Bản Tin Giáo Hội

do nhóm BTGH chọn và chuyển ngữ

 

DO KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH, NĂM 2009 CÓ THÊM 150 TRIỆU NGƯỜI NGHÈO

(Fides 04.04) “Những người nghèo nầy là một tiềm lực bị các quốc gia giàu có bỏ mặc không chú ý tới. Chúng ta phải quyết định xem cần phải cứu mấy nhà băng hay cứu người nghèo”. Đó là kết luận của giáo sư Lorenzo Caseli, đại học Gênoa tại hội nghị có tên “Cuộc khủng hoảng Tài chính quốc tế; đấu tranh chống nghèo đói,xây dựng hoà bình”,diễn ra ngày 02.04 tại đại học Urbanô.Nhưng không chỉ có vấn nạn trầm trọng của những nền kinh tế mỏng dòn và chồng chất nợ nần.Thêm vào đó là nguy cơ thực sự.là “những quốc gia nghèo nầy, để trả những món nợ vay,thậm chí là để sống sót được, bắt đầu bán cho các quốc gia hoặc cho các công ty đa quốc gia với giá rẻ mạt các tài nguyên đất nước như : khoáng sản, gỗ, đất đai canh tác,nguyên vật liệu,v..v..và mất quyền kiểm soát những tài nguyên vốn đang là những nguồn đặc quyền cho thu nhập,sản xuất, đàm phán buôn bán.Từ khủng hoảng tài chính kinh tế,nay là khủng hoảng thất nghiệp.Năm 2008,con số mất việc làm vào khoảng 7,2 triệu.Người ta ước lượng năm 2009 ít nhất sẽ là 23 triệu ngừơi thất nghiệp;từ đó một cuộc khủng hoảng xã hội và chính trị với những hậu qủa còn bi thảm hơn. Nó còn là một cuộc khủng hoảng đạo đức luân lý.

KHOÁ HỌC THỨ TƯ VỀ HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO CHO CÁC LINH MỤC VÀ TU SĨ

(Fides 05.04) Ngày 20.04 sẽ khai mạc Khóa Học thứ tư về Học Thuyết Xã Hội Giáo Hội Công giáo dành cho các linh mục và tu sĩ, ghi tên từ ngày 08.04. Khoá học nầy do Đại học Giáo Hoàng Latêranô tổ chức, diễn ra ở Roma trong 4 tuần lễ không liên tục,có tính chất tại chức,phân bố từ tháng tư cho đến tháng 10.2009. Những ngừơi theo học các khóa nầy mỗi tháng học một tuần và tổng cộng có 120 tiết. 55 linh mục từ 45 giáo phận đã tham dự ba lần tổ chức trước. Cuối mỗi khoá học,sau khi vượt qua một cuộc thi tại đại học Latêranô, học biên sẽ được câp chứng chỉ Học Thuyết Xã Hội của Gíao Hội. Khoá học nhằm làm phong phú việc chuẩn bị cho các linh mục dấn thân vào những vấn đề liên kết chặt chẽ với hoạt động truyền giáo. Nội dung khoá học gồm : Huấn Quyền Giáo Hội về cấn đề xã hội; cái nhìn Kinh Thánh; Học thuyết  xã hội của Gaío Hội; Kinh tế thị trường; Học thuyết  xã hội Công giáo trong bối cảnh rao giảng Phúc Âm; chủ đề xã hội nơí các Thánh Phụ; đào tạo giáo dân về mặt xã hội; Học thuyết xã hội của Gáio Hội và vấn đề rao giảng Tin Mừng cho xã hội; lao động và việc làm trong cái nhìn mục vụ; Học thuyết xã hội Công giáo trong việc đào tạo linh mục; mục vụ xã hội trong toàn cảnh giáo phận.

