TỔNG HỢP

TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

(TUẦN TỪ 11.05 ĐẾN 17.05.2009)

 

VATICAN : CÁC BỔ NHIỆM MỚI

(VIS 10.05) Ngày 09.05,công bố thư bằng tiếng la-tinh, trong đó Đức Thánh Cha bổ nhiệm:

+ ĐHY Jose1 Saraiva Martins, làm đặc phái viên của Người tại lễ kỷ niệm 50 năm linh địa Chúa Kitô Vua Almada (Bồ Đào Nha), 17.05. Tháp tùng        ĐHY có ĐGM Jose1 Joao Aires Lobato, tổng đại diện giáo phận Setubal và Cha Mario Rui Leal Padras,quản xứ St.Nicolas giáo phận Lisbonne.

+ ĐHY Angelo Sodano, Niên trưởng Hồng y đoàn, làm đại diện Đức giáo hoàng tại lễ kỷ niệm một ngàn năm truyền giáo Lituanie (ngày 06.07)

+ ĐHY Peter Kodwo Appiah Tukson; ĐFHY Claudio Hummes; ĐHY Jean-Claude Turcotte; ĐGM Erwin Joseph Ender; ĐGM Felix del Blanco Prieto ;     ĐGM Nikola Eterovic; ĐGM Oscar Zoungrana và Cha Adolfo Nico las Pachon,Dòng Tên, làm thành viên Thánh Bộ Rao Giảng tin Mừng Các Dân         Tộc (truyền giáo).

+ ĐHY Agostino Vallini; ĐHY Jorge Liberato Urosa Savino và ĐHY Odilo Pedro Scherer làm thành viên Hội Đồng Hồng Y phụ trách các vấn đề chức     năng và kinh tế của Toà Thánh.

 

MƯỜI LĂM NĂM THÀNH LẬP PHONG TRÀO GIA ĐÌNH HONG KONG

(Fides 10.05) “Nếu tỉnh yêu hiện trong một gia đình, thì Chúa Kitô Phục Sinh ở giữa gia đình ấy”. Đó là lởi Đức Tân Giám Mục Hong Kong John Tong, cổ vũ 38 gia đình khi họ tuyên lại lời hứa ngày kết hôn trước mặt Ngài, nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Phong Trào Gia Đình Hong Kong. Nghi lễ long trọng diễn ra vào ngày 15.04 tại đại chủng viện Chúa Thánh Linh, đúng ngày Đúc Cha John Tong nhận nhiệm sở giám mục. Cha Giampietro, sáng lập Phong Trào, đã nhấn mạnh rằng “sự tăng trưởng các thành viên gia đình là thành công lớn lao nhất của 15 năm nầy”. Trong 38 gia đình tuên lại lời hứa nầ, có một ít gia đình ở lục địa. Văn Phòng giáo phận về đào tạo giáo dân và Caritas Hong Kong thuộc Ban điều hành Phong Trào. Hiện nay có 29 nhóm với 160 gia đình, 18 giáo xứ ở Hong Kong.

 

HOA KỲ : CẦU NGUYỆN CHO MỘT QUỐC GIA ĐANG TRÊN ĐƯỜNG ĐẾN “VĂN HOÁ SỰ CHẾT”

(CNS 11.05) Tổng trưởng Toà Án Tối Cao Ấn Ký Toà Thánh tại Vatican,Đức TGM Raymond L.Burke, nói với khoảng 1.300 tín hữu Công giáo hôm 08.05 rằng họ phải cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo chính trị Hoa Kỳ thay đổi đường lối chính sách đang dẫn đất nước vào một nền văn hoá “bài sự sống” và “bài gia đình”. Trong Bửa Ăn Sáng Cầu Nguyện Công giáo Toàn Quốc thường niên lần thứ sáu ở Washington, Đức TGM Hoa Kỳ Raymond L.Burke cũng gọi hành động của Đại học Notre Dame trao bằng danh dự cho tổng thống Obama là “nguồn mạch vụ tai tiếng lớn nhất” và đặt vấn đề về căn tính Công giáo của các cơ sở ở Indiana vì đã tôn vinh một chính trị gia ủng hộ nạo phá thai hợp pháp. Đức TGM Burke,nguyên TGM giáo phận St.Louis, bày tỏ sự phản đối của Ngài rằng một đa số cử tri Công giáo Mỹ đã bỏ phiếu cho ông Obama trong dịp bầu cử tháng 11 vừa rồi và nói họ phải suy tư về đường hướng mà Hoa Kỳ theo kể từ khi ông Obama nắm quyền. Đức TGM kể ra một chính sách cho phép tài trợ cho các tổ chức kế hoạch hoá gia đình ở ngoại quốc, xúi giục nhiều quốc gia hợp pháp hoá  nạo phá thai và hôn nhân đồng tính. Ngài kêu gọi tín hữu Công giáo Hoa kỳ “mở to đôi mắt trước tình hình nghiêm trọng ở đất nước chúng ta”, “phải rõ ràng và không được thoả hiệp” trong sứ mệnh giải thoát đất nước Hoa Kỳ khỏi sự dữ lớn lao về ngửa tránh thai và cái gọi là hôn nhân đồng tính.

