GIÁO SĨ DO-THÁI XIN ĐỨC THÁNH CHA NÓI TÍN ĐỒ DO-THÁI-GIÁO KHÔNG CẦN TRỞ LẠI

 

(CWNews 12.05) Giáo sĩ Shear Yashuv Cohen, đồng chủ tịch Uỷ Ban song phương của Toà đại giáo sĩ Israel và Toà Thánh, người đã [được mời] thuyết trình tại Thượng Hội Đồng Giám Mục tháng 10 vừa qua, đang thuyết phục Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI tuyên bố công khai rằng các tín hữu Do Thái giáo không cần phải trở lại Đạo Công giáo. Ông viết :

Trong Công Đồng Vatican II và trong văn kiện Nostra Aetate, đã nói rõ là Giáo hội Công giáo sẽ không nỗ lực để làm cho tín đồ Do Thái giáo trở lại. Đúng hơn, dân tộc Do Thái nên tiếp tục đức tin của cha ông họ như được bày tỏ trong Kinh thánh cũng như trong các sách giáo sĩ Do Thái giáo. Dân tộc Do Thái vẫn là một dân tộc của Giao Ước Thiên Chúa,một dân tộc được thiên Chúa chọn để đem Kinh thánh cho thế giới. Nói một cách đơn giản, Giáo Hội Công giáo đã chấp nhận nguyên tắc thần học rằng tín đồ Do Thái giáo không cần thay đổi đạo của họ để được hưởng ơn cứu chuộc. Tôi hy vọng Người sẽ lợi dụng dịp thăm viếng Israel để lập lại sự việc nầy…Tôi cũng hy vọng có được sự giúp đỡ của người với tư cách là một nhà lãnh đạo tôn giáo – cũng như sự giúp đỡ của toàn thế giới tự do – bảo vệ,bênh vực và cứu nước Israel, quốc gia độc nhất và duy nhất có chủ quyền của “Dân Tộc Kinh Thánh” khỏi tay các địch thù.

Văn bản Nostra Aetate (Tuyên ngôn CĐ Vatican II về Quan Hệ của Giáo Hội với các Tôn giáo ngoài Kitô giáo) không có vẻ nói về vấn đề sự trở lại của tín đồ Do Thái giáo. Thăm dò chiều sâu mầu nhiệm Giáo Hội, Thánh Công Đồng nầy nhắc lại những mối dây thiêng liêng nối kết dân tộc Giao Ước Mới với dòng tộc Abraham.Giáo Hội Chúa Kitô thừa nhận rằng trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa, khởi đầu đức tin và sự tuyển chọn của Giáo Hội là được tìm thấy nơi các tổ phụ, Môsê và các tiên tri. Giáo Hội tuyên xưng rằng môi tín hữu của Chúa Kitô, những kẻ là con cái của Abraham với tư cách là những kẻ tin (x. Gl 3,7), được kể vào số những người trong cùng lời gọi của tổ phụ và rằng ơn cứu độ của Gáio Hội được hình dung trước mọt cách mầu nhiệm trong cuộc xuất hành của dân Chúa chọn từ vùng đất nô lệ. Vì lý do nầy Giáo Hội nkhông thể quên rằng Giáo Hội nhậnn được mạc khải Cựu Ước bằng con đường của dân tộc mà trong lòng xót thương khôn tả của Người, Chúa đã thiết lập giao ước cũ với. Đồng thời Giáo hội cũng không thể quên rằng Giáo Hội rút của ăn nuôi sống từ cây ơ-liu tốt lành ấy trên đó các nhành ô-liu dại của các dân ngoại đã được tháp vào (x.Rm 11,17-24). Giáo Hội tin rằng Chúa Kitô,Đấng là an bình của chúng ta, đã bằng thập giá của Người hoà giải người Do Thái và Dân Ngoại và làm cho họ trở nên một trong chính Người (x. Ep 2,14-16).