SỐ PHẬN CÁC PHÔI THAI BỊ ĐÔNG LẠNH

(Genetique.org 06.04) ĐGM Jacques Suaudeau, bác sĩ và giám đốc phân khoa khoa học Viện Hàn Lâm Giáo Hoàng Vì Sự Sống, trở lại vấn đề Tự Do Chính Trị về sự bế tắc luân lý của việc làm đông lạnh phôi thai. Ngài nhăc lại rằng Giáo Hội « không bao giờ coi cái chết đựơc lập trình của những phôi thai nầy là có thể chấp nhận được và Giáo Hội Công giáo luôn nhìn thấy nơi phôi thai tiền cấy ghép nầy là một con người trọn vẹn, ở giai đoạn đầu ‘chu kỳ sống’,mà sự sống phải được bảo vệ,không thể bị nhào nặn sử dụng theo ý”. Ngài nêu lên những điểm quan trọng mà Giáo Hội nhấn mạnh: 1. Tính chất bất hợp pháp của FIVET (thụ thai trong ống nghiệm và chuyển cấy), cho thấy hoàn toàn thiếu tôn trọng phôi thai và các quyền của nó    2. Mục đích không bao giờ biện minh được cho các phương tiện. Ngừơi ta không thể dùng một phương tiện trái đạo đức luân lý (FIVET) vì một cứu cánh tốt (một em bé được sinh ra).  …Trong những trường hợp được đề cập, ĐGM Suaudeau gợi lên việc chuyển tất cả các phôi dự trữ, đã bị đông lạnh vào tử cung phụ nữ là người sẽ thành bà mẹ về mặt sinh học. Giáo Hội yêu cầu không được làm đông lạnh phôi thai và chấm dứt ngay những điều kiện bất xứng mà các phôi thai được bảo quản. Cuối cùng Ngài giải thích rằng phải tránh không được biến các phôi thai nầy thành công cụ và rút ra những tế bào gốc

HÀNH TRÌNH CÂY THÁNH GIÁ ĐẠI HỘI GIỚI TRẺ THẾ GIỚI (JMJ)

(VIS 07.04) 7.000 thanh niên Tổng giáo phận Madrid,Tây Ban Nh, đã đến Roma để rước Cây Thánh Giá Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2011 đã được Đức Thánh Cha tiếp kiến sáng ngày 06.04. Phát biểu với họ về Thánh Giá, Đức Thánh Cha đã cổ vũ họ khám phá nơi Thánh Giá « tình yêu vô biên của Chúa Kitô…Hãy đáp trả tình yêu c\ủa Chúa Kitô bằng việc dâng cho Người cuộc đời các con với tình yêu thương ! Bằng cách nầy, những công việc chuẩn bị cho Nhày Đại Hội được thực hiện với nhiều phấn khởi sẽ được tưởng thưởng bằng kết quả mà Đại Hội sẽ đem lại : canh tân và củng cố kinh nghiệm gặp gỡ với Chúa Kitô đã chết và đã sống lại vì chúng ta ». Đức Thánh Cha nói : » Hãy bước theo chân Chúa Kitô. Người là cùng đich, đường đi và cũng là phần thưởng của các con. Trong chủ đề được chọn cho Đại Hội,Thánh Phaolô Tông Đồ mời gọi mọi người bước đi « chân bén rễ và được mở mang tâm hồn trong Chúa Kitô,kiên vững trong đức tin » để đương đầu với những khó khăn thường ngày và lôi kéo bạn bè thân hữu để họ cũng biết và nhận thực Người là Đức Chúa cuộc đời họ.

 ĐẤT NƯƠC CUBA ĐANG THAY ĐỔI

(CWNews 07.04) Tân chủ tịch HĐGM Cuba vừa được bầu đã phát biểu về những thay đổi dang diễn ra ở đảo quốc hơn 11 triệu dân nầy, trong đó 59% rửa tội là Công giáo. Đức TGM Dionisio Guillermo Garcia Ibanez giáo phận Santiago lưu ý trong một cuôc phỏng vấn rằng “đã có tin đồn về những thay đổi cần thiết,những năm mà trong đó những viễn cảnh mới mẻ phải đựơc mở ra và mỗi lần các thay đổi diễn ra, thì sự không xác thực lại nẩy sinh và Giáo Hội muốn tiến gần hơn với tiến trình nầy”. Ngài nói thêm:” Thay đổi đầu tiên là chúng ta đang nói chữ ‘thay đổi’, vì ba năm rồi chúng ta đã không nói về nó”. Nhà độc tài Fidel Castro cai trọ quốc gia nầy từ năm 1959 đến năm 2006, khi ông chuyển giao quyền hành cho em trai mình Raul Castro.

XEM XÉT VIỆC GIẢI TÁN DÒNG CÁC ĐẠO BINH

(CWNews 07.04)Trả lời phỏng vấn của John Allen của hãng tin NCR (National Catholic Reporter), Đức TGM Edwin O’Brien giáo phận Baltimore cho biết : Một cuộc kinh lý Dòng Đạo Binh Chúa Kitô sẽ xem xét mọi khả năng chọn lựa,kể cả việc có thể giải tán Dòng nầy. Đức TGM O’Brien,  ngừơi chỉ trích Dòng Đạo Binh là “thiếu minh bạch”, đã bày tỏ nghi ngờ Dòng nầy còn có thể tồn tại sau vụ bê bối gương xấu của ngừơi sáng lập, cố linh mục Marcial Maciel, hay chăng. Ngài nói :”Tôi không biết một dòng tu nào đựôc một người như Maciel sáng lâp, mà nếu có những dòng như vậy, thì cũng đã chẳng kéo dài”.