 

KHOÁ HỌC CHO CÁC NHÀ NGOẠI GIAO DO TOÀ THÁNH TỔ CHỨC

(Zenit 11.05) Sau khi đã tổ chức vào năm 2007 cho Magheb và vùng Cận Đông và vào năm 2008 cho Châu Phi, lần thứ ba nầy sẽ dành cho người Châu Á về khoá học cho các nhà ngoại giao có tên là “Giáo Hội Công giáo và chính trị quốc tế của Toà Thánh”. ĐHY Renato Rafaele Mảtino, chủ tịch HĐ giáo hoàng về Công Lý và Hoà Bình,cho biết mục đích của khóa học mà tuần lễ đầu diễn ra từ ngày 11 tháng 05 ở Roma, tại Đại học Giáo hoàng Grêgôriana, là “ làm rõ về hành động của Toà Thánh” mà mục tiêu đầi tiên là hoà bình, cũng như bảo vệ và cổ vũ các quyền căn bản của con người. Tuần thứ hai ở Turin. ĐHY Renato giải thích tầm quan trọng đối với các nhà ngoại giao Châu Á tham gia và khoá học nầy. Ngài khẳng định :”Người dân Châu Á rất coi trọng ácc nền văn hoá của riêng họ, cổ xưa hơn các nền văn hoá phương Tây và có lẽ vì thế mà khó thâm nhập hơn đối với việc truyền bá Kitô giáo. Dù thế, là Kitô hữu, chúng ta và những truyền thống cổ xưa nầy, bắt đầu nhìn nhận nhau. Rất nhiều mục tiêu của chúng trùng khớp với các mục tiêu của Giáo Hội”.

 

NĂM LINH MỤC

(VIS 12.05) Đức Thánh Cha Biển Đức XVI khấng ban cho các linh mục và giáo dân ƠN TOÀN XÁ nhân dịp Năm Linh Mục (19.06.2009 – 19.06.2010),tôn vinh Thánh Gioan Mẩi Vianney, theo một sắc lệnh được công bố hôm nay và được ĐHY James Francis Stafford và ĐGM Gianfranco Girotti,Toà Ân Giãi Toà Thánh,ký. Năm Linh mục được khai mạc vào ngày kính trọng thể Thánh tâm Chúa Giêsu bằng một ngày thánh hoá linh mục. Đức thánh Cha sẽ chủ sự Giờ Kinh Tối trước di hải Thánh Nhân được ĐGM giáo phận Belley-Ars mang đến Roma. Năm Thánh sẽ bế mạc ở quảng trường Thánh Phêrô với sự hiện diện của các linh mục trên khắp thế giới “muốn canh tân lòng trung tín của họ với Chúa Kitô và tình liên kết huynh đệ của họ”. Sau đây là những mô thức để được nhận các ân xá:

A). Với các LINH MỤC, thống hối hết tình, cầu nguyện một ngày vào giờ kinh sáng hoậc kinh chiều trước Thánh Thể được mở cửa chầu chung hoặc trong nhà tạm và cùng cử hành các bí tích,nhất là bí tích giải tội, sẽ được lãnh Ơn Toàn Xá có thể nhường cho các anh em linh mục qua đời, nếu họ xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Gíao Hoàng. Một ơn tiểu xá được ban chi các anh em linh mục qua đời mỗi lần đọc kinh nguyên thich hợp dẫn tới một cuộc sống thánh thiện và hoàn tất các việc thờ phụng được giao

B). Với GIÁO DÂN hết lòng thống hối, tham dự Thánh Lễ trong một nhà thờ hoạc một nhà nguyện và cầu nguyện cùng Chúa Giêsu Kitô,Linh Mục thượng phẩm và vĩnh cửu,cho các linh mục  và trong ngày đó làm một việc lành, thì sẽ nhận được Ơn Toàn Xá,miễn là xưng tội,rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng ngày khai mạc và ngày bế mạc năm linh mục nầy, ngày kỷ niệm 150 năm ngày mất của Thánh Gioan-Maria Vianney, các ngày thứ năm đầu tháng hoặc ngày khác do  các Đấng Bản Quyền đặt ra vì lợi ích các tín hữu.