Cũng vậy, Giáo Hội luôn ghi nhơ những lời của Thánh Phaolô tông đồ về những bà con của Ngài: “Họ là những người Israel và thuộc về họ phận làm con,vinh quang, các giao ước,việc ban lề luật, việc thờ phượng và các lời hứa; thuộc về họ các tổ phụ và thuộc về chủng tộc của họ về mặt nhục thể là Chúa Kitô” (Rm 9,4-5) , người con của Đức Trinh Nữ Maria. Giáo Hội, tuy vậy, cũng luôn nhớ rằng các tông đồ, những trụ cột mà Giáo Hội đứng trên đó, là những người thuộc dòng dõi Do Thái, cũng như nhiều người trong số các môn đệ đầu tiên loan truyền Tin Mừng Chứa Kitô cho thế giới.

Như các Sách Thánh đã chứng thực, Giêrusalem đã không công nhận thời giờ của Chúa khi nó đến (x, Lc 19,42) Đa số người Do Thái không chấp nhận Tin Mừng; ngược lại, nhiều người chống lại viêc phổ biến Tin Mừng (x.Rm 11,28). Tuy vậy Thánh Phaolô Tông Đồ vẫn giữ ý kiến là người Do Thái vẫn được Chúa yêu qúy vì các tổ phụ, vì Thiên Chúa không lấy lại những ân huệ mà Người đã ban tặng hoặc sự lựa chọn của Người. Cùng với các tiên tri và cũng vị tông đồ ấy,Giáo Hội chờ đợi ngày mà chỉ có Thiên Chúa biết, khi tất cả mọi dân tộc sẽ kêu cầu Thiên Chúa bằng một tiếng nói duy nhất và “chung vai sát cánh phụng vụ Người” ( Xp 3,9;x.Is 66,23; Tv 65,4; Rm 11,11-32)

Do Kitô hữu và tín đồ Do Thái giáo có chung một di sản thiêng liêng như thế, Thánh Công Đồng Chung Vatican II ước ao cổ vũ sự cảm thông và hiểu biết nhau hơn nữa. Điều nầy có thể có được một cách đặc biệt, qua con đường tìm hiểu Kinh Thánh và thần học cũng như qua các thảo luận thắm tình huynh đệ.

Ngay dù nhà cầm quyền Do Thái và những kẻ theo sự lãnh đạo của họ đã đòi hỏi cái chết của Chúa Kitô(x. Ga 19,6), thì hết mọi người Do Thái lúc bấy giờ cũng như người Do thái ngày nay,không có phân biệt nào, không thể bị buộc tội về những tội ác đã phạm suốt trong cuộc khổ nạn của Người. Đúng thật Giáo Hội là dân tộc mới của Thiên Chúa, nhưng không được nói về người Do Thái như những kẻ bị loại bỏ hoặc bị nguyền rủa. Bởi thế, mọi người phải thận trọng, đừng để trong khi dạy giáo lý hoặc rao báo Lời Chúa, mà lại giảng dạy một điều gì không phù hợp với chân lý thông điệp Tin Mừng hoặc tinh thần của Chúa Kitô.

Quả thật Giáo Hội khiển trách mọi hình thức bách hại chống lại bất kỳ ai mà nó hướng tới. Trong khi nhắc nhớ di sản chung có với người Do Thái và không phát xuất từ bất cứ lý do chính trị nào, một chỉ vì động cơ đạo đức của Đức Ái Kitô giáo, Giáo Hội lấy làm tiếc về những hận thù,những biểu lộ chủ nghĩa bài Do Thái ở bất kỳ lúc nào hoặc từ bất cứ nguồm gốc nào chống lại người Do Thái.

Giáo Hội đã luôn tin và tiếp tục tin rằng Chúa Kitô từ tình yêu vô biên, đã trải qua đau khổ và cái chết vì tội lỗi của hết mọi người, để mọi người có thể đạt tới ơn cứu độ. Bổn phận của Giáo Hội, vì thế, nằm trong việc rao truyền để công bố thập giá Chúa Kitô như là dấu chỉ tình yêu phổ quát của Thiên Chúa và là nguồn mạch mọi ân sủng.

Giuse Nguyễn Thế Bài

 


Về Trang Mục Lục