KẺ GIẾT VỊ THỪA SAI KITÔ-GIÁO NAY LÀ MỘT ỨNG CỬ VIÊN QUỐC HỘI Ở ORISSA

(CWNews 07.04) Một tay cực đoan Ấn-giáo đã bị toà tuyên án chung thân vì tội sát hại một vị thừa sai Kitô-giáo, nay đã trở thành ứng cử viên vào ghế quốc hội ở Orissa, bang thuộc Ấn Độ từng chứng kiến hàng tá vụ bạo lực bài Kitô-giáo trong năm qua. Dara Singh đã bị kêt án vì vai trò của y trong vụ sát hại Graham Staines, một thừa sai Tin Lành người Úc và hai con ông. ĐHY Oswald Gracias giáo phận Mumbai,chủ tịch HĐGM Ấn Độ,nói việc y ra ứng cử “không hứa hẹn điều gì tốt đẹp cho tương lai đất nước chúng ta”.

ANH HÙNG NỀN DÂN CHỦ ACHENTIAN HOÀ GIẢI VỚI GIÁO HỘI TRƯỚC KHI QUA ĐỜI

(CWNews 07.04) Nguyên tổng thống Cahentina,Raul Alfonsin, ngừơi được tôn kính như nhân vật đã phục hồi nền dân chủ cho quốc gia vào năm 1983  và bọ Hàng giáo phẩm Achentina chỉ trích vì hợp pháp hóa các luật về ly hôn, -  đã làm hoà với Gáio Hội trước khi qua đời vào ngày 31.03.2009. ĐGM đã nghỉ hưu Justo Oscar Laguna giáo phận Morón cho biết vị cựu tổng thống không rời tay Ngài hôm trước ngày ra đi  : ông ta  “đau rất nặng, song vẫn tỉnh táo. Tôi toan ra về thì ông vồ lấy bàn tay tôi và hôn nhẫn tôi mang. Tôi đã hôn trán ông và ông đã khóc”. Vị giáo phẩm đã hé cho biết rằng vào tháng 12, Ngài đã ban Bí T1ich Giải Tội và Bí Tích Xức Dầu Bệnh Nhân cho vị cựu tổng thống”.

CUỘC BỎ PHIẾU LHQ LÀ  TỪ CHỐI DỨT KHOÁT  NHỮNG NGƯỜI ĐỀ NGHỊ NẠO PHÁ THAI

(CWNews 06.04) Sau một cuộc tranh luận sôi nỗi, Uỷ Ban Về Dân Số và Phát Triển của LHQ đã chọn không đưa cụm từ “các quyền về  tình dục và sinh sản” vào trong một văn kiện về những chương trình bám sát với “Hội Nghị Cairô “ 1994. “Cụm từ nầy vốn thường xuyên được dùng như tín hiệu cho biết sự ủng hộ đối với nạo phá thai hợp pháp, đã bị loại trừ một cách chủ tâm khỏi ngôn ngữ của văn kiện Hội nghị Cairô nguyên thủy. Uỷ Ban Về Dân Số và Phát Triển của LHQ – trong một chiến thắng đối với các lực lượng bảo vệ sự sống - tiềp tục đường lối hành động nầy.

GINGRICH THẢO LUẬN VỀ VIỆC ÔNG TRỞ LẠI CÔNG GIÁO

(CWNews 07.04) Xuất hiện trên Tin Tức Chúa Nhật Hãng Fox, Newt Ginrich,nguyên phát ngôn nhân Hạ Viện Hoa Kỳ, đã thảo luận về việc Ông vừa trở lại Đạo Công giáo, một phần chủ yếu của việc nầy là chuyến tông du Washington vào tháng 04.2008 của Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI. Trả lời câu hỏi :”Những gì về cuộc tông du của Đức giáo hoàng đã dẫn đến điều nầy?”, Ginrich đáp :” Tôi thật sự tin trước hết mọi sự, đã đọc được niềm vui trong mắt Người, nghe thông điệp của Người và tôi thật sự tin rằng lời tuyên bố nền tảng của Người – Chúa Kitô Hy Vọng của chúng ta – là đúng thật”.