 Những người cao tuổi,các bệnh nhân và tất cả những ai có lý do chính đáng không thể ra khỏi nhà, có thể được nhận Ơn Toàn Xá nếu giữ tâm hồn xa lánh tội lỗi và hoàn thành ba điều kiện ngay khi có thể và nếu vào các ngày được chỉ định, họ cầu nguyện cho việc thánh hoá các linh mục và dâng lên Thiên chúa nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẩi,Nữ Vương các Thánh Tông Đồ, sự yếu đau và chịu đau khổ của họ”.Ơn tiểu xá cũng sẽ được khấng ban cho các tín hữu mỗi khi họ đọc 5 lần kinh Lạy Cha,Kính Mừng,Sáng Danh  và các kinh nguyện khác được phê chuẩn” nhằm tôn vinh Thánh tâm, để các linh mục luôn khiết tịnh và thánh thiện”.

 

TRUNG QUỐC : GIÁO HỘI ĐẤU TRANH CHỐNG LẠI TỰ TỬ TRONG CÁC NẠN NHÂN VỤ ĐỘNG ĐẤT

(UCAN 12.05) Vào dịp kỷ niệm một năm ngày động đất ở Tứ Xuyên, các nhà hoạt động của Giáo Hội tập chú vào những khó khăn về tâm lý của hàng chục ngàn ngươi sống sót có nguy cơ tự tử. Các cơ sở từ thiện ở miền bắc Trung Quốc  gửi nhóm đầu tiên các nữ tu được huấn luyện về y tế đến vùng bị thảm hoạ bốn ngày sau cơn địa chấn mạnh 8 độ vào ngày 12.05.2008 với công tác khuyên bảo an ủi những người sống sót và giúp họ dựng lại nhà cửa. Hai quan chức địa phương  tuổi 33 và 40 đã tự sát,một vào tháng 10 vừa rồi và một vào tháng tư, mà không ai biết lý do chính xác. Một nữ tu Công giáo cho biết một số người sống sót đã treo cổ tại nhà hoặc trên cây hoặc lao xuống các vách đá hoặc nhà cao tầng. Các nhà tâm lý học người Trung Quốc ước tính ba đến năm phần trăm các nạn nhân bị trầm cảm do chấn thương tâm lý, tức là khoảng 360.000 đến 600.000 người, trong đó khoảng 10% có khuynh hướng tự tử, nhất là vào các ngày lễ hội khiến họ nhớ đến những người thân đã mất. Các nữ tu và những người hoạt động bác ái luôn cố khuyên nhủ.Họ nói các nạn nhân cần tình thương và chăm sóc để có thể vượt qua kinh nghiện hãi hùng nầy. Các cơ sở từ thiện Công giáo Jinde đã tặng 23,3 triệu nhân dân tệ (3,4 triệu USD) cho công tác cứu trợ và giảm nhẹ thiên tai. 93,5% số tiền trao tặng nầy nhận được từ trong và ngoài nước, kể cả từ Toà Thánh và Caritas.

 

TRUNG QUỐC : THỊ TRƯỜNG (CÁC BÀ MẸ)MANG THAI HỘ

(Genetique.org 13.05) Do chính sách một con duy nhất,Trung Quốc chứng kiến một thị trường thật sự - có tính chất kiếm lợi – các bà mẹ mang thai hộ. Theo Kế hoạch hoá gia đình, đã có 25.000 cháu bé sinh ra theo kiểu nầy và hàng trăm dịch vụ được mở ra để đáp ứng các yêu cầu, các dịch vụ sẽ tuyển những cô gái trong các làng quê nghèo và chi trả 14.500 USD cho mỗi lần mang thai,cả một tài sản ở các vùng nầy nơi thu nhập hằng năm chỉ vào khoảng 600 USD)

 

NƯỚC ANH : LẬP RA CÁC “XƯỞNG DẠY AN TỬ”

(Genetique.org 13.05) Trong khi an tử bị cấm ờ nước Anh, thì một bác sĩ người Úc định lập ra trong nhiều thành phố ở nước Anh những “xưởng an tử’ để dạy cho những người theo học những cách thức khác nhau kết thúc sự sống. Theo một báo cáo của chính phủ nước Anh, một nửa vụ các vị thành niên mang thai ( khoảng 40.000 mỗi năm ) kết thúc bằng nạo phá thai.

