ĐỨC BÊNÊĐICTÔ XVI TRẢ LỜI PHHỎNG VẦN TRÊN ĐƯỞNG ĐẾN AMMAN

XBVN Trong chuyến bay từ Roma đến Amman, Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI đã trả lời câu hỏi của các nhà báo.

H (Câu hỏi). Cuộc du hành nầy đến vào một thời điểm rất tế nhị đối với Trung Đông. Những căng thẳng rất mạnh mẽ tiếp theo sau khủng hoảng ở Gaza,nơi mà người ta nghĩ là Đức Thánh Cha có thể sẽ đi đến.Ít ngày sau cuộc hành trình nầy của Người,các nhà chức trách chính trị Israel và Nhà cầm quyền Palestine sẽ gặp tổng thống Hoa Kỳ. Đức Thánh Cha có nghĩ mình mang đến một đóng góp vào tiến trình hoà bình có vẽ như bị sa lầy?

Đ (Đức Thánh Cha). Trước hết tôi muốn cám ơn các Vị vì công việc của các nhà báo. Về những gì trong câu hỏi, tôi tìm cách đóng góp vào nền hoà bình không phải với tư cách cá nhân,mà là nhân danh Giáo Hội Công giáo, nhân danh Toà Thánh.Chúng tôi không phải là một thế lực chính trị, nhưng là một sức mạnh tinh thần và sức mạnh tinh thần nầy là một thực tại có thể ủng hộ tiến trình hoà bình tiến tới. Tôi nhìn thấy ba cấp độ.

Với tư cách tín hữu, chúng tôi xác tín rằng lời cầu nguyện là một sức mạnh thật sự,mở thế giới ra với Thiên Chúa. Chúng tôi xác tín rằng Thiên Chúa lắng nghe và có thể hành động trong lịch sử. Tôi cho rằng nếu hàng triệu tín hữu cầu nguyện, thì điều đó sẽ ảnh hưởng đến sự tiên bộ của hoà bình.

Tiếp đến, chúng tôi tìm cách giúp đào tạo các lương tâm. Lương tâm là khả năng làm cho con người nhận thức được chân lý,nhưng khả năng nầy thường hay bị cản trở vì các lợi ích riêng tư. Giải thoát lương tâm bằng việc mở ra nhiều hơn với chân lý,với những giá trị thật, là trách nhiệm lớn lao của Giáo Hội, bổn phận giúp nhận biết những giá trị thật sự nầy và giải thoát mình khỏi những lợi ích riêng tư.

Điểm thứ ba, chúng tôi cũng nói với lý trí. Chính vì Giáo Hội không phải là một thế lực chính trị, cho nên Giáo hội có thể dễ dàng, dưới ánh sáng đức tin, nhận thức được những tiêu chuẩn thật sự, giúp hiểu biết những gì góp phần vào hoà bình và nói với lý trí, ủng hộ những lập trường hợp hợp lý.

H. Với tư cách là nhà thần học,Người đã suy tư về gốc rễ duy nhất làm cho Kitô hữu và tín hữu Do Thái giáo xích lại gần nhau. Làm thế nào mà mặc cho những nỗ lực đối thoại, vẫn cứ thương có những hiểu lầm? Người nhìn thấy ra sao tương lai cuộc đối thoại nầy giữa hai cộng đồng?

Đ. Việc chúng tôi có cùng gốc rễ,cùng những Sách Cựu Ước mà với người Do Thái cũng như với chúng tôi là sách Mạc Khải, là quan trọng. Nhưng lẽ tự nhiên là sau hai ngàn năm lịch sử phân biệt và tách rời nhau, không nên ngạc nhiên vì sao có những hiểu lầm. Những truyền thống giải thích, truyền thống ngôn ngữ, tư duy, hết sức khác nhau, đã hình thành. Loại trật tự theo nghĩa ngữ khác biệt nhau nầy khiến cho cũng những từ ngữ ấy lại biểu thị những điều khác nhau về mặt nầy hoặc mặt khác. Và trong khi sử dụng các từ ngữ, mà theo dòng lịch sử đã hình thành những định nghĩa khác nhau, dĩ nhiên sẽ làm nẩy sinh những hiểu lầm. Chúng tôi phải làm tất cả để người nầy học hỏi ngôn ngữ của người kia,và theo tôi thì chúng tôi đã đạt được nững tiến bộ lớn lao. Ngày nay chúng tôi đã có khả năng là những người trẻ tuổi, các giáo sư thần học tương lai, học tập ở Giêrusalem, ở Đại học thuộc Đạo Do Thái, trong khi những người Do Thái có những tiếp xúc hàn lâm với chúng tôi. Như vậy đang có một sự gặp gỡ giữa hai trật tự ngữ nghĩa học. Với viêc học tập lẫn nhau, chúng tôi tiến tới trong con đường đối thoại. Người nầy học hỏi người kia và tôi chắc chắn và xác tín rằng chúng tôi đang đạt được những tiến bộ. Và điều nầy cũng sẽ giúp cho hoà bình và cả yêu thương lẫn nhau.