ĐỨC THÁNH CHA KÊU GỌI CHẤM DỨT SẢN XUẤT,SỬ DỤNG MÌN SÁT THƯƠNG VÀ BOM CHÙM

(CNS 07.04) Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI kêu gọi các quốc gia chấm dứt việc sản xuất, tàng trữ và sử dụng mìn sát thương và bom chùm. Ngừơi cũng bày tỏ sự ủng hộ của người đối với các chương trình và biện pháp “bảo đảm sự trợ giúp cần thiết đối với nạn nhân của những vũ khí hủy diệt như thế”. Đức Thánh Cha đưa ra những lời bình luận của Người sau khi đọc kinh Truyền Tin ngày 05.04 khi Người nhắc lại Ngày Quốc tế Nâng cao nhận thức phòng tránh bom mìn và Hỗ trợ tháo gỡ bom mìn, cử hành ngày 04.04 hằng năm. Người lưu ý rằng 10 năm đã trôi qua kể từ khi Hiệp Ước Cấm Mìn Ottawa có hiệu lực. Quy Ước về Bom Chùm, sẽ ngăn cấm sử dụng,dự trữ,sản xuất và chuyển giao các loại bom chùm, vừa được thông qua và chờ các nước ký vào. Người nói :” Tôi ước mong khuyến khích các quốc gia chưa làm như thế,hãy ký không trì hoãn nữa những công cụ quan trọng của luật lệ nhân đạo quốc tế nầy mà Vatican luôn ủng hộ”.

CÁC HIỆP SĨ ĐẾN CÓ THỂ ĐÃ BÍ MẬT CẤT GIỮ KHĂN LIỆM

(CNS 07.04) Nhà nghiên cứu Barbra Frale đưa ra bình luận trong một bài viết đăng ngày 05.04 trên Osservatore Romano, rằng Bà có bằng chứng cho thấy Các Hiệp Sĩ Đền, dòng thuộc đạo thập tự chinh thời trung cổ, đã bí mật cất giữ Khăm Liệm Turin trong các thế kỷ 13 và 14. Tấm khăn liệm nầy mang hình ảnh một người nam và được nhiều người cho là khăm liệm  Chúa Giêsu, có thể đã được dùng trong một nghi thức bí mật của Dòng Hiệp Sĩ Đền để nhấn mạnh Nhân Tính của Chúa Kitô trước các bè rối nỗi tiếng thời ấy. Bài viết nầy đi trước chứng cứ mà tác giả giới thiệu trong một cuốn sách sắp phát hành về các Hiệp Sĩ Đền và Tấm Khăn Liệm. Frale, người đang làm việc trong Thư Khố Mật Vatican, cho biết các hồ sơ đưa ra ánh sáng trong nghiên cứu về vụ án các Hiệp Sĩ Đền thế kỷ 14 có mô tả một nghi lễ kết nạp Hiệp Sĩ Đền. Tài liệu nầy thuật lại làm thế nào một vị thủ lãnh Hiệp Sĩ Đến, sau khi dẫn một ngừơi trẻ được kết nạp vào trong một căn phòng che khuất, “chỉ cho anh ta thấy một tấm vải dài mang một hình ảnh được in vào của một con người và ra lệnh cho anh nầy thờ lạy, bằng hôn chân ba lần”. [ Chúng ta chờ bà Frale chứng minh điều nầy,nhất là hình ảnh ‘in’ vào tấm khăn liệm, vì theo như được biết, phải nhờ đến kỹ thuật chụp tối tân mới nhìn thấy bóng mờ khuôn mặt ‘Chúa Giêsu chịu mai táng’ xuất hiện. BTGH]

VÀO CHUNG KẾT DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI CÓ ẢNH HƯỞNG NHẤT THẾ GIỚI

(CNS 07.04) Các bạn sẽ không trông đợi nhìn thấy một nữ tu ở Philadelphia phục vụ những người vô gia cư nằm vào danh sách 100 người có ảnh hưởng nhất trên thế giới. Soeur Mary Scullion Dòng Chúa Xót Thương, đồng sáng lập và là giám đốc điều hành Dự Án HOME đã được kể tên vào chung kết trong danh sách năm 2009 do tạp chí TIME bầu chọn. Người ta gọi Soeur là « Mẹ Têrêxa Philadelphia ». Đến trưa ngày 06.04, Soeur được xếp hàng 37 trong 204 người được đề cử tiếp tục được bầu chọn trực tuyến, xếp ngay sau Đức Đạ-lai Lạt-ma. Danh sách nầy gồm những nhân vật chính phủ,khoa học,công nghệ và nghệ thuật. Soeur đã giúp hạ thấp tỷ lệ ngừơi vô gia cư xuống một nửa trong thành phố Tình Huynh Đệ và 95% những người đã được nhận DựứAn HOME không báo giờ bị tái cảnh vô gia cư, « một tỷ lệ thành công đã khiến cho chương trình nầy trở thành một kiểu mẫu cho hàng tá thành phố Mỹ khác ». Điểm yếu duy nhất của Soeur là ngoài Philadelphia, không nhiều người biết đến vị nữ tu nầy.