 

VỊ GIÁO SĨ DO THÁI LỖI LẠC BÊNH VỰC ĐỨC THÁNH CHA

(H2O Néư 13.05) Trước ngày Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đến Ỉael, giáo sĩ Đavi Róen, chủ tịch Uỷ Ban Quốc Tế Do Thái về các Hội Đàm Liên Tôn đã bênh vực Đức Giáo Tông chống lại lời chỉ trích từ các nhà lãnh đạo Do Thái giáo khác. Ông nói :”Tôi chẳng hiểu những gì người ta muốn từ Người. Bất kể người làm gì, họ luôn sẵn sàng tấn công Người”. Gọi thái độ của Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI đối với người Do Thái và quốc gia Ỉael là ‘luôn rất tốt”, vị giáo sĩ nói thêm :”Các bậc hiền nhân trong ký ức của chúng ta dạy chúng ta nói lên sự thật và khi các sự việc bị xuyên tạc và có sự vu cáo, tôi phải trình bày các sự việc như chúng là”.

 

ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC Ý ĐÌNH CHỈ RƯỚC LỄ BẰNG BÀN TAY ĐỂ TRÁNH LẠM DỤNG THÁNH THỂ

(CAN 12.05) Đức TGM giáo phận Bologna, ĐHY Carlo Caffarra đã cấm việc rước lễ trong bàn tay trong ba giáo xứ thuộc tổng giáo phận Ngài và yêu cầu các linh mục cảnh giác với những người có thể lạm dụng Thánh Thể. Văn phòng báo chỉ TGP đã đưa ra một văn kiện với những nguyên tắc chỉ đạo mới do ĐHY thiết lập. Văn kiện chỉ ra rằng năm 1989 “quyết định của HĐGM Ý có hiệu lực,được Toà Thánh phê chuẩn, vói việc rước lễ trong bàn tay”, tuy nhiên, vừa qua đã có những báo cáo cho biết đặc ân nầy đạ bị lạm dụng nghiêm trọng. Do đó,ĐHY Caffarra đã quyết định rằng tại nhà thờ chính toà Thánh Phêrô,tại vương cung thánh đường Thánh Petronius và tại linh địa Đức Trinh Nữ Thánh Luca, “việc rước lễ sẽ được trao cho tín hữu trên lưỡi mà thôi”. ĐHY cũng nhắc nhở trong Thánh Lễ, ban trật tự phải bảo đảm rằng mỗi người lên rước lễ đều nuốt ngay Mình Thánh và không ai được phép đi khỏi đó với Thánh Thể trong bàn tay hoặc bỏ vào túi.

 

TRUNG QUỐC : HÃY SÁM HỐI VỀ CUỘC TÀN SÁT THIÊN AN MÔN

(AsiaNews 12.05) Một nhóm 80 thủ lãnh Tin Lành Trung Quốc đến từ lục địa Trung Quốc và nước ngoài đã đưa ra một tuyên bố liên quan đến vụ sát hại Thiên An Môn ngày 04.06.1989, Trong văn kiện nầy,những người ký đơn kêu gọi chính phủ Trung Quốc hối hận về những gì đã làm và làm rõ sự thật. Nhưng họ cũng kêu gọi thế giới, nhất là các Kitô-hữu, phải biết hối tiếc về sự im lặng , những lời nói dối và đồng ý của họ với những hành động như thế. Vì lý ndo ấy họ kêu gọi dân chúng coi thời kỳ từ 12.05 đến 04.06 như một thời gian để tưởng nhớ và ‘cấu nguyện cho TrungQuốc’. Các lãnh đạo Tin Lành, các trí thức,sinh viên và giáo sĩ ở Trung Quốc, Hồng Kông,Đài Loan,Hoa kỳ,Canada,Úc,Pháp và Nhật – cho biết rằng đức tin của họ ‘khiến cho chúng ta không thể quên được bi kịch xảy ra ngày 04.06.1989 [..]. Cho tới nay, sự thật của bi kịch nầy vẫn còn bị che phủ bởi mưu đồ của chính phủ và nhiều nạn nhân tiếp tục chịu đàn áp. Trong khi sự im lặng nầy đã giúp cho sức mạnh kinh tế đất nước nỗi bật lên, thì những hành động bạo tàn đã bị lãng quên. Điều nầy, đến lượt nó, đã dẫn đến ‘sự thờ ơ, lãnh đạm và sự tê liệt với đạo lý làm người” cũng như tham nhũng tràn lan của các quan chức chính phủ và bất công xã hội. Họ còn đặc biệt quan ngại về giới trẻ Trung Quốc, những người mà do những lời dối trá được một cơ cấu độc đoán dựng nên, không hề biết đến những giá trị đạo đức và biết rất ít về ngày 04.06. Nhiều người thừa nhận đã trở lại Kitrô-giáo như là hậu quả của đau khổ họ chịu do vụ thảm sát Thiên An Môn, và nhìn trang sử ô nhục nầy dưới lăng kính Kitô giáo. Họ kêu gọi Các Giáo hội Kitô giáo ăn năn vì sự im lặng về vụ thảm sát. Họ cũng yêu cầu nhà cầm quyền phải hối hận về việc họ đã làm, tìm ra người phải chịu trách nhiệm, tưởng niệm sự kiện nầy,bồi thường cho gia đình các nạn nhân và để những kẻ bị lưu đày trở về nhà.

