố lần đầu năm 1995. Theo tin  hãng ACBA : Uỷ Ban đã quyết định kỷ niệm 40 năm Tông thư HUMANAE VITAE vào năm 2008 bằng việc bắt tay vào một dự án phát hành lại lá thư mục vụ nầy trong một khổ mới và hiện đại hơn. Thư mục vụ khẳng định các cặp hôn nhân chọn các phương pháp sinh sản tự nhiên và giải thích một số trong các lý do thần học và mục vụ đàng sau giáo huấn Giáo Hội. ĐGM Eugene Hurley,chủ tịch Uỷ ban nầy,nói :”Thu mục vụ nhìn nhận tínch chất thánh thiện và vẻ đẹp của mỗi người và thừa nhận rằng tình dục của chúng ta là một phần của chúng ta. Chúng ta sống trong một thế giới nơi chúng ta thường kah1m phá ra rằng giới tính và tình dục tách rời nhau,điều nầy hạ thấp vẻ đẹp và sự thánh thiện của mỗi con người và có thể dẫn tới việc coi con người chỉ là đồ vật. Công trình của các nhà nghiên cứu đã sàng lọc,cải tiến các phương pháp sinh đẻ tự nhiên tới một trình độ tin cậy cao, làm cho việc áp dụng thực tiễn chúng nên dễ dàng hơn rất nhiều so với thập niên 1960 [thờ gian hai vợ chồng bác sĩ Billings khám phá ra phương pháp “quan sát chất nhờn”. ND]. Hội Đồng nước Úc về Kế Hoạch Hoá Gia Đình [bằng phương pháp] Tự Nhiên cũng vừa đưa các nguồn khả cấp lên mạnh,muốn nói rằng các cặp có thể truy cập thông tin về các phương pháp nầy dễ dàng hơn

 

BỘ PHIM “TRĂNG NON” CÓ MỘT THÔNG ĐIỆP LỆCH LẠC

(CathNews 24.11) HĐ giáo hoàng về Văn Hoá đã bày tỏ quan ngại về sự phổ biến đang tăng cao của loạt phim con ma cà rồng lúc chạng vạng và gọi bộ phim mới nhất là một “sự trống rỗng về đạo đức với một thông điệp lệch lạc”. Bộ phim thứ hai trong loạt nầy, Trăng Non (New Moon) thành công lớn tại các rạp chiếu trên toàn thế giới vào ngày 20.11. Đức ông Franco Perzzolo trong HĐ Giáo Hoàng về Văn Hoá nói: “Bộ phim nầy chẳng là gì khác ngoài một sự rỗng tuếch về đạo đức và một thông điệp lệch lạc và vì vậy phải quan ngại. Ngài lên án bộ phim vì hình tượng huyền bí của nó và mô tả những yếu tố đó như một “khoảng trống đạo đức còn nguy hiểm hơn bất cứ thông điệp lệch lạc nào”. Trước đó,Vị giới chức Vatican nầy đã chỉ trích việc kinh doanh phim Harry Potter vì những chủ đề ma thuật và phù thủy của nó,cũng như các phim Mật Mã Da Vinci, Thiên Thần và Ác Qủy vì những mô tả của chúng về Giáo Hội Công giáo.[ Chạng Vạng – Twilight - dựa trên những cuốn tiểu thuyết của tác giả người Mỹ Stephanie Meyer, kể lại câu chuyện ltình lãng mạn giữa con ma cà rồng Edward Cullen (diễn viên Robert Pattinsom)  và Bella Swan (do Kristen Steward thủ vai)

 

VATICAN : KHÔNG ĐƯỢC TRUYỀN CHỨC NỮ GIỚI TRONG CÁC THÁNH ĐƯỜNG CÔNG GIÁO

(CathNews 24.11) Theo tin tờ Bendigo Advertiser : Vatican đã nói không với đề nghị xin truyền chức cho bốn phụ nữ và ba người nam làm phó tế Anh giáo tại nhà thờ Công giáo Thánh Kilian. ABC đưa tin: Giáo Hội đã rút lại đề nghị để cho tín đồ Anh giáo sử dụng giáo xứ nầy cho lễ truyền chức vào cuối tuần. Lễ nầy muốn được tổ chức tại một nhà thờ Công giáo do nhà thờ chính toà Anh giáo của thành phố nầy đã bị tuyên bố là không an toàn về cấu trúc xây dựng từ đầu năm nay. ĐGM giáo phận Sandhurst,Joseph Grech nói việc nầy có thể lan rộng nhiều nơi nếu việc truyền chức được tiến hành. Sau nhiều thảo luận với Đức TGM Giuseppe Lazzorotto (sứ thần Toà Thánh) và Vatican, các sự lan toả đã được điều tra. Gaío lý Giáo hội Công giáo về truyền chức phó tế và linh mục được biết rất rõ. Có một số vấn đề bên trong giáo lý nầy tạo ra các vấn nạn. Đó là điều tốt nhất cho cả hai giáo hội. Nghi thức nầy được cho sẽ là lần đầu tiên nữ giới được truyền chức làm phó tế trong một nhà thớ Công giáo ở Úc. Thay vào đó, nghi thức sẽ được tổ chức tại nhà thờ Thống Nhất Thánh Anrê.