TRUYỀN HÌNH TRUNG QUỐC PHÁT CHƯƠNG TRÌNH VỀ VỊ THỪA SAI DÒNG TÊN NGƯỜI ĐỨC

(UCAN 07.06) Truyền hình nhà nước Trung Quốc vừa mới có  buổi phát một phim tài liệu về một Vị thừa sai người Đức ở thế kỷ 17 khiến cho người Công giáo lục địa ngạc nhiên thich thú. Chương trình được phát lần thứ nhất vào tốu 22.03 trên truyền hình trung ương, đề cao Cha Dòng Tên Johann Adam Schall von Bell ( 1491 – 1666) đã cống hiến to lớn để nghiên cứu khoa học và thiên văn ở Trung Hoa và cũng giảng đạo ở lục địa. phim tài liệu dài 35 phút nầy cũng nêu bật việc Cha hành động như một nhọp cầu trong việc cổ vũ sự hiểu biết cảm thông lớn hơn giữa các nền văn hoá Đông Tây. Chương trình do Ban Kế Hoạch Kuangchi ở Đài Loan và Tập Đoàn Phát Thanh Nam Kinh,lục địa Trung Quốc, sản xuất, được phát lại vào sáng và tốu ngày 23.04. Các tin tức lan đi mau chóng qua các trang Web, các nhóm thư điện-tử Công giáo đã làm phát sinh phấn khích trong giới Công giáo Trung Quốc.Chương trình phát nầy là một phần của loạt phim tài liệu «  Thăm Dò » (Exploring) trên kênh  CCTV 10, chủ yếu về khoa học và các vấn đề giáo dục khác. Cha Schall sinh trong một gia đình qúy tộc ở Cologne, Đức. Ngài gia nhập Dòng Tên năm 1611 và đựôc sau\i sang Trung Hoa qua ngã Lisbon. Được cho vào trong triều đình hoàng đế ở Bắc Kinh năm 1623 và giúp cho Xu Guangqi, một tín hữu Công giáo và là quan lớn của triều đại Nhà Minh, cải tổ lịch Trung Hoa. Kiến thức sâu rộng của Ngài về thiên văn họ và toán học khiến người dân Trung Hoa rất kính trọng Ngài. Ngài qua đời tại Bắc Kinh năm 75 tuổi, dưới triều nhà Thanh ( 1644 – 1911)

NHỮNG PHỤ NỮ ẤN GIÁO VÀ CUỐN SÁCH VỀ KINH THÁNH

(UCAN 08.04) Hai nữ giáo viên trung học Ấn-giáo, biên tập cũng như góp công soạn một cuốn sách về Kinh Thánh, cho biết họ nhìn thấy những mối dây ràng buộc gần gũi giữa Kinh Thánh và văn chương. Cô Sukanya Dasgupta dạy ở Trung học Loretto,trường do Giáo Hội điều hành ở Kolkata, Đông Ấn,nói :” Ảnh hưởng của Kinh Thánh thâm nhập khắp nơi đến nỗi không ai có thể nghĩ về văn chương mà không tham chiếu về Kinh Thánh”. Cô và đồng nghiệp,Mangala Gauri Chakraborty, đồng biên tập cuốn “Lời và Thế Giới” (The Word and The World) đề cập đến Kinh Thánh và ảnh hưởng của nó trên thế giới. Cả hai đều viết bài cho cúôn sách nầy  đã đựơc phát hành ngày 25.03. Sách có 2 phần, dày 192 trang với 11 bài viết,bảy trong đó là từ một hội thảo năm 2007 về Kinh Thánh diễn ra ở tại trường trung học nầy. Hai trong số những người viết là linh mục Dòng Tên; số còn lại là tín đồ Ấn giáo,đều là học giả văn chương Anh. Cha Albert Huart cho biết lòng kính trọng, sự nhạy bén và tính uyên bác mà các cây bút tỏ cho thấy đối với Sách Thánh Kitô giáo khiên Ngài ngạc nhiên.Tuy vậy, Cha Christian Mignon cho biết một số phân tích trong sách về Chúa Giêsu và Gíao Hội là không đúng.