 

TĂNG SỐ LINH MỤC TRIỀU TRÊN THẾ GIỚI

(Zenit 12.05) Theo Thống Kê Niên Giám Giáo Hội mới nhất, do Osservatore Romano ghi lại, những năm gần đây, con số linh mục triều tăng,trong khi con số linh mục dòng lại giảm.  Thống kê đưa ra những con số tên cả năm châu lục trong thời kỳ 2000 – 2007. Con số tổng thể linh mục triều trên thế giới tăng 2,5%, từ 265.781 năm 2000 lên 272.431 vào năm 2007, trong khi con số linh mục dòng giảm tương ứng 2,73% với hơn 135.000 vào 2007. Con số chủng sinh cũng tăng 4,83% trong thời kỳ 2000 đến 2007, từ 110.583 lên 116.000. Con số tín hữu Công giáo rửa tội tương đối ổn định, ở vào khoảng 17,3% dân số thế giới. Năm 2007, có 1,147 tỷ tín hữu Công giáo so với 1,045 tỷ vào năm 2000. Châu Âu đón tiếp gần 25% cộng đồng Công Giáo thế giới, nhưng lại tỏ ra là vùng ít năng động nhất, với con số tăng nhỉnh hơn 1%. 40% dân số Châu Âu là người Công giáo, cho dù trong một số quốc gia như Ý,Malta,Ba Lan,Tây Ban Nha, người rửa tội Công giáo vượt 93% dân số.

 

CÔNG TRÌNH CỦA KIKO ARGUELLO ĐƯỢC CÔNG NHẬN BẰNG MỘT BẰNG TIẾN SỊ DANH DỰ

(Zenit 14.05) Ngày 13.05, Viện Gioan-Phaolô II có trụ sở tại Đại học giáo hoàng Latran ở Roma đã trao cho Kiko Arguello, người khởi xướng Phong Trào Con Đường Tân Dự Tòng, bằng tiến sĩ danh dự, vì việc làm cho gia đình tăng giá trị vời tư cách là đối tượng Giáo hội và xã hội, hoàn toàn đống nhất với tư tưởng của Đức Gioán-Phaolô II. Với quyết định nầy, Viện Gioan-Phaolô II muốn hợp thức hoá sự cống hiến thần học và mục vụ của Con Đường Tân Dự Tòng đã dành trọn cho việc bảo vệ gia đình. Kiko khẳng định :” Chúng tôi xác tín rằng trận chiến thật sự mà Giáo Hội được kêu gọi lao vào trong thiên niên kỷ thứ ba nầy, thách đồ thật sự Mà Giáo Hội phải chu toàn và nơi quyết định tương lai của xã hội chúng ta,CHÍNH LÀ GIA ĐÌNH”. Cha Jose1 Noriega,giáo sư và là phó chủ tịch Viện đã gán cho Vị khởi xướng Con Đường Tân Dự Tòng ba công trạng chính : Trước tiên, vì đã mở ra một con đường phong phú cho các đôi hôn nhân; thứ hai, vì đã mở ra một con đường đưa vào lại trong gia đình một phụng vụ tại gia, tức là giúp cho con cái hiểu tầm quan trọng của Lời Chúa trong lòng cuộc đời cụ thể của chúng”. Cuối cùng là đã khơi dậy sự quan tâm đối với việc truyền giáo của gia đình : ‘trong bối cảnh tục hoá kinh hoàng những vùng rộng lớn trên thế giới, ở những nơi đó đức tin có nguy cơ tắt ngấm như ngọn lửa không còn được duy trì nữa, thì Con Đường Tân Dự Tòng đã có thể làm cho Thiên Chúa hiện diện một cách đặc biệt qua chứng từ các gia đình truyền giáo. Theo ông Kiko, Con Đường Tân Dự Tòng đã có thể làm được những gì đã được thực hiện cho đến nay – gia đình được tái thiết, đông con, ơn thiên triệu, tất cả chỉ nhờ vào công việc tái thiết gia đình. Ông nói :” Sau hơn 30 năm Con Đường,một trong những hoa trái an ủi chúng tôi nhiếu nhất,ấy là được nhìn thấy các gia đình được xây dựng lại trở thành một “:Giáo Hội tại gia” thật sự.