 

“NGUY CƠ CHO GIÁO HỘI NGÀY NAY KHÔNG PHẢI LÀ BỊ BÁCH HẠI, MÀ LÀĐÁNH MẤT HƯƠNG VỊ”
(Fides 23.11) “Ánh sáng là Chúa Kitô. Chúa Kitô đã giao phó cho các môn đệ của Người sứ mệnh nên ánh sáng nầy. Mặt khác,ngày nay,trong xã hội chúng ta, rất nhiều người trẻ, rất nhiều người có văn hoá, nhìn vào Gaío hội để tim cho được con đường cứu rỗi”. Đó là những lời của ĐHY Josef Tomko trong thánh lễ do Ngài chủ tế ở Kaoshiung,Đài Loan ngày 23.11,trong khuôn khổ lễ bế mạc kỷ niệm 150 năm truyền giáo Đài Loan.Trong bài giảng lễ, ĐHY đã nêu bật lệnh truyền của Chúa Kitô cho các môn đệ hãy nên “muối và ánh sáng” cho thế gian. Ngài nói :”Đem hương vị cho thế giới có nghĩa là chỉ cho thấy những con đường cứu độ của Chúa.Đó là một trách nhiệm lớn lao. Nguy cơ cho Giáo Hội ngày nay không phải là bị bách hại, mà là đánh mất hương vị của mình,thiếu những người làm chứng rõ ràng rằng Thánh Giá, toàn Thánh Giá,trong Chúa Kitô có thể nên vinh hiển,nguồn mạch cứu độ”. Kết húc bài giảng, ĐHY nói cách riêng với các linh mục, nhắc lại với họ rằng “việc phục vụ của linh mục’ mà Chúa Giêsu kêu gọi họ, không chỉ là một phụ vụ theo nghi thức chủ toạ thánh lễ, mà là một sự phục vụ mang tính hiện sinh trao hiến cuộc sống cho thế giới,bằn việc gánh tội thế gian”.Và Ngài nhấn mạnh :”Trở thành Thánh Thể! Ước gì đó là mong muốn và dấn thân trung kiên của chung ta, để lễ tế Mình và Máu Chúa Giêsu mà chúng ta dâng trên bàn thờ, có kèm theo hy tế cuộ sống chúng ta”. Cuối cùng,ĐHY cảnh báo về nguy hiểm của một sự tục hoá khó kềm chế được bên trong Giáo hội,”cám dỗ nầy luôn mạnh mẽ biến cầu nguyện thành những thời khắc hời hợt và vội vàng, với việc để cho mình bị đè bẹp bởi các hoạt động và những lo lắng trần tục hoặc chỉ lo phần nghi thức,mà không để tâm tới tính hiện sinh”.

 

Ý : MARCO TARQUINO,TÂN GIÁM ĐỐC NHẬT BÁO “AVVENIRE”

(ZENIT 24.11) Nhật báo của HĐGM Ý,AVVENIRE,có tân giám đốc Marco Tarquino, 51 tuổi, được hội đồng quản trị “NXB Mới Ý” bổ nhiệm. Ông người gốc Ombrie,là phó giám đốc của chính tờ nhật báo nầy từ năm 2007. Từ 03.09 vừa qua,ông tạm quyền điều hành,sau khi ông Dino Boffo từ chức. Năm 1990,ông nằm trong ban biên tập tờ nhật báo “ Il Tempo” và về đầu quân cho tờ “Avvenire” năm 1994. Số đầu tiên của tờ Avvenire,-  tờ nhật báo ra đời ở Milan – là vào ngày 04.12.1968,sát nhập từ hai tờ nhật báo Ý : L’Italia MiLanAvvenire Ý của Bologne, tự coi mình là một tờ ‘nhật báo có nguồn Công giáo”,nghĩa là do người Công giáo làm, nhưng cũng hấp dẫn với người ngoài Công giáo : các trang về văn hoá rất phong phú. Số in mỗi ngày là 150.000 bản. Giữa thập niên 1960, Đức Phaolô VI muốn có tờ báo nầy,mà Người cho là một ‘dụng cụ rao giảng Tin Mừng” “không thể thiếu”,để đối thoại với thế giới,và do vậy để truyền giáo”.

 

GIÁO HUẤN CÔNG GIÁO VỀ VIỆC NUÔI ĂN CÁC BỆNH NHÂN BỊ HÔN MÊ SÂU LÀ KHÔN NGOAN

(CathNews 25.11) Một nhà đạo đức sinh học nói : Trường hợp một người bị liệt DO chẩn đoán nhầm là người bị hôn mê sâu trong 23 năm trời, nay có thể liên lạc được nhờ sự trợ giúp của một máy vi tính,nhấn mạnh sự khôn ngoan của giáo huấn Công giáo về việc tiếp tục nuôi ăn đối với các bệnh nhân bị hôn mê sâu. Rom Houben, một người say mê võ thuật,bị liệt trong một vụ tại nạn xe hơi năm 1983. Theo một tường thuật trong tờ Daily Mail, các bác sĩ của anh ở Bỉ đã dùng Thang Điểm Hôn Mê Sâu Glasgow được quốc tế chấp nhận, để ước lượng phản ứng cơ thể và phát âm của anh,nhưng mỗi lần như thế đều cho kết quả sai. Sự chẩn đoán nầy nhầm lẫn nầy là một “ví dụ hoàn hảo” về việc vì sao phải tiếp tục cho ăn và thở. Việc phục hồi của Houben dường như là ‘một trường hợp mà lập trường của Giáo Hội hiện dừng lại trước đường cong”. Houben nói :” Tôi đã gào thét,nhưng chẳng có ai nghe”. Ba năm qua, công nghệ chụp cắt lớp mới (scan) cho thấy não bộ của Houben vẫn hoạt động gần như hoàn toàn bình thường. Houben nói :”Thất vọng là một từ quá nhỏ bé để diễn tả những gì tôi đã cảm nhận. Tôi sẽ không bao giờ quên ngày họ khám phá ra những gì thật sự sai lầm đối với tôi. Tôi được sinh ra lần thứ hai’.

 

do BTGH tổng hợp và chuyển ngữ

 

 


Về Trang Mục Lục