SÁCH VÀ LUẬN VĂN THÁO DỠ TRUYỀN THUYẾT ÁC Ý VỀ ĐỨC PIÔ XII

(CAN 07.04) Nhà phân tích Vatican Sandro Magister đưa tin tuần vừa qua Vatican “đã  phát hành hai cuốn sách mới nhằm bênh vực Đức giáo hoàng Piô XII, vị Giao Hoàng gây tranh cãi nhất thế kỷ 20. Cả hai [văn kiện] nhắm dỡ bỏ “truyền thuyết đen về Người”. Cha cho biết rằng  cuốn “Bênh Vực Đức Piô XII. Những Lý Chứng [tóm tắt]Lịch Sử” đã bày bán ở Ý, do NXB Masilio, do các tác giả thuộc nhiều nền văn hoá và tôn giáo khác nhau, kể cả hai người Do Thái, nhưng mọi người đều nhất trí minh oan cho Đức giáo hoàng Eugenio Pacelli”. Sách kết thúc với diễn văn Đức Biển Đức XVI đọc ngày 08.11.2008 tại hội nghị “về di sản giáo huấn của Đức Piô XII”. Cuốn thứ hai là một luận văn được đăng trong lần in gần đây nhất của “La Civilita Cattolica”, tạp chí được Phủ Quốc Vụ  Khanh xét duyệt trước khi phát hành. Tác giả là linh mục Dòng Tên Giovanni Sale, một sử gia chuyên môn về Giáo Hội ở thế kỷ 20. Tựa đề cuốn sách nầy cũng đi thẳng vào tâm vấn đề:”Sự ra đời truền thuyết  đen về Đức Piô XII”. Bài luận văn nầy tham chiếu những nhóm “ xã hội – Công giáo’ ngay từ thập niên 1940 đã tố cáo Đức Piô XII về sự im lặng đồng loã với những hành vi tàn bạo của Đức quốc xã. Ngài cũng trích dẫn triết gia Công giáo Jacques Maritain bấy giờ là đại sứ Pháp tại Toà Thánh..

TIỀP TỤC GÂY ÁP LỰC LÊN ĐẠI HỌC NOTRE DAME

(CWNews 08.04) ĐHY Francis George giáo phận Chicago,chủ tịch HĐGM Hoa Kỳ, đã đã làm sáng tỏ nhận xét của Ngài,rằng “Đại Học Notre Dame đã không hiểu thế nào là Công giáo”, khi quyết định trao bằng danh dự cho tổng thống Barack Obama. Phát biểu rằng những lời bình luận đầu tiên của Ngài không hề có ý phân biệt đối xử, ĐHY George [ Ngài vừa nhập viện vì bệnh tim] dù thế cũng đã khuyến khích tín hữu giáo dân tiếp tục tiếp xúc với đại học nầy.”Hãy lấy hết tinh thần trách nhiệm để viết cho họ, không phải cho chúng tôi (các giám mục). Các giám mục không kiểm soát được đại học Notre Dame…Nay thật không may là những thảo luận nầy trở nên phức tạp do đã bị công khai hoá, nhưng nguyên tắc sau đây luôn đúng thật : không đại học nào,không giám mục nào, không giáo xứ nào có thể đơn phương quyết định và có thể bị ngạc nhiên vì phản ứng do bất kỳ ai khác tự gọi mình là Công giáo lại có thể làm thế với nó, nhất là quanh một vấn đề đang gây chia rẻ sâu sắc như là bảo vệ sự sống con người trong lòng các bà mẹ”.

KHIẾU KIỆN VỚI ROMA VỀ VIỆC ĐÓNG CỬA CÁC GIÁO XỨ Ở HOA KỲ

(CWNEws 08.04) Các tín hữu Công giáo chống lại việc đóng cửa giáo xứ trong 8  giáo pphận, đã tham gia làm đơn thỉnh nguyện lên Vatican, yêu cầu các giám mục Hoa Kỳ phải thương lượng với giáo dân trước khi đóng cửa các nhà thờ giáo xứ. Đơn thỉnh nguyện lưu ý rằng có hơn 1.000 giáo xứ Hoa Kỳ đã bị cho vào danh sách bị đóng cửa trong thời gian gần đây. Mặc dù nhiều nhóm giáo xứ đã khiếu kiện quyết định của các giám mục, Vatican đã kiên định hậu thuẫn quyền của các giám mục về việc đóng cửa các giáo xứ.