H. Cuộc hành trình nầy có hai chiều kích chính yếu đối với đối thoại với Hồi giáo và Do Thái giáo. Sẽ có chăng một thông điệp chung liên quan đến cả ba tôn giáo vốn đếu giành Abraham cho mình?

Đ. Chắc chắn rồi. Có một thông điệp chung và đó sẽ là cơ hội để nhắc lại thông điệp nầy và mặc cho sự đa dạng về nguồn cội, chúng tôi có những gốc rễ chung bởi vì Kitô giáo phát sinh từ Cựu Ước. Tân Ước sẽ đã không tồn tại nếu không có Cựu Ước, bởi vì Tân Ước tham chiếu vĩnh viễn Sách Thánh, nghĩa là Cựu Ước. Nhưng Hồi giáo cũng sinh ra trong một môi trường đã có Do Thái giáo cũng như một số luồng tư tưởng Kitô giáo , Kitô giáo –Do Thái , Kitô giáo Byzantin Antiokia hiện diện ở đó. Những tình huống nầy đều có phản ảnh trong truyền thống Coran đến mức chúng tôi có rất nhiều điều chung nhau mà khởi đầu bằng đức tin vào Thiên Chúa độc nhất. Vì thế mà cần phải có một cuộc đối thoại song phương với Do Thái giáo và với Hồi giáo, nhưng cũng cần một cuộc đối thoại ba bên. Tôi đã đồng sáng lập một hội vì đối thoại giữa ba tôn giáo và trong hội nầy có những nhân vật như Đức Thượng Phụ Damaskinos và Đại Giáo sĩ Do Thái giáo ở Pháp Réne Samuel Sirat. Hội nầy cũng đã phát hành các sách của ba tôn giáo là Kinh Coran,Tân Ước và Cựu ước. Đối thoại ba bên vì thế phải được theo đuổi và nó rất cần thiết cho hoà bình và, hãy nói thế nầy, nó cần thiết để sống tôn giáo riêng của mình một cách tốt đẹp.

H. Người thường gợi ra vần đề giảm sút con số Kitô hữu ở vùng cận và trung đông, nhất là ở Thánh địa. Đó là một hiện tượng có nhiểu nguyên nhân khác nhau có tính chất chính trị,kinh tế và xã hội. Người ta có thể làm gì để giúp cho sự hiện diện Kitô giáo trong vùng nầy? Người hy vọng mình sẽ đóng góp được gì qua chuyến hành trình nầy? Có một tương lai cho các Kitô hữu nầy chăng? Người có một thông điệp riêng cho các Kitô hữu ở Gaza sẽ đến gặp Người tại Bê-lem chăng?

Đ. Dĩ nhiên là có hy vọng! Thời điểm hiện tại đang có khó khăn,nhưng cũng là một thời điểm hy vọng vào một khởi điểm mới,một cái đà mới trên con đường hoà bình. Chúng tôi muốn khuyến khích các Kitô hữu ở Thánh Địa và ở khắp vùng trung đông hãy ở lại, hãy cống hiến cho quê hương nơi chôn nhau cắt rốn của họ, bởi vì họ là thành phần cấu thành quan trọng của đới sống các vùng miền nầy. Bên cạnh những khích lệ và cầu nguyện nầy, Giáo Hội có tại chỗ những trường học và bệnh viện cho thấy một sự hiện diện rất cụ thể. Những trường học của chúng tôi đào tạo một thế hệ sẽ đáng kể trong đồi sống công cộng. Chúng tôi đang thành lập một đại học Công giáo ở Jordanie và tôi cho là một viễn cảnh to lớn khi giới trẻ Hồi giáo và Kitô giáo gặp gỡ nhau và học tập chung với nhau. Trường đại học sẽ đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi cho việc phá triển một lớp ưu tú Kitô giáo được chuẩn bị tốt để làm việc cho hoà bình. Các trường học và bệnh viện của chúng tôi căn bản để đem cho các Kitô hữu một tương lai. Rất nhiều tổ chức Công giáo giúp đỡ các Kitô hữu và động viên họ ở lại trong đất nước mình. Tôi hy vọng các Kitô hữu sẽ ở lại và sẽ tìm thấy được lòng dũng cảm, sự khiên nhường và đóng góp vào tương lai cho những đất nước nầy”.

(VIS 09.05.2009)

Giuse Nguyễn Thế Bài chuyển ngữ.

 


Về Trang Mục Lục