 

TUẦN LỄ THẾ GIỚI VÌ HOÀ BÌNH Ở ISRAEL VÀ PALESTINE

(Zenit 14.05) Tuần Lễ Thế Giới vì hoà bình ở Israel và Palestine sẽ diễn ra từ 04 đến 10.06 tới đây có mục tiêu là vận động một hành động chung của các giáo Hội cho một hoà bình công bằng đúng đắn. Từ các Giáo hội từ 20 quốc gia đã chuyển đến Hội Đồng Đại Kết Các Giáo Hội (COE), người tổ chức sáng kiến hành động nầy, các thông tin về những kế hoạch của họ đối với Tuần Lễ nầy. Một cách thức khác cho các quốc gia để hiệp nhất với Tuần Lễ nầy đã được đề xuất bởi một tổ chức cộng đoàn Palestine : gửi những lời cầu nguyện hoà bình về Bê-lem (địa chỉ : aei@p-ol.com ).”Hãy xin mỗi người mang một viên đá nhỏ đến trong nơi thờ phượng riêng của họ. Hãy dùng viên đá ấy để nhắc những người đã chịu cảnh nhà cửa bị phá hủy. Ước gỉ viên đá nầy trở nên một lời nhắc nhở “những viên đá sống động”. Trong một chuyến thăm Bet-lem vào ngày 13.05, Đức thánh Cha Biển-Đức XVI đã mạnh mẽ nhấn mạnh sự ủng hộ của Vatican đối với một quốc gia độc lập Palestine và kêu gọi Israel chấm dứt lệnh cấm vận Gaza, đồng thời cũng xin những người Palestine trẻ tránh bạo lực và khủng bố.

 

 ĐỨC HỒNG Y BOLIVIA YÊU CẦU CHẤM DỨT BẠO LỰC CHỐNG LẠI GIÁO HỘI.

(CWNews 14.05) ĐHY Julio Tewrrazas,giáo phận Santa Cruz, đã yêu cầu chấm dứt các cuộc tất công chống lại tài sản Giáo Hội, để đáp lại việc phá hoại một thánh đường giáo xứ ở giáo phận El Alto. Ngài nói :” Chúng tôi không cần phải cầm vũ khí để bảo vệ mình, nhưng dân chúng tôi yêu cầu phải được tôn trọng” (dinh của Ngài vừa qua bị đánh bom, trong một trong nhiều hành vi bạo lực chống lại những  địa điểm của Giáo Hội kể từ khi tổng thống Evo Morales bắt đầu một loạt công kích hàng giáo phẩm)

 

Ghi chú

BẢY MƯƠI GIÁM MỤC HOA KỲ GIỮ LẬP TRƯỜNG CHỐNG LẠI SÁNG KIẾN CỦA ĐẠI HỌC NOTRE DAME. CÁC NGÀI DỰA TRÊN VĂN BẢN CỦA HĐGM HOA KỲ  NĂM 2004,QUY ĐỊNH CÁC CƠ SỞ CÔNG GIÁO SẼ KHÔNG TRAO TẶNG HUY CHƯƠNG HOẶC DIỄN ĐÀN CHO NHỮNG AI HÀNH ĐỘNG NGƯỢC VỚI ‘CÁC NGUYÊN TẮC ĐẠO ĐỨC LUÂN LÝ CĂN BẢN CỦA GIÁO HỘI’.