IRAQ: 5 KITÔ HỮU BỊ SÁT HẠI. TIẾP TỤC CUÔC DI CƯ TRƯỚC BẠO LỰC

(Zenit 08.03) Theo tin Hãng AsiaNews, 5 kitô hữu bị sát hại ở kirkuk,Bagdad và Mosul giữ cuối tháng ba và đầu tháng tư (từ 31.03 đến 04.04.2009) . Đức TGM Louis Sako,giáo phận Kirkuk, yêu cầu các Kitô hữu cầu nguyện trong Tuần Thánh nầy để cho ‘máu các tử vì đạo đem lại hoà bình”. Đức TGM lo sợ rằng những vụ bạo lực nầy vốn dường như không bao giờ chấm dứt, chỉ làm cuộc “di cư” cua các Kitô-hữu thêm trầm trọng và hai ngàn năm lịch sử sẽ bi xóa khỏi bản đồ Iraq.

 

NGĂN CẢN NẠO PHÁ THAI KHÔNG PHẢI LÀ MỘT VÁN ĐỀ CHINH TRỊ

(Zenit 08.04) ĐHY Antonio Canizares, Tổng trưởng Thánh bộ Phương Tự và Kỹ Luật Bí Tích, trong bài giảng lễ lá tại nhà thớ chính toà Toledo,Tây Ban Nha, đã nhấn mạnh : “ Ngăn cản nạo phá thai không phải là một vấn đề chính trị,mà đơn thuần là một vấn đề nhân đạo”….”…không thể có việc nới rộng luật về nạo phá thai, bởi vì luật nầy chống ại con người và chống lại các kế hoạch của Thiên Chúa, chống lại thập giá Chúa Kitô, nơi có chân lý Thiên Chúa và sự thật con người, con người được yêu thương đến cùng, con người xứng đựơc hửơng tình yêu vô tận nầy”. Ngài nói thêm :” Đâykhông pảhi là vân đề đảng phái. Trước thánh giá Chúa Kitô,chúng ta không thể từ chối Chúa Kitô lần nữa vì nơi Người ‘được xây dựng mọi tình yêu thương, mọi chân lý và sự cao cả của con người vốn cần phải được kính trọng, ước ao, yếu mến”

CARITAS VỚI G 20 : GIỮ LỜI HỨA TRỢ GIÚP QUỐC TẾ

(Zenit 09.04) Caritas hoan nghênh những cam kết mới được đưa ra trong kỳ họp thượng đỉnh G 20 [ các nước paht triển và đang phát triển,họp ở Luân Đôn vào ngày 02.04] liên quan đến các trợ giúp quốc tế và các mục tiêu phát triển,nhưng lo ngại các nguyên thủ không làm đủ để tránh cho hằng triệu ngừơi chìm trong nghèo đói. Blandine Bouniol, phụ trách Caritas về hợp tác quốc tế, ghi nhận rằng G 20 tái khẳng định việc trích 0,7 % tổng thu nhập cho trợ giúp nước ngoài,nhưng Caritas vẫn nghi ngờ việc G 20 giữ  lời hứa, vì một số nước hứa cho nay đang có kế hoạch cắt giảm ngân sách,vả lại cũng chưa có kế hoạch cụ thể nào. Ngay cả hội nghị LHQ về ảnh hưởng cuộc khủng hoảng trên phát triển, dự trù diễn ra vào tháng 6 cũng không được nêu ra.

GIÁO HỘI ĐÀI LOAN PHÂN PHAT GẠO CHO CÁC NẠN NHÂN CUỘC KHỦNG HOẢNG

(Zenit 09.04) Theo tin Hãng EDA (Hội Thừa Sai Paris),tại Cao-Hùng, Đài Loan, Giáo Hội Công giáo phân phát gạo cho các nạn nhân cuộc khủng hoảng kinh tế. Trong một số quốc gia Á Châu, trước đây những ngừơi trở lại Thiên Chúa giáo để có được mức sống kinh tế khá hơn, được gọi là ‘đạo gạo ‘ (nguyên văn : bao gạo – sac de riz). Với Dominique Kao Hung-po,phụ trách chiến dịch « Bánh Hằng Ngày » nầy, thì việc phân phát gạo nầy không hề có mục đich chiêu mộ người theo Đạo. Anh đã trình với ĐGM Peter Liu Cheng-chung và đã đưa ra cuộc vận động quyên góp tiền bạc và lương thực nơi ngừơi Công giáo cũng như ngoài Công gíao. Theo thống kê của chính phủ, con số thất nghiệp tháng 02 là 624.000, vượt tháng Giêng 46.000, đạt tỷ lệ 5,8%, rất  cao đối với một quốc gia có 23 triệu dân. Đài Loan có trợ cấp thất nghiệp,nhưng theo Dominique Kao, những mắt lưới xã hội bỏ sót rất nhiều người.