52% người dân Hoa Kỳ từ nay nghĩ rằng trường đại học Công giáo Notre Dame lẽ ra không nên mới tổng thống Obama, trong khi 62% người Công giáo nghĩ như thế

 

 

CÁC TÔN GIÁO VÀ ĐẠO ĐỨC SINH HỌC

(Genetique.org 15.05) Tuần báo Gia Đình Kitô giáo (Famille Chretienne) đã hỏi đại giáo sĩ Do Thái  ở Paris, David Messas,chủ tịch Hội Đồng Miền Hồi giáo vùng Rhône-Alpes và ĐHY Barbarin,TGM giáo phận Lyon, về nhiều điểm liên quan đến đạo đức sinh học. Khẳng định “sự sống là linh thánh”,”sinh con là một phúc lành” là những điểm hội tụ giữa ba tôn giáo nầy. Cả ba cũng khẳng định không được bỏ mặc số phận con người cho một mình các nhà khoa học. Ngược lại, về vấn đề khởi đầu sự sống, xuất hiện nhiều điểm khác nhau. Với người Hồi giáo, không nhất trí về thời khắc sự sống bắt đầu; với người Do Thái giáo,”phôi thai là một dự phóng sự sống, một sự sống tiềm năng chưa phải là sự sống”; nhưng Công giáo thừa nhận phải tôn trọng sự sống con người từ khi khởi đầu, nghĩa là ngay từ khi thụ thai. Cả ba tôn giáo chống lại việc mang thai hộ. Về những gì liên quan đến thụ tinh ông nghiệm, Giáo Hội Công giáo chống lại;Hồi giáo cho phép điều đó trong các vợ chồng; với người Do Thái giáo,”sinh do can thiệp y khoa là một điều bị cấm”, nhưng trong một số trường hợp có thể được chấp nhận. Cuối cùng dường như chỉ có Công giáo ý thức sự đe doạ ưu tuyển đang đè nặng trên y học và khoa học. Tờ báo nầy nhắc lại rằng Giáo Hội Công giáo không chống lại khoa học,nhưng khuyến khích nghiên cứu khoa học khi nó  phục vụ chính nghĩa con người.

 

GIÁO HỘI HÀN QUỐC CHỐNG LẠI UỶ BAN ĐẠO ĐỨC SINH HỌC VÀ NGHIÊN CỨU TẾ BÀO GỐC PHÔI

(AsiaNews 15.05) Giáo Hội Hàn Quốc ‘phàn nàn’ việc nghiên cứu tế bào gốc phôi là một ‘hành vi bạo lực nhẫn tâm” huỷ diệt ‘sự sống con người nhân danh khoa học”. Đức Cố hồng y Strepan Kim Sou-hwan,một người nhiệt thành bênh vực tính chất linh thánh của sự sống từ khi thụ thai, đã tích cực đấu tranh chống lại cuộc nghiên cứu như thế. Vào cuối tháng tư vừa qua,uỷ ban nầy đã nhất trì cho Bênh Viên Đa Khoa Séoul được nối lại nghiên cứu trên tế báo gốc phôi với 4 điều kiện, gồm cả việc lấy lại từ các tựa đề hoặc các lời như “để chữa trị bệnh liệt rung” có thể làm cho bệnh nhân hy vọng sai lầm. Việc nghuên cứu bị ngưng đã 3 năm rồi tiếp sau một vụ tai tiếng liên quan đến Hwang Woo-suk,một người tiên phong dối trá trong vụ nhân bản vô tính người” nhục nhã khi cộng đồng khoa học quốc tế và Đại học Séoul phát hiện ông ta dựa trên những dữ liệu nguỵ tạo. Khi vụ tai tiếng dẫn đến sự thât bại của Hwang Woo-su, ĐHY Stephan Kim Sou-hwan (người đã làm gương trongh việc hiến tặng nội tạng và nhờ đó mà con số người hiến tặng nội tạng ở Hàn quốc tăng gấp ba lần) đã khóc nơi công cộng khi nghe tin nầy,một phản ứng làm công luận cả nước xúc động.

 

CÁC CHỦ CHĂN KHÔNG ĐƯỢC ĐIỀU ĐÌNH VỚI “THẾ GIAN”