DÒNG PHAN-SINH SẮP MỪNG KỶ NIỆM 800 NĂM THÀNH LẬP

(CNS 09.04) Khoảng 1.800 tu sĩ Dòng Phan Sinh từ khắp thế giới được trông đợi sẽ đến thánh phố Atxidi trên đồi Umbrian,, nước Ý, để mừng kỷ niệm 800 năm ngày Đức giáo hoàng  Innôcentê III phê chuẩn hiến pháp Dòng Phan Sinh vào năm 1209. Lần đầu tiên,các đại biểu từ bốn chi nhánh chính của Dòng sẽ gặp nhau tại Atxidi, nơi chôn nhau cắt rốn của Vị sáng lập, Thánh Phanxicô, để tham dự Tu Nghị Quốc Tế Mats [những cái chiếu] từ 15 đến 18 tháng 4. [Tên gọi Tu Nghị Mats có từ năm 1221 khi Thánh Phanxicô mời hơn 3.000 tu sĩ Dòng đến tại nhà nguyện Portiuncula ở Atxidi, để tham dự hội nghị chung hoặc Tổng Tu Nghị. Vì thánh phố bé nhỏ nầy  không chứa hết được con số lớn khách mời nầy, cho nên các tu sĩ Dòng phải ở trong những cái chòi làm bằng tranh và ngủ trên những tấm chiếu].

[PHÁI] “THẦN CHẾT” (St.Death) KÊU GỌI THÁNH CHIẾN CHỐNG LẠI GIÁO HỘI CÔNG GIÁO

(CWNews 09.04)  Tiếp theo sau việc vừa mới đây các lực lượng an ninh Mexico phá hủy các nơi thờ cúng của phái ‘Thần Chết”, lãnh đạo giáo phái nầy,David Romo, đã kêu gọi ‘một cuộc thánh chiến’ chống lại Giáo Hội. Một phát ngôn nhân của Tổng giáo phận Thành phố Mexico cho biết rằng” việc thờ kính nầy là mê tín dị đoan và dẫn đến việc thờ lạy ma qủy’ và rằng dân chúng “phải hết sức thận trọng, bởi vì nó không phải là một điều vô nghĩa hoặc vô thưởng vô phạt” [Qúy vị cần một vài tài liệu về ‘Giáo phái Thần Chết”, xin vui lòng cho biêt để kính gửi.BTGH]

GIÊRUSALEM : LÀM MỚI “NHÀ TIỆC LY”

(Echo d’Israel 10.04) Các công việc đựơc bắt đầu từ hai tháng qua,khi đã xác định chặng dừng chân của Đức Thánh Cha vào ngày 12.05 trong cuộc tông du Thánh Địa. Dưới sự điều khiển của Avi Massiah, kiến trúc sư chuyên môn về bảo tồn di sản, các nghệ sĩ hết sức nhiệt tình với công việc làm mới Nhà Tiệc Ly trên Núi Sion ở Giêrusalem, đã hoàn tất việc phục hồi nội thất một trong những nơi có ý nghĩa tượng trưng nhất của Kitô giáo. Căn phòng nơi diễn ra Tịêc Ly gần như vuông vức – 15 m x 12 m – và khá nhỏ bé. Công việc thứ hai, sửa lại mái bằng kẽm bắt đầu có dấu hiệu bị thấm nước, sẽ được khởi sự ngay sau chuyến thăm của Đức Thánh Cha. Toà nhà hiện tại do quân Thập Tự Chinh xây trên những vết tích một nhà thờ byzantin thế kỷ thứ 4 vốn bao phủ một vùng đất rộng hơn nhiều, nơi chỉ riêng nó đã quy tụ ba tôn giáo độc thần: truyền thống Do Thái đặt mộ vua David ở tầng trệt, Nhà Tiệc Ly ở tầng trên và trên mái nhô lên cái tháp của một đền Hồi giáo, được xây cất ngay khi Hồi giáo trục xuất các tu sĩ Dòng Phan-Sinh vào thế kỷ 15 . Nơi nầy bị cấm đối với người Do Thái giáo và Kitô giáo cho đến năm 1948. Sau các trận giao tranh nằm 1948 giữ người Do Thái và  Ả Rập, vùng đất nầy nằm bên ngoài bức tường phía nam của thành phố cổ, trở thành một phần Tây Giêrusalem.

 


Về Trang Mục Lục