(CAN 14.05) Đức TGM giáo phận Buenos Aires,ĐHY Jorge Mario Bergoglio, khuyến khích các thành viên HĐGM hãy phục vụ dân chúng như là những mục-tử,nhưng tránh rơi vào cám dỗ ‘khôn ngoan’ của thế gian, ‘một khôn ngoan nẩy sinh từ đầu hành giàu sang,hư vinh và kiêu ngạo’. Trong bài giảng lễ khai mạc Phiên Họp Khoáng Đại HĐGM Achentina,ĐHY đã kêu gọi các Giám mục chấp nhận và đón tiếp trọn vẹn Thánh Linh trong tâm hồn, để “cho chúng ta được Người đưa vào Mầu Nhiệm nầy và được Người sai đi làm nhân chứng, sao cho chúng ta không nên như một Giáo hội theo Ngộ thuyết hoặc tự quy về mình”. ĐHY tiếp tục lưu ý rằng sự hiện diện của Thánh Linh ‘trong tâm hồn chúng ta se xua tan bóng tối của dối trá và mây mờ của những chân lý giả, những chân lý nửa vời” vốn là những biểu hiện của tinh thần thế gian”. ĐHY giải thích : “khi một linh mục điều đình với thái độ nầy, ngài hết còn là một mục tử của dân và trở thành một giáo sĩ của nhà nước,một quan chức chính phủ”. Và Ngài kết luận:”Thánh Linh giải thoát ta khỏi ‘tinh thần thế gian’nầy”.

 

DIỄN ĐÀN GIÁO HỘI THẢO LUẬN VỀ CÔNG TRÌNH CỦA CHA MATTEO RICCI Ở TRUNG QUỐC

(UCAN 15.05) Viện Ricci ở Macao đã đánh dấu kỷ niện ngày mất của linh mỵc Dòng Tên nỗi tiếng Matteo Ricci,một nhà Trung Quốc đã xúc tiến Kitô giáo ở Trung Quốc khi giới thiệu văn hoá TQ cho phương Tây. Năm tới sẽ là 400 năm kỷ niệm ngày mất của vị linh mục Dòng Tên, người sống 27 năm cuối đời ở Trung Quốc,vào năm 1610. Ngài là một nhà văn viết rất nhiều,một nhà Trung Hoa học, ngữ học và một nhà khoa học tài năng. Nhiều người xem cuộc đời Cha Ricci ở Trung Quốc là một thành công. Ngài bị các quan bắt giữ khi họ tìm thấy trong các món quà Ngài tặng hoàng đế Trung Hoa có một cây thập giá, vì họ cho đó là một vật tổ (totem) của ảo thuật trắng với hình người bị đóng đinh trên thập tự giá, trong khi một thân thể trần truồng cũng là điều cấm kỵ đối với người Trung Hoa thời bấy giờ. Một số kỹ thuật của vị linh mục Dòng Tên nầy nhằm giới thiệu Kitô giáo cho nước Trung Hoa thời bấy giờ gây tranh cãi. Ngài rao giảng thông điệp rằng Thiên Chúa là một và giống với “Thượng Đế” của người Trung Hoa.

 

ĐỨC GIÁM MỤC GIÁO PHẬN BANMÊTHUỘT NỐI LẠI VIỆC TRUYỀN GIÁ0 CHO ANH EM DÂN TỘC

(Asianews 15.05) Trả lời phỏng vấn độc quyền, ĐGM Vinh-Sơn Nguyễn-Văn-Bản,tân GM vừa được tấn phong của giáo phận Tây Nguyên Banmêthuột, nói về các ưu tiên của Ngài : chăm sóc người nghèo, y tế và quyền anh em thiểu số. Khẩu hiệu của Ngài là : “Hãy sống theo Thấn Khí” (Gl  5,16). Các ưu tiên khác lá làm việc với các linh mục,nữ tu và giáo dân sở tại, nối lại việc truyền giáo của Giáo Hội địa phương,đồng thời thúc đẩy các hoạt động xã hội và mục vụ vì lợi ích các tín hữu. Lễ tấn phong do Đức TGM giáo phận Huế Nguyễn-Như-Thể chủ phong,cùng với 26 giám mục các giáo phận,hơn 100 linh mục,500 nữ tu và ít nhất 5.000 giáo dân tham dự.Đưc Tân GM sinh ngày 25.11.1956 tại giáo xứ Tuy Hoà,Phú Yên,giáo phận Qui-Nhơn,thụ phong linh mục ngày 16.09.1983. Vừa qua Ngài đã phát biểu với tư cách là chuyên viên tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục về Lời Chúa ở Vatican. Giáo phận Banmêthuôt tách khỏi giáo phận Kontum năm 1967, có dân số khỉang 2,5 triệu người thuộc 40 nhóm dân tộc khác nhau. Con số giáo dân Công giáo vào khoảng 10% ,do 120 linh mục trông coi,với khoảng 400 tu sĩ nam nữ,50 đại chủng sinh và 3.544 giáo lý viên trong 88 giáo xứ và 58 cộng đoàn nhỏ.

 

Do BTGH tổng hợp và chuyển ngữ

 

 


Về Trang Mục Lục